Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra một sân chơi lớn với nhiều cơ hội, thuận lợi, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước, nhưng cũng có không ít thách thức, tác động xấu. Khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc mở rộng thị trường, th c đẩy sự phát triển của công nghiệp chế biến nông sản, nông nghiệp cũng được bổ sung nhiều vốn đầu tư và máy móc sản xuất nông nghiệp hiện đại. Việc tham gia vào thị trường thế giới đòi hỏi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, trình độ kinh doanh của các đơn vị sản xuất nông nghiệp cũng phải được nâng lên, hệ thống luật pháp, chính sách cũng phải phù hợp với sân chơi quốc tế. Tuy nhiên, khi tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, bởi sự cạnh tranh về giá cả cùng những biến động của thị trường… Như vậy, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan, đem lại cả những thời cơ, thuận lợi và cả những thách thức, khó khăn. Mặc dầu vậy, những khó khăn, thách thức mà toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho sự phát triển nông nghiệp hoàn toàn có thể khắc phục bằng những cơ chế, chính sách phù hợp để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển và thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội đã đề ra.
Thứ nhất, Yếu tố thị trường:
Trước hết, phải kể đến nhân tố thị trường. Thông qua quan hệ cung-cầu, giá cả thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp, yếu tố này chi phối rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bởi vì, trong kinh tế thị trường những sản phẩm nào có lợi nhuận cao, thị trường ổn định thì các doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã sẽ đầu tư vốn để phát triển.
Thông qua những chức năng như điều tiết và kích thích sản xuất, thông tin tín hiệu cho người sản xuất và quản lý, thị trường tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, mục đích của người kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận, nếu có thị trường ổn định để
tiêu thụ hàng hoá, giá cả có thể chấp nhận được thì đó là căn cứ, là tiếng gọi đối với nhà đầu tư kinh doanh nông nghiệp.
Quy mô, cơ cấu và động thái của thị trường chi phối rất lớn và có thể nói là yếu tố quyết định đối với người sản xuất - kinh doanh, chi phối quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Trong nền kinh tế thị trường, cả 3 vấn đề cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai đều do thị trường quyết định. Thị trường không chỉ quyết định về số lượng mà còn về chất lượng, cơ cấu, mẫu mã sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Thị trường tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của cơ sở kinh tế, đến xu hướng phân công lao động, vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả phải căn cứ vào nhu cầu thị trường để làm định hướng chuyển dịch. Thị trường có vai trò là động lực th c đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là điều kiện th c đẩy thị trường nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, nếu để thị trường phát triển tự phát sẽ dẫn đến mất cân đối, do đó cần phải có sự quản lý của Nhà nước để điều tiết thị trường.
Thứ hai, Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư cũng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Có vốn mới giải quyết được vấn đề tăng cường cơ sở kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn lao động. Vì vậy, để tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao và ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả phải tăng cường đầu tư vốn cho phát triển sản xuất và kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn cũng như các yếu tố kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội liên quan khác.
Trình độ, kỹ năng của người lao động, tập quán canh tác, ngành nghề
truyền thống: Trình độ, kỹ năng của người lao động, tập quán canh tác, ngành
nghề truyền thống cũng chi phối mạnh mẽ đến bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sản phẩm ở mỗi vùng, mỗi địa phương. Các nghề tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ cũng tác động tích cực tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH tất yếu phải phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lực lượng lao động là nhân tố hàng đầu. Chỉ có đội ngũ lao động với chất lượng cao, cơ cấu hợp lý mới có khả năng tiếp thu được khoa học công nghệ, nhất là công nghệ tin học, sinh học để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:
Các yếu tố của kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu chính - viễn thông… là điều kiện, là tiền đề cho sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tất cả các yếu tố đó đều tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Thứ tư, yếu tố tổ chức và quản lý:
Đó là tổng thể những tác động về thể chế, chính sách kinh tế nhằm định hướng và điều tiết cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thông qua hệ thống pháp luật, các chính sách và công cụ quản lý vĩ mô như chính sách đầu tư, chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá, chính sách thương mại, xuất nhập khẩu, chính sách kinh tế đối ngoại… yếu tố này tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của người nông dân cũng ảnh hưởng rất lớn tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế là biểu hiện của đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đ ng đắn, hợp lý mang tính khách quan, khoa học và tính lịch sử xã hội, nhưng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu sự tác động chi phối, định hướng của đường lối phát triển kinh tế của Đảng và thể chế của Nhà nước. Nhà nước tạo động lực và hành lang pháp lý điều tiết sản xuất, kinh doanh qua hệ thống luật pháp và chính sách. Nhà nước còn can thiệp vào thu h t, sử dụng vốn đầu tư để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có hiệu quả theo mục tiêu, phương hướng chung của đất nước.
chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh như chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học và công nghệ; chính sách khuyến khích phát triển các mặt hàng mũi nhọn trong nông nghiệp…
Thứ năm, yếu tố quốc tế:
Trong điều kiện nền kinh tế mở, mỗi biến động về chính trị, quân sự, biến động về tài chính, tiền tệ, thị trường quốc tế… cũng gây ảnh hưởng nhất định đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nước và trên địa bàn.
Các biến động về tài chính, tiền tệ, giá cả, thị trường quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Bởi lẽ, quy mô, cơ cấu, động thái tăng, giảm của thị trường thế giới đều tác động mạnh mẽ đến tốc độ và cơ cấu nông sản xuất khẩu của nước ta.
Nhìn chung, xu thế chính trị - xã hội của khu vực và thế giới, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng quốc tế hóa lực lượng sản xuất, hình thành các cam kết của đất nước đối với khu vực và thế giới, tạo sự phát triển đan xen nhau, khai thác thế mạnh của nhau, hợp tác cùng phát triển trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ đều tác động đến sự hợp tác và phân công lại lao động trong nông nghiệp, tác động mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương.
Thứ sáu, sự phát triển của khoa học – công nghệ:
Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tiến bộ khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp cho phép tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng và năng suất cao hơn. Những thành tựu và kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn cũng tác động tích cực đến việc nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức kinh tế cho nông dân trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
mới với phẩm chất tốt, cho phép đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến, cho phép thực hiện phân công lại lao động xã hội. Khoa học - công nghệ phát triển sẽ hạn chế được những yếu tố bất lợi của tự nhiên, kinh tế và xã hội. Thực tế “chiến tranh” nông phẩm của thế giới đã minh chứng điều đó.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ là yếu tố tác động mạnh mẽ và trở thành động lực trực tiếp đột phá cho sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần tăng nhanh năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ phải đảm bảo đồng bộ, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ lao động và sự tiếp cận của nền kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định.
Các yếu tố cơ bản nêu trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và cùng tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, khi xác định cơ cấu và chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phải tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến quá trình này để trên cơ sở đó có các biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp.