Vai trò của QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 34 - 42)

Trong quá trình phát triển nông nghiệp, quản lý nhà nước có vai trò quan trọng, góp phần vào điều chỉnh, hướng dẫn quá trình vận động nội tại của nông nghiệp phù hợp với các điều kiện khách quan và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của nền kinh tế. Vai trò quản lý nhà nước về nông nghiệp được thể hiện với các chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Nhà nước tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định; thiết lập môi trường pháp lý, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, một sân chơi chung, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Nhà nước vận dụng các quy luật kinh tế khách quan và sử dụng những chính sách, cơ chế nhằm mở rộng thị trường, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Thứ hai, Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội trong nước, phù hợp với xu thế, điều kiện kinh tế khu vực và thế giới bằng những chủ trương, chính sách, pháp luật. Nhà nước định hướng phát triển nông nghiệp góp phần vào th c đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; hoạch định chính sách, chỉ tiêu kế hoạch vĩ mô cho từng thời kỳ; thực hiện xoá đói, giảm ngh o, nâng cao đời sống và văn minh xã hội.

Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về nông nghiệp nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập như hiện nay. Nhà nước xây dựng, đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về nông nghiệp, cải tiến công cụ quản lý, thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo tổ chức tinh gọn, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả.

Nhà nước cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết chi phối thị trường bằng cách sử dụng cả biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính. Đồng thời, Nhà nước sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô bao gồm hệ

thống chính sách, các đòn bẩy kinh tế, quỹ dự trữ hàng hoá, cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, tín dụng, tài chính, thuế quan, hạn ngạch, tiêu chuẩn hoá... nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra.

Thứ tư, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động liên quan đến nông nghiệp nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, uốn nắn những hành vi trái pháp luật; ngăn ngừa những hành động tiêu cực như: sản xuất và kinh doanh hàng giả (nông sản, thực phẩm, giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng), đầu cơ, buôn lậu... nhằm bảo vệ quyền bình đ ng trước pháp luật, sự cạnh tranh lành mạnh cũng như quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra để phát hiện những kẽ hở và nhược điểm của cơ chế chính sách quản lý đã ban hành trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, cơ chế chính sách kinh tế nói chung để kịp thời sửa đổi, đồng thời, phổ biến những kinh nghiệm, phát hiện và nhân rộng những nhân tố mới, tích cực của sản xuất nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về nông nghiệp của chính quyền cấp Huyện

Thực hiện quản lý nhà nước đối với nông nghiệp cấp Huyện là nhằm hiện thực hóa chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước Trung ương ở địa phương trong lĩnh vực nông nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương, cũng như thực hiện đầy đủ, toàn diện và đ ng đắn nhất những gì đã đề ra; góp phần đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý bộ máy hành chính nhà nước. Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp của chính quyền cấp Huyện bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1.2.3.1. Tổ chức và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Trung ương và cấp tỉnh, Cấp Huyện tổ chức cụ thể hóa và tổ chức thựchiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực của địa phương mình. Đây là yếu tố có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phát triển nông nghiệp tỉnh. Chiến

lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như chiến lược phát triển ngành Nông nghiệp của tỉnh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Chính quyền cấp huyện phải thực sự quan tâm đến những vấn đề này để loại bỏ những yếu tố tiêu cực, như: đầu tư lãng phí, kém hiệu quả; cây trồng, vật nuôi không phù hợp với nhu cầu thị trường hoặc điều kiện của tỉnh. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, chính quyền cấp tỉnh ưu tiên tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất và thu h t các nhà đầu tư, cũng là gi p họ có định hướng phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.

1.2.3.2. Xây dựng và thực thi các chính sách đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đã được xây dựng, chính quyền cấp Huyện ban hành hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu, ban hành, cụ thể hoá và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Trung ương cũng như địa phương cho phù hợp với điều kiện của huyện, sẽ khai thác được tiềm năng và lợi thế so sánh về phát triển nông nghiệp. Các chính sách về khuyến khích đầu tư, ưu đãi trong thuê đất và tín dụng; ưu tiên, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hướng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích hoạt động đào tạo nghề cho nông nhân; thực hiện chính sách xã hội, cải thiện đời sống nhân dân… sẽ tạo động lực cho nông nghiệp phát triển toàn diện, bảo đảm sự phát triển nông nghiệp hài hoà và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp

Thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nhanh đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật; hình thành đội ngũ chuyên gia nông nghiệp nghiên cứu thị trường

tại các đơn vị chuyên môn cấp huyện. Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn được cụ thể hoá là: “Tăng cường đào tạo, bồi dư ng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề”. Đây là một chủ trương lớn của Đảng nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Tăng cường phối hợp, hợp tác với các cơ quan ban ngành cấp tỉnh trong việc đào tạo, chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.

Tập trung thực hiện có hiệu quả, thiết thực chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý Nhà nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, trong đó ưu tiên đối tượng đào tạo là nông dân, đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại.

- Các chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp

Tiếp tực rà soát, chiều chỉnh, bổ sung và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hiện có nhằm huy động mọi nguồn lực, thành phần kinh tế đầu tư phát triển vào những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế như: Nông nghiệp, thuỷ sản, kinh tế biển …

Bổ sung chính sách hỗ trợ thỏa đáng cho việc đưa giống, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp; nhất là các giống chất lượng cao, công nghệ cao tạo bước đột phá cho phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của huyện.

Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể phát triển thành hợp tác xã, doanh nghiệp.

Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

- Chính sách quản lý đất đai trong nông nghiệp

Tập trung nghiên cứu áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi về giá cho thuê đất, thuế, hỗ trợ cho giải phóng mặt bằng, phương thức đổi đất lấy hạ tầng để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có chính sách hỗ trợ bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước đầu tư cho nông nghiệp nông thôn.

Nghị định 35/2015/NĐ-CP, ngày 31 tháng 04 năm 2015 quy định về quản lý, sử dụng đất trồng l a. Nghị định quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng l a, Hỗ trợ địa phương sản xuất l a, Sử dụng kinh phí hỗ trợ

- Chính sách thương mại trong nông nghiệp

Tăng cường liên kết, liên doanh giữa người sản xuất với các doanh nghiệp thu mua chế biến, tiêu thụ nông sản. Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở mang thị trường. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực như: L a, gạo, thuỷ hải sản.

Khuyến khích phát riển mạng lưới hợp tác xã làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng liên kết liên doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bên ngoài vào kinh doanh hàng xuất khẩu. Làm tốt công tác dự báo thông tin thị trường. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với thị trường và nâng cao trách nhiệm tiêu thụ nông sản hàng hoá của các doanh nghiệp…

- Chính sách tiền tệ và tài chính, đầu tư phát triển nông nghiệp.

Thực hiện tốt các chính sách cho vay vốn tạo tiền đề để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện, thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn, nghiên cứu ứng khoa học kỹ thuật, xây dựng cánh đồng lớn, thực hiện theo chuỗi giá trị liên kết đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Theo Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/03/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng; có trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức chính trị-xã hội cấp huyện giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng;

- Phó Trưởng phòng gi p Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi trưởng phòng vắng mặt, một Phó trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành hoạt động của Phòng;

- Việc bổ nhiệm Trưởng phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo tiêu chuẩn chức danh do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và theo quy định của pháp luật. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.

- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp huyện được bố trí phù hợp với vị trí việc làm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật; chăn nuôi và th y; lâm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm nông sản.

- Biên chế công chức của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện do cơ quan có thẩm quyền giao.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện; tham mưu, gi p Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản và muối; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định pháp luật; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước về nông nghiệp là đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp theo các đề án, chương trình, kế hoạch đã đề ra, đồng thời phát hiện những sai lệch để có biện pháp điều chỉnh. Để làm tốt công tác này, chính quyền cấp tỉnh xây dựng bộ máy tổ chức, cán bộ kiểm tra, thanh tra ở Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra, giám sát đa dạng, phù hợp với hệ thống pháp luật của Nhà nước. Việc kiểm tra, giám sát gi p cho cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh phát hiện một số nguồn lực chưa được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, không đ ng mục đích để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời; hoặc bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung những quy định không phù hợp với thực tế hay “lệch hướng” chung. Đồng thời, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho những điển hình sản

xuất, kinh doanh giỏi, nêu gương và nhân rộng, tạo sức lan tỏa một số mô hình tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện an biên, tỉnh kiên giang (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)