Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 49 - 108)

Từ năm 1985 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Đồng Tháp đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với các tiềm năng của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản của tỉnh có sự chuyển biến đáng kể. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp thời kỳ 1996 - 2000 vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, mặc dù chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực 1997 - 1998. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 5%/năm, chăn nuôi, thủy sản tăng 6,24%/năm; dịch vụ nông nghiệp tăng 21,4%/năm. Những con số cho thấy trong từng ngành đã có sự chuyển dịch hợp lý.

Để đạt được kết quả đó, Đồng Tháp đã ch trọng khuyến khích nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ưu tiên những vùng đất mới chuyển đổi bằng giảm thuế, miễn giảm thuỷ lợi phí để chuyển dần từ độc canh sản xuất lương thực sang kinh tế nông nghiệp hàng hóa đa canh, phù hợp với đặc điểm địa phương, từng vùng đất.

Nhận thức được rằng, hiệu quả kinh tế từ trồng l a trên địa bàn không cao bằng một số loại cây trồng, vật nuôi khác, tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với những chủ trương, chính sách cụ thể. Đồng thời, tỉnh cũng khuyến cáo nông dân không được biến đất trồng thành đất thổ cư. Nhờ đó, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh. Từ năm 1993 - 2000, toàn tỉnh đã chuyển 5.549 ha đất một vụ, hai vụ… sang trồng cây ăn quả kết hợp thả cá hoặc thả cá kết hợp trồng cây ăn quả.

Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Đồng Tháp còn chậm, chưa rõ nét, sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán, mang yếu tố tự phát, việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất còn chậm nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững.

1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Bình dương ch trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tấng đáp ứng yêu cầu chuyền dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xác định rõ thế mạnh của các sản phẩm nông nghiệp, thực hiện các chính sách khuyên khích trong trồng trọt và chăn nuôi, dịch vụ, làng nghề,…. Đồng thời chỉ đạo sát sao, kiểm tra thường xuyên nên việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và PTNT đã đạt được các mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2010 – 2016.

1.4.3. Kinh nghiệm của huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

Huyện Củ Chi TPHCM là nơi đang phát triển đô thị hóa với tiến bộ rất nhanh. Hàng năm, có khoảng 1.000 hecta đất ngoại thành được chuyển mục đích sử dụng

từ sản xuất nông nghiệp sang xây dựng cơ bản, khu công nghiệp, khu đô thị mới. Nhưng theo yêu cầu chung của thành phố, mặc dù đất nông nghiệp giảm nhưng tổng giá trị sản xuất nông nghiệp không những không được giảm mà còn phải tăng, giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp ngoại thành phải ngày càng cao hơn. Do đó, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành là cần thiết nhằm chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp truyền thống tạo ra giá trị thấp, sang nền kinh tế nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Những năm qua, thực hiện chủ trương và chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, Hội Nông dân, các sở, ngành thành phố, các quận huyện có sản xuất nông nghiệp để chỉ đạo đầu tư phát triển nông nghiệp – nông thôn ngoại thành ngày càng hiệu quả hơn. Đến nay, tiềm năng đất đai, kinh tế nông nghiệp – nông thôn đang từng bước phát huy, sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng đa dạng, phong ph ; nhiều ngành nghề được khôi phục, mở rộng, giải quyết được nhiều việc làm cho bà con nông dân. Năng suất cây trồng, vật nuôi và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sản xuất đều có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu vật nuôi – cây trồng từng bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, phục vụ đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển theo hướng nông nghiệp xanh, bền vững và hiệu quả kinh tế cao. Huyện Củ Chi qua chuyển đổi đã có những bước phát triển nhảy vọt, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất tăng đáng kể và đời sống bà con nông dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt là sự chuyển dịch ở các vùng sản xuất l a một vụ năng suất thấp đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần giải quyết xóa đói giảm ngh o tại địa phương. Ngoài ra, việc thực hiện chương trình giống cây con chất lượng cao, một trong 12 chương trình mục tiêu trọng điểm của thành phố cũng đã tác động tích cực trong việc đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngoại thành.

Nhìn chung, mặc dù điều kiện sản xuất nông nghiệp huyện Củ Chi không thuận lợi, đất nông nghiệp ngoại thành giảm theo tiến trình đô thị hóa nhưng sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp ngoại thành vẫn giữ được mức tăng trưởng khá, đạt và vượt mục tiêu thành phố giao trong những năm vừa qua. Nhiều mô hình chuyển đổi đã triển khai thành công, được nhân rộng trong bà con ở các địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực. Điều đó chứng tỏ chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Huyện Củ Chi là đi đ ng hướng và đạt được kết quả khả quan.

1.4.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Huyện Thăng Bình là huyện nằm trung tâm của tỉnh Quảng Nam, cơ cấu nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 39,9%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành kinh tế huyện. Đời sống của nhân dân ở khu vực còn nhiều khó khăn, còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tránh được những nguy cơ và thách thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà tăng trưởng và phát triển trong tương lai, huyện Thăng Bình cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp về thị trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển; thực hiện công tác quy hoạch; phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là những hạ tầng chiến lược, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo quan điểm, định hướng và mục tiêu đề ra để cải thiện đời sống người dân, th c đẩy phân công lại lao động, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, giải quyết phần nào tệ nạn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế huyện nhà.

1.4.5. Bài học rút ra cho huyện An Biên

Mặc dù tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh khác nhau nên định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng khác nhau, song, từ bài học kinh nghiệm quản lý của một số quốc gia và địa phương trong nước, có thể rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với QLNN về chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện An Biên như sau:

Một là, cần nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch

phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong đó phải dự báo sát thực tế về thị trường, nhu cầu vốn và nguồn lao động phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung, phát triển ngành nông nghiệp có lợi thế và tiềm năng nói riêng.

Hai là, tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp mà trước hết là đầu tư phát triển cơ sở vật chất hạ tầng; có chính sách để giảm giá xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động đầu tư theo hướng đơn giản, minh bạch, “một cửa, một dấu”, Nhà nước phải đồng hành cùng doanh nghiệp để giải quyết vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Triển khai tín dụng thông qua các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, các tổ nhóm tiết kiệm vay vốn nhằm mang lại hiệu quả thiết thực đối với người dân nông thôn, người nghèo thiếu vốn sản xuất.

Ba là, phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gắn với đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Vì đây là khâu cơ bản để việc quản lý nhà nước về nông nghiệp đạt hiệu quả tối ưu; đồng thời, làm tốt khâu phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần cơ bản cho việc kiện toàn, củng cố bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp.

Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ quy định hiện hành của Nhà nước; chủ động xây dựng chương trình công tác, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện; đồng thời có sự điều chỉnh kịp thời từ các chính sách cấp quốc gia và cấp tỉnh, cấp huyện.

Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành liên quan ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở và nhân dân trong quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp cho cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án trong quá trình xây dựng kế hoạch và

tổ chức thực hiện.

Sáu là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần xây dựng dự án, kế hoạch cụ thể, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ, chú trọng đến các hoạt động giúp nâng cao tính cạnh tranh và giảm thiểu những rào cản về thị trường nhằm cải thiện việc tiếp cận thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn cho người nông dân.

Tiểu kết Chƣơng 1

Theo đó chương 1, luận văn đã hệ thống hình thành khung lý thuyết, cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, luận văn đã trình bày các quan niệm chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sự cần thiết và vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chương 1 cũng đã đi sâu phân tích về nội dung quản lý Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện, những nhân tố ảnh hưởng và chương này đã mô tả một số kinh nghiệm của huyện từ đó r t ra bài học kinh nghiệm cho huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang trong quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Khung lý thuyết nêu trên là những cơ sở lý luận và căn cứ quan trọng để luận văn nghiên cứu, làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại chương 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện tại chương 3.

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN AN BIÊN,

TỈNH KIÊN GIANG

2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của huyện An Biên tác động đến QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Huyện An Biên nằm trong vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, cách

trung tâm Thành phố Rạch Giá 28 km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 9040’- 9058’

vĩ độ Bắc và từ 104057’-105013’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện được

xác định như sau:

- Phía Đông Bắc giáp huyện Châu Thành; - Phía Đông giáp huyện Gò Quao;

- Phía Bắc, Tây Bắc giáp vịnh Rạch Giá; - Phía Nam giáp huyện U Minh Thượng; - Phía Tây Nam giáp huyện An Minh.

Địa hình, địa mạo.

Địa hình của huyện nhìn chung tương đối bằng ph ng, có nhiều sông rạch chằng chịt, hướng dốc chính từ Tây xuống Đông Nam và thấp dần về phía Đông kênh xáng Xẻo Rô với cao độ trung bình từ 0,2-0,4m cao độ lớn nhất đạt 0,45m ở phía Đông Bắc và thấp nhất 0,1m ở phía Đông Nam, có thể chia thành 4 khu vực như sau:

Khu vực 1: Phía bắc kênh Thứ Ba, phía Tây kênh Xẻo Rô với cao độ trung bình từ 0,2-0,4m so với mực nước biển.

Khu vực 2: Phía nam kênh Thứ Ba và rạch Bào Môn, phía bắc kênh Chùa và kênh Số 1 với cao độ trung bình từ 0-0,2m so với mực nước biển.

Khu vực 3: Phía đông kênh Xẻo Rô, phía bắc rạch Bào Môn với cao độ trung bình thấp hơn mực nước biển 0,1m.

0,4m so với mực nước biển.

Khí hậu, thời tiết.

- Huyện An Biên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc tính chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ bình quân từ 27- 27,50C, nhiệt độ cao nhất là 370C, nhiệt độ thấp nhất 180

C. Khí hậu chịu ảnh hưởng chính của gió mùa đông bắc và tây nam, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi.

- Khí hậu hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11: Lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa trong năm, với lượng mưa trung bình từ 88,1 – 544,5mm/tháng. Số ngày có mưa bình quân từ 135-162 ngày/năm. Trong mùa mưa cũng có thời kỳ mưa ít hoặc không mưa kéo dài từ 7-15 ngày.

+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau: Chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa năm; các tháng 1, 2, 3 lượng mưa rất ít, bình quân từ 11-50mm.

Tuy nhiên gần đây khí hậu có sự biến đổi rõ nét làm bất lợi đến sản xuất như:

Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ có l c cao hơn 370C; việc phân chia 2 mùa không còn

rõ ràng như trước, mùa mưa đến trễ và phân tán không đồng đều, lượng mưa trung bình thấp hơn so với các năm trước cần phải chuyển đổi sản xuất để thích ứng với khí hậu trong vùng.

Mạng lƣới sông rạch.

Hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, có tác dụng cung cấp nước ngọt và thau chua rữa phèn cho sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa, dẫn nước mặn nuôi tôm vào mùa khô ngoài ra còn đóng vai trò rất quan trọng trong tiêu thoát lũ. Mạng lưới dòng chảy khá dày, bắt nguồn từ sông cái lớn (sông tự nhiên) sau đó lan toả ra các kênh, rạch trong vùng.

Chế độ thủy văn trên phần đất liền.

Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu sử dụng nguồn nước mưa, hàng năm đều thiếu nước ngọt do hệ thống kênh rạch không trực tiếp lấy được nước sông Hậu về. Hằng năm từ tháng 6 đến tháng 11 sản xuất chủ yếu sử dụng nước mưa, từ tháng 11

đến tháng 5 năm sau hầu hết kênh rạch trong huyện bị nhiễm mặn, không đủ nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất vụ đông xuân và sinh hoạt của nhân dân.

Theo tài liệu điều tra nguồn nước ngầm của Trường Đại học Cần thơ và kết quả khoan tìm kiếm nguồn nước phục vụ sinh hoạt của chương trình nước nông thôn tỉnh Kiên giang. Huyện An Biên có nguồn nước ngầm nguồn gốc biển ở độ sâu khai thác từ 80-130m, nước có độ mặn 0,9-1,2gam/lít, độ pH từ 6-8, nước có chứa hàm lượng sắt. Phải qua xử lý mới đạt yêu cầu phục vụ sinh hoạt và phục vụ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 49 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)