Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 85 - 93)

3 Dân số thanh niên Người 1.71 2.75 2.741 4.960 5

2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Luật Thanh niên được ban hành và thực hiện đã thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với việc bồi dưỡng, phát huy vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật Thanh niên không chỉ góp phần hoàn thiện thể chế về công tác thanh niên mà còn tạo ra sự động viên tích cực đối với các chủ thể tham gia công tác thanh niên ở thị xã. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện ở thị xã Sông Cầu đã có nhiều bất cập và hạn chế nhất định trong QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn thị xã Sông Cầu và được bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, trong quá trình triển khai và thực hiện Luật thanh niên, và Nghị định 120/NĐ/CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật thanh niên ở địa phương đã cho thấy một số quy định và chính sách về thanh niên còn tồn tại nhiều bất cập, đặt nặng tính lý thuyết, thiếu tính khả thi về: quyền và nghĩa vụ thanh niên; cơ chế, chế tài, đảm bảo thi hành

Luật Thanh niên; các hành vi bị nghiêm cấm. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện ở địa phương, làm cho tính khả thi không cao, khó đi vào thực tiễn, điều đó được thể hiện rõ qua quá trình công tác thực tế của tác giả trong nhiều năm qua ở địa phương Sông Cầu như: Việc tập hợp thanh niên để tổ chức triển khai các chương trình, kế hoạch, tuyên truyền các chính sách, pháp luật quan trọng của địa phương có liên quan đến thanh niên lại không được thanh niên hưởng ứng, số lượng tham gia ít mà vẫn không có chế tài để xử lý những thanh niên không tham gia mà chỉ thực hiện bằng việc vận động, năn nỉ thanh niên tham gia là chính. Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong tất cả các hoạt động của thanh niên ở địa phương chưa được chú trọng và thể hiện rõ nét, còn mang tính hình thức nên khi triển khai thực hiện thanh niên không mặn mà để tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Hai là, suốt trong một thời gian dài ở Thị xã Sông Cầu, từ thị xã cho đến xã vẫn không có cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác tham mưu công tác QLNN về công tác thanh niên, và khi có thì nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác thanh niên chưa cao, chưa thật sự quan tâm và nhìn thấy được tầm quan trọng của quản lý nhà nước về công tác thanh niên, vị trí và vai trò của thanh niên trong đời sống kinh tế – xã hội. Việc thực hiện bố trí biên chế chuyên trách làm công tác thanh niên của Phòng Nội vụ thị xã và UBND các xã, phường chưa thực hiện nghiêm, thực tế vẫn là công việc kiêm nhiệm, và được xem là nhiệm vụ thứ yếu, điều này vô tình làm ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu tư, nghiên cứu, tham mưu, hoạch định các chính sách cho thanh niên, xem nhẹ công tác thanh niên trong tình hình hiện nay. Ở một số xã, phường của thị xã nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên được giao khoán cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, thiếu sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, khiến cho công tác thanh niên chưa đi vào chiều sâu và

lượng công tác Đoàn chưa cao thì hầu như các nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên cũng bị kéo theo.

Ba là, sự phân định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên vẫn chưa rõ ràng, dù thị xã đã nỗ lực trong việc xác định các nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, ban, đoàn thể chính trị - xã hội. Nguyên nhân chính xuất phát từ quy định của các văn bản hướng dẫn trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên chưa rõ ràng, hay thay đổi, khiến các địa phương lúng túng và khó khăn trong triển khai thực hiện. Mặc khác trong quá trình lãnh đạo, quản lý của một số cấp ủy Đảng, chính quyền và đặc biệt là cán bộ, công chức các cấp của thị xã Sông Cầu trong việc nhận thức về vị trí vai trò của thanh niên và công tác thanh niên, QLNN về công tác thanh niên chưa đầy đủ và thiếu toàn diện. Đặc biệt ở cấp xã còn xem nhiệm vụ này là của Đoàn thanh niên, có nơi còn xem Đoàn thanh niên là cơ quan tham mưu trực tiếp cho chính quyền đối với công tác thanh niên và quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Ngoài việc nhận thức chưa toàn diện và sâu xác của lãnh đạo và cán bộ công chức về công tác QLNN về công tác thanh niên thì năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên rất hạn chế nên công tác dự báo tình hình, xây dựng và thực thi các chính sách cụ thể cho đối tượng là thanh niên vẫn chưa thể đáp ứng các yêu cầu và nguyện vọng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Quá trình phát triển và hội nhập như hiện nay thì những diễn biến phức tạp về đạo đức xã hội, với nhiều tác động tiêu cực của mặt trái của xã hội, chúng ta phải xác định mục tiêu cụ thể về công tác thanh niên để có những giải pháp tối ưu nhất. Cần phải đào tạo thật kỹ lưỡng về kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh tốt nhất cho thanh niên, để thanh niên trở thành một lớp công dân văn minh, tiêu biểu của xã hội, không ai khác đó chính là trách nhiệm của Nhà nước, chính quyền các cấp ở thị xã Sông Cầu. Đây là

trách nhiệm lớn và bài toán khó cho chính quyền của thị xã, cũng là chủ thể chính trong quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên.

Ngoài những tác động từ bên ngoài của mặt trái xã hội, vai trò, nhận thức của các cấp lãnh đạo của các cơ quan, đơn vị và địa phương đối với nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên còn có sự nhầm lẫn với công tác Đoàn, thiếu sự quan tâm đúng mức, chưa nhận thức hết những chức năng, nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên, chưa thật sự quan tâm đến công tác thanh niên, nhiều cơ quan đơn vị, địa phương còn cho rằng hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên là các hoạt động phong trào của Đoàn thanh niên, xem đây là nhiệm vụ của tổ chức Đoàn nên khi phối hợp thực hiện các cơ chế, chính sách đối với thanh niên thường hay bị lúng túng, bị động…

Thực tế cho thấy ở địa phương, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh niên ở Phòng Nội vụ thị xã là người làm kiêm nhiệm, chưa kinh qua hoạt động thực tiễn về công tác thanh niên, cũng như lớn tuổi nên việc phát huy các vai trò, chức năng của mình trong việc nghiên cứu, đề xuất các nội dung xây dựng các chương trình, chính sách cho thanh niên ở thị xã ít phù hợp với thực tiễn ở địa phương, nhiều nội dung chương trình của thị xã về thanh niên đôi khi không phù hợp và tính khả thi không cao cho nên trong quá trình triển khai và thực hiện không có sự lan tỏa trong thanh niên.

Một số địa phương, cơ quan đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác báo cáo tình hình QLNN về công tác thanh niên của đơn vị mình, nội dung báo cáo thì sơ sài, làm cho có, chưa đúng nội dung trọng tâm, nhiều đơn vị còn xem đây là trách nhiệm của Đoàn thanh niên nên đã giao cho Đoàn thanh niên trực tiếp tham mưu báo cáo vì thế đôi khi có những nội dung trong báo cáo có màu sắc về các phong trào, hoạt động của Đoàn thanh niên hơn là nội dung QLNN.

Mặc khác, những yếu tố khách quan và những hạn chế nhất định từ công tác tổ chức, trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác QLNN về thanh niên thì tâm lý của một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, hoài bão, một bộ phận chưa được tiếp cận các chính sách của nhà nước nên chưa được tư vấn, hướng nghiệp theo nhu cầu xã hội nên còn lúng túng khi lựa chọn nghề nghiệp, Nhiều lao động là thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo, ý thức chấp hành kỹ luật lao động chưa cao. Tình trạng vi phạm phát luật và mắc các tệ nạn xã hội trong thanh niên ngày càng cao và diễn biến phức tạp. Tính chủ động trong thanh niên chưa cao, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn nhiều hạn chế, không đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác một bộ phận thanh niên có sự nhận thức kém trong hướng nghiệp, dạy nghề, chọn nghề cho nên tình trạng thiếu việc làm, việc làm không ổn định dẫn đến thu nhập thấp vẫn là bức xúc của thanh niên, một số khác thanh niên sống thiếu lý tưởng, còn chạy theo lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, ngại tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ở địa phương.

Bốn là, Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên mặc dù có triển khai nhưng kết quả còn nhiều hạn chế, chưa chuyển tải hết các nội dung cần thiết đến đông đảo thanh niên và các tổ chức có liên quan biết để phối hợp thực hiện.

Năm là, hoạt động của tổ chức Đoàn trong thị xã tuy từng bước đổi mới nhưng chỉ dừng lại ở mức hoạt động cầm chừng, đa số cán bộ đoàn đều lớn tuổi nên tính nhiệt huyết trong thanh niên đã giảm. Mặc dù các hoạt động có đổi mới nhưng vẫn chưa bám sát nhu cầu thực tế của thanh niên, chưa thật sự tiếp cận thanh niên để kịp thời đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của thanh niên. Sự tham gia đề xuất của các cấp bộ đoàn trong thị xã trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách cho

thanh niên chưa thật sự hiệu quả, việc giám sát thực hiện các chính sách cho thanh niên chưa thật sự rõ nét và còn hình thức.

Sáu là, hạn chế nhiều nhất trong công tác QLNN về công tác thanh niên đó là ngân sách, hàng năm ngân sách cấp cho công tác thanh niên còn nhiều bất cập và có khi không dành ngân sách nhà nước cho hoạt động QLNN về công tác thanh niên, điều này được thể hiện rõ trong các Nghị quyết thanh quyết toán ngân sách hàng năm của Hội đồng Nhân dân Thị xã và xã và kể cả trong cáo cáo tài chính cũng không được đề cập đến, còn nếu có cấp thì chỉ thực hiện theo cơ chế lồng ghép vào kinh phí hoạt động của Đoàn thanh niên và xã hội hóa là chính, nhưng số lượng rất hạn chế điển hình như: Đối với kinh phí hoạt động Đoàn – Hội – Đội của cấp xã, phường chỉ được cấp từ 4 – 6 triệu/năm, kinh phí cấp cho thị Đoàn vào khoản từ 80 đến 100 triệu/năm. Trong khi đó cũng như các đoàn thể chính trị - xã hội khác thì vẫn được cấp kinh phí ngang nhau như Đoàn thanh niên mà không phải gánh thêm nội dung tham mưu QLNN về công tác thanh niên nên hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên còn bị động, nhiều chương trình, kế hoạch, chính sách cho thanh niên đã được ban hành nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện được bởi còn phụ thuộc vào ngân sách ở địa phương nên việc cân đối nguồn ngân sách để cấp cho hoạt động QLNN về công tác thanh niên còn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác thị xã Sông Cầu tuy nằm ở vị trí khá thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội nhưng tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng việc làm cho thanh niên còn hạn chế với một trong những nguyên nhân là do đa phần các công ty, doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu chủ yếu là những công ty vừa và nhỏ, lương thấp nên chỉ thu hút một lượng ít công nhân vào làm việc, phần lớn thanh niên bỏ địa phương đi làm ăn xa là chính, một bộ phận còn lại thì ham chơi, lêu lỏng, tụ tập băng nhóm quậy phá, thích hưởng thụ hơn

đến công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở Thị xã Sông Cầu. Mặc khác nguồn thu ngân sách hàng năm của thị xã còn hạn hẹp, còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh do đó việc đầu tư và xây dựng các chương trình phát triển thanh niên còn ít, nhất là đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của thanh niên và nhân dân.

Tiểu kết chương 2

Từ nghiên cứu thực tế cho thấy, quản lý nhà nước về công tác thanh niên ở Thị xã Sông Cầu có những ưu điểm là: các cấp chính quyền đã từng bước quan tâm chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh niên theo ngành, lĩnh vực quản lý. Trên cơ sở kế hoạch công tác thanh niên hàng năm của Thị xã Sông Cầu và tỉnh Phú Yên, các cấp, các ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung phù hợp với ngành lĩnh vực quản lý, cụ thể như: công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng đạo đức và lối sống phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng thanh niên; Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên được chú trọng tạo điều kiện cho thanh niên được tham gia các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm và tiếp xúc với các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí của thanh niên được chính quyền các cấp đẩy mạnh; Ý thức trách nhiệm của gia đình đối với thanh niên được nâng lên, đã tạo điều kiện cho thanh niên trong độ tuổi hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. Các tổ chức cơ sở Đoàn từng bước được củng cố, kiện toàn bộ máy, định hướng nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực. Các cơ sở Đoàn đã tổ chức và tạo nhiều sân chơi bổ ích, phong trào hành động phù hợp đã thể hiện rõ vai trò là chỗ dựa vững chắc cho thanh niên.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn Thị xã Sông Cầu vẫn còn những hạn chế, cụ thể: những kết quả đạt được chủ yếu được thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cấp, các ngành, các lĩnh vực và tổ chức Đoàn thanh niên. Thiếu các văn bản chính sách cụ thể trên từng ngành lĩnh vực điều chỉnh trực tiếp đến đối tượng thanh niên, đội ngũ công chức làm công tác thanh niên vẫn đang kiêm nhiệm, công tác phối hợp giữa chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong triển khai thực hiện pháp luật, chính sách thanh niên và công tác thanh niên có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ. các chính sách cho thanh niên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế và tình hình phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 85 - 93)