Giải pháp chung của tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 97 - 102)

3 Dân số thanh niên Người 1.71 2.75 2.741 4.960 5

3.2.1. Giải pháp chung của tỉnh Phú Yên

Một là, Tỉnh cần cụ thể hóa các chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh niên trên địa bàn của Tỉnh.

Đây là nội dung hết sức quan trọng nó thể hiện ý chí chính trị, cam kết và hoạt động của nhà nước đối với thanh niên và sự phát triển toàn diện của thanh niên, nhằm tạo nên các chính sách, pháp luật các vấn đề cơ bản về kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình thanh niên của tỉnh, các tổ chức để thanh niên và các tổ chức thanh niên hoạt động, phát triển đồng thời phát huy tốt nhất vai trò của thanh niên trong sự nghiệp phát triển chung của tỉnh. Các chính sách của Nhà nước về thanh niên là một bộ phận trong các chính sách xã hội nhưng nó có điểm riêng nhất định đó là một chính sách chứa đựng những khía cạnh hiệu quả tích cực, dựa vào tiềm năng lao động, sáng tạo của thế hệ thanh niên, đây là hoạt động cụ thể hóa các đường lối, chiến lượt phát triển thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Ở tỉnh Phú Yên hiện nay là nguồn lực được các cấp các ngành đánh giá là nguồn nhân lực trung tâm, nên đặt biệt có sự quan tâm, chăm lo nên nhiều văn bản của tỉnh trên căn cứ các nội dung của cấp trên về thực hiện các chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên được ban hành và triển khai thực hiện một cách kịp thời nhằm hổ trợ tốt nhất để thanh niên có đầy đủ môi trường để học tập, lao động, sáng tạo và giải trí phát triển thể lực và bồi dưỡng đạo đức lối sống, nhân cách và tinh thần tự hào dân tộc, luôn đi đầu trong công cuộc phát triển và bảo vệ tổ quốc. Các văn bản quy phạm pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên đều được cơ quan nhà nước tổ chức thực hiện và phối hợp thực hiện một cách kịp thời theo thẩm quyền và được thể hiện đầy đủ các nội dung về quy tắc ứng xử, hiệu lực bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.

Khi xây dựng một chiến lược hay một chính sách về thanh niên cần phải được phân tích, đánh giá từ thực tiễn, nội dung nào bức xúc cần giải

quyết, nội dung nào cần điều chỉnh để có sự phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao sau khi triển khai và thực hiện. Có thể thấy từ thực tế trong những năm qua tại thị xã Sông Cầu, việc triển khai các chương trình, đề án, chính sách về thanh niên còn nhiều bất cập như : Nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên rất ít, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí nâng cao thể lực cho thanh niên còn thấp so với nhu cầu của thanh niên, bởi lẻ chính sách, đề án thì trung ương ban hành, nhưng kinh phí thực hiện thì ở địa phương nên khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Hai là, sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên một cách phù hợp, hiệu quả.

Ngay sau khi được Quốc hội khóa XI, tại kỳ họp lần thứ 8 đã ban hành Luật thanh niên năm 2005, cũng như Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/04/2008 quy định chức năng, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ nội vụ về công tác thanh niên. Để sớm đưa các chính sách quy định này đến với địa phương để thực hiện thì Bộ Nội vụ cũng đã ban hành thông tư số 04/2011/TT-BNV ngày 10/02/2011 về quy định các chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh niên ở các Bộ, ngành của Trung ương và của tỉnh. Trên cơ sở các quy định của Trung ương, Sở Nội vụ tỉnh cũng đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Phòng công tác thanh niên của tỉnh và cũng đã có văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố phân công cán bộ, công chức ở đơn vị mình đảm nhiệm, nhiệm vụ tham mưu về QLNN về công tác thanh niên ở đơn vị mình. Thị xã Sông Cầu cũng là một đơn vị đi đầu trong vấn đề này, thị xã đã chủ động phân công cán bộ công chức thuộc biên chế Phòng Nội vụ thực hiện công tác tham mưu cho UBND thị xã về QLNN về công tác thanh niên ở thị xã, mặc khác có văn bản chỉ đạo cho các xã phân công công chức văn phòng – thống kê phụ trách làm công tác tham mưu cho UBND cấp xã về QLNN về công tác thanh niên ở đơn vị

cán bộ, công chức làm tham mưu về QLNN về công tác thanh niên phần lớn chưa trải qua môi trường làm việc ở một tổ chức thanh niên nào nên khá lúng túng trong việc xây dựng, triển khai và thực hiện các chương trình, đề án phát triển thanh niên ở địa phương.

Từ những cơ sở khoa học và thực tiễn đã nêu trên, Tỉnh cần phải xác định rõ mô hình, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy QLNN về công tác thanh niên phù hợp với tính chất và đặc thù của đối tượng quản lý là thanh niên và công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phòng công tác thanh niên của tỉnh phải đảm bảo cán bộ, công chức đủ số lượng để phụ trách từng lĩnh vực của đời sống, nhóm đối tượng thanh niên ; ví dụ : phân công cán bộ phụ trách riêng biệt thanh niên khối tôn giáo, dân tộc, cán bộ, công chức phụ trách khối thanh niên nông thôn đô thị …. Vấn đề này nên cắt biên chế các ban của tỉnh Đoàn về cho phòng công tác thanh niên Sở nội Vụ đảm nhiệm theo hình thức quản lý nhà nước chứ không nên chỉ hoạt động mang tính chất phong trào…

Ba là, điều chỉnh các chính sách, kế hoạch để phù hợp với thực tế ở địa phương.

Thực tiễn từ hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên cho thấy, các quy định của Luật thanh niên năm 2005 chưa quy định đầy đủ và toàn diện các nội dung thuộc lĩnh vực này nên trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật đối với thanh niên còn nhiều hạn chế, bất cập nhất định như : việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên, chế độ thống kê báo cáo về thanh niên và công tác thanh niên, phân định thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước với mối quan hệ giữa các cơ quan này với tổ chức thanh niên trong việc phối hợp thực hiện cơ chế chính sách đối với thanh niên. Mặc khác dù đã ban hành khá lâu nhưng hiện nay Luật thanh niên 2005 và Nghị định 120/2007/NĐ-CP, Nghị định số 78/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2007/NĐ-

CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên vẫn chưa thật sự đi vào cuộc sống nên vấn đề này phải cần được các cấp, các ngành của tỉnh có kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ sớm điều chỉnh, bổ sung Luật và Nghị định cho phù hợp hơn với thực tiễn.

Mặc khác HĐND tỉnh cần phải có Nghị quyết chuyên đề dành cho thanh niên mang tính phù hợp, dễ áp dụng đối với đặc thù, tập tính của thanh niên Phú Yên theo từng vùng, từng miền, theo tôn giáo, dân tộc….chứ không phải chung chung như hiện nay…

Bốn là, Tỉnh cần huy động sự tham gia cộng đồng trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi nguồn lực xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên.

Quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên thông qua các chủ thể xã hội hay có sự tham gia của các chủ thể xã hội như : Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác và các đoàn thể nhân dân mà không phải chỉ quản lý độc lập riêng biệt của nhà nước.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, xã hội với gia đình để cùng nhau quản lý thanh niên và công tác thanh niên như thế sẽ có hiệu quả hơn.

Năm là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh.

Việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên, đưa các chính sách, pháp luật đó vào cuộc sống là một nội dung cũng là yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên. Bên cạnh việc đề xuất điều chỉnh, sửa đổi về nội dung, quy phạm của các văn bản pháp luật, chính sách thì việc tăng cường sự kiểm tra, đôn đốc thường xuyên các văn bản, các chính sách này cũng là một vấn đề cần thiết, đây là thước đo để đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên của các cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời kịp thời phát hiện những vấn đề không phù hợp của chính sách kịp thời sửa đổi

Ví dụ : Năm 2016 chính sách hổ trợ đào tạo nghề đan mây tre, nứa bị huy bỏ bởi vì cơ sở làm thủ công đan mây tre, nứa đóng cửa…

Sáu là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển thanh niên và hệ thống cơ sở dữ liệu thanh niên.

Với vai trò quan trọng của thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước như hiện nay thì việc cần những thông tin chính xác nhất là điều hết sức quan trọng, nó sẽ phản ánh đúng thực trạng, nhu cầu của thanh niên để làm cơ sở tham mưu, đề xuất và hoạch định các chính sách, pháp luật đối với thanh niên, đồng thời làm cơ sở để theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Luật thanh niên và các chính sách liên quan đến thanh niên.

Tuy nhiên hiện nay hầu như chưa có địa phương nào làm được vấn đề này cho nên khi thu thập thông tin thường thiếu tính chính xác, và tổ chức một cách manh mún, rời rạc nên rất khó cho việc tổng hợp các số liệu về thanh niên để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển thanh niên một cách tốt nhất. Hiện nay chỉ riêng có Thành phố Đà Nẵng làm được vấn đề này nên đề nghị tỉnh nên cử đoàn công tác học hỏi mô hình để triển khai tốt trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Để từ đó xây dựng một kho dữ liệu riêng biệt về thanh niên trong công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên.

Bảy là, phát huy vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đoàn thanh niên phải thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm vai trò nòng cốt trong các hoạt động ; thu hút rộng rãi các đối tượng thanh niên, tăng cường xây dựng lực lượng thanh niên nòng cốt để thành lập tổ chức cơ sở của Đoàn, hội ở mọi lĩnh vực ; tạo môi trường giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện khơi dậy và phát huy tính xung kích của tuổi trẻ cho nên Đoàn thanh niên cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên thanh niên về các chính sách, pháp luật của nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên, chú trọng công tác bồi dưỡng chính trị và đạo đức lối sống cho thanh niên, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, bản lĩnh xã hội cho thanh niên đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật trong thanh niên.

Tổ chức tập hợp rộng rãi trong thanh niên, qua đó lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của thanh niên để kịp thời phản ánh lại cho các cơ quan quan lý nhà nước về công tác thanh niên để kịp thời định hướng công tác quản lý cũng như xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên một cách phù hợp..

Chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho thanh niên, chú trọng công tác giới thiệu việc làm và đào tạo nghề cho thanh niên, để thanh niên có thu nhập ổn định và đảm bảo đời sống, góp phần hạn chế thanh niên quy phạm pháp luật…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)