Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện QLNN về công tác thanh niên ở Thị xã Sông Cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 78 - 85)

3 Dân số thanh niên Người 1.71 2.75 2.741 4.960 5

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện QLNN về công tác thanh niên ở Thị xã Sông Cầu

- Tổ chức bộ máy QLNN về công tác thanh niên

+ Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn thị xã Sông Cầu vẫn còn những hạn chế, bất cập đó là: Sự nhận thức về tầm quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên của một số cấp ủy, chính quyền và ban, ngành, đoàn thể của thị xã Sông Cầu trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nên việc bố trí cán bộ, công chức tham mưu về công tác QLNN về thanh niên và công tác thanh niên chưa thật sự phù hợp, nhiều cán bộ, công chức khi tham mưu các văn bản, kế hoạch và chính sách đối với thanh niên chưa đi sâu vào trọng tâm và phù hợp với thực tế ở địa phương, dẫn đến khi ban hành khó thực hiện và thiếu tính thực tế trong quá trình áp dụng thực hiện. Chưa thật sự quan tâm triệt để đến công tác thanh niên, còn xem nhiệm vụ này là của Đoàn thanh niên chứ không phải việc của mình, mặc khác sự phối hợp trong công tác QLNN về công tác thanh niên của các cơ quan chức năng thiếu sự chặt chẽ và đồng bộ làm cho công tác QLNN về công tác thanh niên ở thị xã Sông Cầu chưa thật sự đi vào chiều sâu.

+ Bên cạnh đó các nội dung về QLNN về công tác thanh niên ở thị xã còn chung chung, chưa cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương bởi vì bộ máy QLNN về công tác thanh niên mới được thành lập, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên chưa nắm vững hết các nội dung về quản lý nhà nước về công tác thanh niên và chủ yếu làm kiêm nhiệm là chính, cho nên việc tham mưu các nội dung, đề ra các chính sách trong quản lý nhà nước về công tác thanh niên chưa được áp dụng triệt để và đi vào thực tiễn cao, làm cho công tác QLNN về công tác thanh niên gặp nhiều khó khăn. Ở cấp thị xã là thế, cấp xã thì còn gặp khó khăn hơn, mặc dù có cử công chức Văn phòng thống kê làm kiêm nhiệm việc QLNN về công tác thanh niên ở địa phương, tuy nhiên hầu như chỉ giao trực tiếp cho Đoàn thanh niên tham mưu chính về những nội dung quản lý nhà nước

về công tác thanh niên và thường khoán trắng cho tổ chức Đoàn thanh niên xem đây là nhiệm vụ của Đoàn thanh niên phải làm.

+ Việc thống kê, rà soát và đánh giá tình hình thanh niên chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu chính xác, hạn chế trong công tác dự báo, các chỉ tiêu về phát triển thanh niên chưa có sự đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị với nhau nên khi thực hiện nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế nhất định có khi trùng lặp với hoạt động của tổ chức Đoàn. Nên cũng có nhiều ý kiến trái chiều về nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên. Công tác đánh giá, rà soát và thống kê về tình hình thanh niên chưa được triển khai thường xuyên chỉ có khi có nhu cầu của cấp trên thì mới tổ chức làm, bên cạnh đó công tác dự báo tình hình thanh niên cũng còn nhiều bất cập cho nên việc xây dựng các văn bản, các chính sách, các chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên ở Sông Cầu còn chậm và thiếu đồng bộ.

+ Đặc biệt khi xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị mình thì các xã, phòng ban của thị xã chưa làm tốt công tác cụ thể hóa, lồng ghép các nội dung, chỉ tiêu dành cho thanh niên và phát triển thanh niên trong các kế hoạch, chương trình để có lộ trình thực hiện một cách hiệu quả công tác QLNN về thanh niên.

+ Việc phối hợp thực hiện công tác giữa Phòng Nội vụ ( Cơ quan QLNN về thanh niên) và Thị Đoàn ( Tổ chức chính trị - xã hội của Đoàn) chưa rõ nét, nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc triển khai công tác vẫn còn có sự đùn đẩy, chồng chéo với nhau gây khó khăn cho cơ sở trong việc báo cáo và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện.

+ Mặc khác một số chính sách dành cho thanh niên chưa đáp ứng với nhu cầu, chưa sát với thực tế hiện nay, tính khả thi chưa cao. Các chính sách về đời sống tinh thần, thể chất cho thanh niên như: thể dục, thể thao, văn hóa chưa được đảm bảo, không đủ đáp ứng cho nhu cầu thực tế của

sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên chưa được tiến hành thường xuyên. Số vụ việc vi phạm được phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa nhiều so với thực tế hiện nay và đôi khi còn mang tính hình thức.[46,47,48,49].

- Việc triển khai và thực hiện các nội dung QLNN về công tác thanh niên tại Thị xã Sông Cầu.

+ Việc ban hành các chương trình, kế hoạch về công tác thanh niên. Trong quá trình ban hành các chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên tại thị xã Sông Cầu đã được quan tâm triển khai theo đúng các chương trình, chính sách, đề án của Tỉnh, Trung ương và do tỉnh, Trung ương ban hành. Tuy nhiên, một số chính sách, đề án khi triển khai thực hiện ở địa phương vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn ở địa phương, một số chính sách của tỉnh, trung ương ban hành cần có nhân lực và kinh phí thực hiện nhưng phần lớn ngân sách ở địa phương tự cân đối trong khi đó Sông Cầu vẫn còn nhiều khó khăn. Mặc khác một chính sách do địa phương ban hành còn chậm và thiếu đồng bộ, một số chính sách dành cho thanh niên chưa sát với thực tế, tính khả thi không cao, các chính sách để phát triển văn hóa, thể thao nói chung và chăm lo cho đời sống tinh thần, thể chất cho thanh niên nói riêng vẫn còn thiếu, chưa tương xứng với các chính sách trên các lĩnh vực khác và nhu cầu của thanh niên.

+ Việc triển khai, thực hiện các chính sách, pháp luật của cấp trên thiếu đồng bộ và chậm so với thời gian quy định, mặc khác việc ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển thanh niên và công tác thanh niên ở thị xã Sông Cầu còn chậm và chưa thật sự hiệu quả. Nhiều nội dung khi triển khai chưa phù hợp với thực tiễn, gây lãng phí về thời gian, công sức và ngân sách của nhà nước, điều này cho thấy sự nhận thức của một số xã, cũng như một số phòng, ban của Thị xã về công tác thanh niên còn nhiều hạn chế, chưa thấy rõ được trách nhiệm của mình đối với thanh niên

và công tác thanh niên. Đặc biệt khi xây dựng dựng kế hoạch, chính sách của đơn vị mình chưa có sự quan tâm đến việc bố trí nguồn ngân sách cho QLNN về công tác thanh niên nên khi triển khai thường gặp nhiều khó khăn vướn mắc khi thực hiện.

- Việc thực hiện các chính sách, pháp luật về thanh niên

+ Thực tế cho thấy khi thực hiện các chính sách, pháp luật về công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, các chương trình, Đề án về công tác thanh niên của Thị xã Sông Cầu thì việc triển khai có nhiều thuận lợi chủ yếu là Đảng, Nhà nước có chủ trương đúng đắn, chính sách phù hợp và sát với thực tế với công tác thanh niên; công tác phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các địa phương, các phòng ban chuyên môn trong nhiều nội dung hoạt động quản lý nhà nước về thanh niên như: chính sách hướng nghiệp cho thanh niên, dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động hay chính sách vay vốn cho thanh niên phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy còn rất nhiều tồn tại cần khác phục trong đó các yếu tố về mặt chính sách và pháp luật là một hạn chế lớn, cụ thể:

+ Nhiều đề án, chính sách đối với thanh niên chưa được các cấp, các ngành quan tâm, đầu tư nghiên cứu triển khai thực hiện; chưa lồng ghép các mục tiêu, chi tiêu phát triển thanh niên khi xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch của mình. Nhiều chính sách còn mang tính chung chung, hình thức mặc dù nội dung rất tốt.

+ Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm phaaos luật, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên chưa thật sự hiệu quả. Nhiều chính sách mặc dù đã được triển khai khá lâu nhưng vẫn không có kết quả cụ thể; các chính sách phát triển thanh niên mang lại lợi ít cho thanh niên chưa nhiều, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quá trình QLNN về công tác thanh niên chưa có sự chặt chẽ. Một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, giáo dục,

ngân sách đầu tư cho các thiết chế văn hóa, công trình, sân chơi cho thanh niên còn thấp, có nơi chưa có, không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt ngày càng lớn của thanh niên. Công tác chăm lo sức khỏe, tư vấn sức khỏe cho thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn chưa được chú trọng đúng mức. Quá trình xã hội hóa thực hiện công tác thanh niên và các chính sách thanh niên còn gặp nhiều khó khăn, thực hiện chưa hiệu quả.

+ Việc thực hiện Chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2011 – 2020 của thị xã Sông Cầu trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định đó là: Việc ban hành kế hoạch phát triển thanh niên Thị xã Sông Cầu để tổ chức thực hiện còn chậm so với kế hoạch của Tỉnh đề ra, sự phối kết hợp triển khai giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu đồng bộ, hình thức. Lãnh đạo một số địa phương, đơn vị còn xem nhẹ và coi đây là trách nhiệm của tổ chức Đoàn thanh niên. Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên tại Thị xã Sông Cầu đã được quan tâm triển khai cấp thị xã, nhưng tại các xã và phòng ban thì vẫn chưa triển khai, nếu có triển khai thì mang tính hình thức và chưa đồng bộ, có nhiều nội dung không cụ thể, rõ ràng, tính định lượng trong thống kê còn thấp đôi khi chỉ mang tính ước lượng, thiếu khoa học [17].

- Bất cập trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh niên tại Thị xã Sông Cầu.

+ Trong quá trình tham mưu cho UBND thị xã tổ chức lớp tập huấn chuyên đề về công tác QLNN về thanh niên cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên cấp xã về các kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, tuy nhiên theo đánh giá thì kết quả thực hiện và hiệu quả mang lại còn thấp, một số nội dung cần tập huấn, các kiến thức cơ bản được truyền đạt bởi người chưa kinh qua công tác thanh niên, hay công tác Đoàn thanh niên

nên làm cho đối tượng tập huấn khó hình dung và tiếp thu không có chất lượng.

+ Mặc khác công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên chưa thường xuyên; thời gian bồi dưỡng ngắn, nội dung bồi dưỡng ít và chủ yếu là nhận thức chính trị nên chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Nhiều công chức cấp xã làm công tác tham mưu cho UBND về nội dung QLNN về công tác thanh niên chưa có thực tiễn, thiếu kinh nghiệm về công tác thanh niên. Việc quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo và bổ nhiệm đội ngũ làm công tác thanh niên và QLNN về công tác thanh niên tại một số xã chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu là làm công tác kiêm nhiệm và mang tính hình thức, phần lớn là giao cho Đoàn thanh niên cùng cấp tham mưu, tổ chức, triển khai và thực hiện.

- Bất cập trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm của cơ quan tham mưu QLNN về công tác thanh niên của thị xã vẫn còn nhiều hạn chế, và chưa thường xuyên, và có thể nói các năm vừa qua chưa thấy Phòng Nội vụ ( Cơ quan tham mưu về QLNN về công tác thanh niên của thị xã) có hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát nào về công tác thanh niên ở địa phương, cho nên chưa có vụ việc nào vi phạm được phát hiện xử lý từ hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan QLNN về công tác thanh niên. Có hay chăng cũng chỉ dừng lại ở việc đôn đốc các xã, cơ quan, đơn vị triển khai các chương trình hành động, các chính sách có liên quan về QLNN về công tác thanh niên mà ít phát hiện được những vi phạm, hạn chế và những khó khăn, vướn mắc, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách cho thanh niên [46,47,48].

- Bất cập trong hoạt động hợp tác quốc tế

tổ chức với các tỉnh bạn Lào, chưa có chương trình hợp tác quốc tế riêng biệt của Thị xã, tuy nhiên với xu thế hội nhập của đất nước, Thị xã Sông Cầu cũng đã chủ động xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong thị xã, trong đó ưu tiên cử các cán bộ trong độ tuổi thanh niên nhất là các giáo viên trẻ của các trường THPT, các cán bộ có trình độ ngoại ngữ tốt tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hội nhập do Sở Ngoại vụ tổ chức, mà chưa có một chương trình, dự án hợp tác quốc tế về công tác thanh niên của riêng thanh niên trong thời kỳ hội nhập. Với xu hướng phát triển về du lịch của thị xã Sông Cầu, thì lãnh đạo thị xã cần quan tâm xây dựng các đề án, chương trình và tuyển chọn những cán bộ giỏi về ngoại ngữ cử tham dự các chương trình giao lưu, học tập ở nước ngoài theo chương trình đào tạo riêng của thị xã trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 78 - 85)