Xét cả về hình thức và nội dung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện ở mối quan hệ về lượng và chất của các yếu tố cấu thành kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, ở mỗi thời điểm khác nhau có một quan hệ tỷ lệ về các yếu tố cấu thành của kinh tế nông nghiệp khác nhau. Bởi vì trong quá trình vận động của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mỗi yếu tố có sự vận động khác nhau và có sự chuyển hoá cho nhau. Xét trên phương diện đó, cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng đều có sự thay đổi. Đó là tất yếu khách quan do sự vận động nội tại của cơ cấu kinh tế dưới sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới ch ng.
Tuy nhiên, để nền kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng vận động theo đ ng quy luật, khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh cần phải có sự tác động thích hợp. Q a trình tác động vào nền kinh tế và kinh tế nông nghiệp theo đ ng quy luật và mục tiêu xác định trước được coi là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Theo H.Chenery (1988), khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản phẩm quốc dân, bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Ngoài ra còn các quá trình kinh tế xã hội k m theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi trong thu nhập.
Về bản chất đó là sự thay đổi trong cơ cấu tỷ trọng và mối quan hệ hữu cơ giữa ba khu vực của nền kinh tế. Song song với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và không thể tách rời hai quá trình này.
Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là “Quá trình làm biến đổi
cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống sản xuất nông nghiệp theo những định hướng và mục tiêu nhất định”, nghĩa là đưa hệ thống SXNN từ một trạng thái nhất định (chậm phát triển) tới phát triển tối ưu để đạt được hiệu quả mong muốn cao hơn, thông qua sự điều khiển có ý thức của con người, trên cơ sở vận dụng hợp lý các quy luật khách quan [41].
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH là quá trình chuyển dịch theo hướng từ cơ cấu độc canh thuần nông sang chuyên môn hoá và kinh doanh tổng hợp. Chuyển từ cơ cấu mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá trong quá trình CNH - HĐH. Chuyển từ cơ cấu sử dụng ít lao động hiệu quả thấp sang nền nông nghiệp sử dụng nhiều lao động, có hiệu quả cao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu hợp lý phải nhằm mục đích: Sử dụng tốt nhất các lợi thế so sánh nói chung và mỗi địa phương nói riêng, khai thác tối đa các tiềm năng tạo khối lượng tích luỹ ngày càng lớn cho nền kinh tế quốc dân, góp phần vào ổn định phát triển nền kinh tế - xã hội. Đồng thời từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Về mặt lý luận sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước tiên phải chuyển dịch giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu giữa lao động trong trồng trọt và lao động chăn nuôi, chế biến. Tức là phải phát triển một nền nông nghiệp toàn diện lấy sản xuất lương thực làm trọng điểm, thực hiện chuyên môn hoá kết hợp với kinh
doanh tổng hợp. Như vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là xác định tỷ lệ thích hợp giữa nông - lâm - ngư nghiệp và chế biến. Ngoài ra, phải gắn với cải biến kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn không chỉ bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến mà bao gồm các ngành như công nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng, du lịch và các dịch vụ khác.