Chú trọng xây dựng kế hoạch ĐTBD đội ngũ công chức phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phú giáo, tỉnh bình dương (Trang 96 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Chú trọng xây dựng kế hoạch ĐTBD đội ngũ công chức phù hợp

ĐTBD công chức được xác định là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Để việc ĐTBD công chức đạt hiệu quả, UBND huyện cần chú trọng ngay từ khâu lập kế hoạch ĐTBD.

Việc xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức phải được xây dựng trên cơ sở xem xét nhu cầu ĐTBD của cá nhân công chức và nhu cầu của tập thể cơ quan nơi công chức công tác trên cơ sở dự nguồn, kế cận và nhu cầu thực tiễn tại địa phương; phải trả lời các câu hỏi về mục tiêu ĐTBD, mong muốn đạt kết quả gì; thực hiện mục tiêu bằng cách nào; tính khả thi của kế hoạch; đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức ở thời điểm hiện tại.

Do đó, việc đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hiện tại (thực trạng về số lượng, cơ cấu tuổi, giới tính, trình độ và nhu cầu ĐTBD, phát phiếu khảo sát, kế hoạch phát triển nhân lực …) là cần thiết để có bức tranh tổng quát về trình độ hiện tại của công chức; chỉ rõ những thiếu hụt của công chức về kiến thức, kỹ năng, trình độ nào … để phục vụ tốt công tác và hướng phát triển của công chức trong tương lai. Đẩy mạnh ĐTBD có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, dựa trên kết quả công tác quy hoạch được tiến hành thường xuyên, liên tục; có sự kết hợp giữa học và tự học, khuyến khích công chức tự học nâng cao trình độ; có tính đến nhu cầu bố trí công chức trong cơ quan; khả năng, thế mạnh của công chức để kế hoạch được xây dựng phù hợp tình hình thực tế tại địa phương.

Việc xác định nhu cầu ĐTBD là khâu then chốt quyết định tính hợp lý của kế hoạch ĐTBD. Nhu cầu ĐTBD của công chức được xác định trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ công chức và khảo sát nhu cầu của công chức thông qua phiếu thăm dò ý kiến công chức để xác định chính xác những kiến thức, kỹ năng mà công chức thiếu hụt so với nhu cầu công việc và mục tiêu ĐTBD của tổ chức. Kế hoạch ĐTBD kiến thức, kỹ năng cho công chức phải bảo đảm đạt hai yêu cầu: bổ sung, nâng cao các kiến thức, kỹ năng thật sự cần thiết và có tính ứng dụng cao vào thực tiễn công việc; trang bị phương pháp tự bổ sung, hướng đến hoàn thiện kiến thức, kỹ năng; tức là kế hoạch ĐTBD kiến thức phải gắn với

ĐTBD kỹ năng. Trong quá trình lập kế hoạch, việc xác định các khóa ĐTBD và nội dung khóa ĐTBD công chức không được chỉ dựa vào ý chí chủ quan của người lập mà cần được xem xét điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tiễn tại địa phương trên cơ sở tính toán một cách khoa học các số liệu về số lượng, trình độ, nhu cầu, năng lực của công chức, nhu cầu của cơ quan và nguồn lực kinh phí tại địa phương.

Phòng Nội vụ có trách nhiệm chủ động tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức trên địa bàn huyện hàng năm và theo từng giai đoạn, trong đó, tăng cường tính chủ động trong xây dựng kế hoạch cho các đơn vị sử dụng công chức để bảo đảm tính khách quan, chặt chẽ, hiệu quả. Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện cần thường xuyên tiến hành rà soát, thống kê nhu cầu ĐTBD của công chức thuộc quyền để kịp thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phù hợp tình hình thực tế của huyện.

Tóm lại, do tầm quan trọng của việc liên tục nâng cao năng lực đội ngũ công chức bảo đảm thực hiện hiệu quả cao nhất thực thi công vụ, UBND tỉnh Bình Dương, UBND huyện Phú Giáo cần tiếp tục chú trọng xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch ĐTBD ngắn hạn và lâu dài bao gồm cả ĐTBD tại chỗ bảo đảm kế hoạch được xây dựng thật sự xuất phát từ nhu cầu cần thiết cho công việc mà công chức đảm nhiệm trong hiện tại có gắn với bố trí, sử dụng, đề bạt, luân chuyển công chức trong tương lai, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phú giáo, tỉnh bình dương (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)