Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phú giáo, tỉnh bình dương (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên

2.4.1. Những kết quả đạt được

Xác định được tầm quan trọng của công tác ĐTBD công chức nói riêng, CBCCVC nói chung, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, đã xây dựng các văn bản quản lý của tỉnh, huyện như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện; Chương trình hành động của Tỉnh uỷ; Kế hoạch hành động của Huyện ủy; Kế hoạch ĐTBD CBCCVC hàng năm, giai đoạn của UBND tỉnh

… Hàng năm, Lãnh đạo tỉnh, huyện luôn quan tâm quán triệt việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đến các bộ phận chức năng. Mối quan hệ lãnh đạo, phối hợp trong thực hiện ĐTBD giữa Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ và các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố được thực hiện thường xuyên, nhịp nhàng, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức tham gia ĐTBD đáp ứng nguyện vọng của công chức và góp phần đạt được mục tiêu cải cách hành chính nhà nước tại địa phương. Việc phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện chủ động xây dựng kế hoạch ĐTBD hàng năm gửi Sở Nội vụ trình UBND tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh chủ động phối hợp với các trường đại học, học viện, các cơ sở đào tạo để tổ chức các lớp ĐTBD tại tỉnh như Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng huyện … đáp ứng một phần nhu cầu học tập của công chức và nhu cầu nâng cao trình độ đội ngũ CBCCVC tại địa phương.

Trong những năm gần đây, các khóa ĐTBD được tổ chức tại tỉnh, huyện hiện nay đã được chú trọng hơn về chất lượng, nội dung và hình thức; số khóa ĐTBD, số lượng công chức được cử đi học tăng qua từng năm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho công chức tại địa phương. Công chức sau khi được cử tham gia các khóa đào tạo được xem xét bố trí, quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo phù hợp với trình độ chuyên môn phù hợp, tạo điều kiện cho công chức vận dụng kiến thức, kỹ năng có được áp dụng hiệu quả vào công việc. Về cơ bản, công tác ĐTBD công chức của huyện đã đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực, bổ sung các kỹ năng cần thiết, nâng cao trình độ của công chức. Có sự kết hợp giữa nhu cầu của cá nhân công chức và nhu cầu của cơ quan trong xác định nhu cầu đào tạo bồi dưỡng công chức giúp công tác này tại huyện được thực hiện chủ động, tích cực và hiệu quả.

Việc xác định nhu cầu để xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức đã được UBND huyện quan tâm thực hiện; trong đó, có chú trọng đến các khóa bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho công chức giúp công chức kịp thời bổ sung, cập nhật những kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ nhiệm vụ. Các chính sách hỗ trợ ĐTBD, thu hút, phát triển đội ngũ công chức của tỉnh về hỗ trợ

học phí, làm luận văn, đãi ngộ thu hút người có trình độ sau đại học … trong thời gian qua có ý nghĩa tích cực nhất định trong khuyến khích, động viện, tạo điều kiện thuận lợi để công chức tự học tập nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, thực thi công vụ cho đội ngũ công chức tại địa phương, đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ phục vụ nhiệm vụ của công chức.

Kết quả đạt được trong những năm qua về ĐTBD công chức của huyện góp phần xây dựng, hình thành đội ngũ công chức có chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phú giáo, tỉnh bình dương (Trang 82 - 84)