Khái niệm và đặc điểm QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 32 - 34)

nghiệp, nông thôn nước ta. Thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉ th c đẩy phân công lại lao động xã hội bên trong lãnh thổ mà còn th c đẩy quá trình tham gia vào hợp tác lao động quốc tế tạo thuận lợi cho từng ngành chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế sâu hơn, cạnh tranh mạnh mẽ hơn, nhờ đó mà kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Chín là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với quy hoạch, chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nước:

Nông nghiệp trên địa bàn huyện là một bộ phận của nền nông nghiệp cũng như nền kinh tế nói chung của tỉnh, của vùng và cả nước. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn phải gắn kết với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, của vùng và của cả nước về mục tiêu, phương hướng và giải pháp.

Mười là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa,

đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: Xu hướng và tốc độ chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải phù hợp với xu hướng và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn trong từng giai đoạn. Mối tương quan xuất phát từ thực tế ở nước ta và kinh nghiệm của các nước: Công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vừa tạo ra điều kiện vật chất, vừa thu h t lao động dư thừa của khu vực này trong quá trình CNH, HĐH.

1.2. QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cấp Huyện

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông nghiệp

Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo

góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới gốc độ riêng của mình và nó phát triển càng ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần phải có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” [14]

Theo quan niệm các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay thì: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động đ ng với ý chí của người quản lý.

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý và sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các gốc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

Theo giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác

động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội.

Là sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các công cụ về kế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo những điều kiện tiền đề, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu chung sự phát triển bền vững cho ngành nôngnghiệp.

Như vậy, có thể hiểu QLNN về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có

thể hiểu là: “Là hoạt động mang tính quyền lực của cơ quan Nhà nước trong quản

lý lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức quá trình sản xuất và làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác theo những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)