Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, sử dụng công chức vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phú giáo, tỉnh bình dương (Trang 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, sử dụng công chức vớ

nhà trường, cơ sở đào tạo

Trong công tác ĐTBD công chức, cần thực hiện “đào tạo gắn liền với xã hội” để không những giúp cho công tác đào tạo của cơ sở đào tạo phát triển, tạo những sản phẩm có chất lượng cho xã hội mà còn góp phần tích cực giải quyết tình trạng yếu về chất lượng của đội ngũ công chức tại huyện hiện nay. Trong điều kiện trình độ công chức còn hạn chế nhưng phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng lúc cũng là một bất cập đáng quan tâm. Trong thực tế, công chức giỏi chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn do nhiều nguyên nhân như chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với nhiệm vụ, điều kiện để cải thiện cuộc sống hầu như không có nên khó thu hút được người tài công tác tại huyện.

Công tác phối hợp phải được thực hiện xuyên suốt từ trước khi bắt đầu, trong và sau khi kết thúc quá trình đào tạo tức là từ khi cơ quan quản lý xác định nhu cầu đào tạo, tuyển sinh, mở lớp, cử công chức tham gia các lớp ĐTBD tại cơ sở đào tạo, tổ chức đào tạo đến khi kết thúc khóa đào tạo; sử dụng, bố trí công chức sau đào tạo. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, sử dụng công chức với nhà trường, cơ sở đào tạo trong ĐTBD công chức góp phần làm cho nhu cầu các bên gặp nhau, giúp “Phát huy trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, các doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo” [17, tr.110]. Phương thức phối hợp trên các mặt căn bản sau:

Thứ nhất, phối hợp trong mở lớp ĐTBD công chức. Để ngăn chặn tình trạng đào tạo ra nguồn nhân lực “trình độ cao nhưng chất lượng thấp”, ĐTBD dàn trải, thiếu trọng tâm thì cơ quan phụ trách quản lý nhà nước về ĐTBD, trước hết, cơ quan cử công chức đi tham gia các lớp ĐTBD phải xác định đúng nhu cầu cần thiết của công chức và cơ quan công tác để cử đúng đối tượng công chức cần học, đáp ứng yêu cầu giải quyết tốt công việc tại đơn vị mình. Cơ quan phụ trách tham mưu quản lý về ĐTBD (phòng Nội vụ) tổng hợp nhu cầu chung toàn huyện chủ động đặt hàng với các cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng về những nội dung trọng tâm cần chú trọng ĐTBD kiến thức mà công chức đang cần phục vụ

công tác chuyên môn; trong đó, công tác giảng dạy của giáo viên cần có sự kết hợp giữa tự học, tự nghiên cứu của học viên và hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học, khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo trong giải quyết vấn đề chuyên môn cho học viên; kết hợp chặt chẽ giảng dạy lý thuyết và thực hành, kết hợp giữa ĐTBD, nghiên cứu với công tác chuyên môn. Đảm bảo việc mở lớp thật sự xuất phát từ nhu cầu thực tiễn công tác của công chức, tránh đào tạo tràn lan, kém hiệu quả. Kết quả học tập phải phản ánh sát với thực chất của người học.

Thứ hai, phối hợp về thống nhất nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức đào tạo công chức. Trong quá trình xây dựng nội dung, chương trình, nhà trường, cơ sở đào tạo cần căn cứ vào nhu cầu thực tiễn tức là các kiến thức, kỹ năng cần có của công chức giúp họ cải thiện khả năng thực hiện nhiệm vụ. Nội dung chương trình cần bảo đảm thiết thực, cập nhật thực tiễn công tác của công chức, tránh trùng lắp các nội dung để sau khi hoàn thành khóa học, công chức có thể áp dụng ngay vào thực tiễn công tác, cập nhật đầy đủ các văn bản quy định của Nhà nước theo từng lĩnh vực; tăng cường các hoạt động hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, chọn mô hình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn. Đặc biệt chú trọng khả năng thực hành đối với một số chuyên ngành về an toàn thực phẩm (kiểm tra, lấy mẫu, phân tích mẫu); đo đạc đất đai, khoa học công nghệ (triển khai các dự án, mô hình); bên cạnh ĐTBD những kiến thức, kỹ năng chung, cần chú trọng ĐTBD theo vị trí việc làm cụ thể. Chương trình ĐTBD được xây dựng cần theo hướng linh hoạt, bảo đảm trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng mà học viên còn thiếu, những năng lực mà học viên cần. Bên cạnh đội ngũ giảng viên của các trường, cơ sở đào tạo, cần quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các đồng chí lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện … cùng tham gia báo cáo một số chuyên đề. Phương pháp giảng dạy cần chú trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động của học viên, giảm dần lối truyền thụ tri thức thụ động, một chiều. Phương pháp giảng dạy có vai trò rất quan trọng trong ĐTBD vì thực chất “dạy là dạy phương pháp học và học là học phương pháp”. Do đó, các

phương pháp giảng dạy tích cực có thể phát huy hiệu quả như là phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phương pháp tình huống, phương pháp đóng vai, phương pháp trực quan (sử dụng máy tính, máy chiếu …); coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn. Đồng thời, rèn luyện khả năng viết cho học viên bằng việc thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá các bài kiểm tra, các bài tiểu luận, bài thu hoạch của học viên.

3.2.7. Kết hợp chặt chẽ giữa ĐTBD với các chức năng nhân sự khác

Đội ngũ CBCC của huyện có vai trò quan trọng trong hoạch định, tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước tại địa phương. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của huyện một cách tổng thể toàn diện trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước góp phần thực hiện thành công mục tiêu cải cách hành chính trên địa bàn huyện Phú Giáo nói riêng, tỉnh Bình Dương nói chung, phát triển hài hòa trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; UBND huyện Phú Giáo cần thực hiện đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhiệm vụ: từ tuyển dụng, thu hút; ĐTBD; bố trí, sử dụng; đánh giá; quy hoạch; đề bạt; bổ nhiệm; khen thưởng, kỷ luật … công chức trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; UBND tỉnh, Huyện ủy và các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên. Các nhiệm vụ nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau; công tác, nhiệm vụ này được làm tốt sẽ tác động tích cực với các công tác, nhiệm vụ khác và ngược lại, tức là kết quả của công tác này là cơ sở, tiền đề, tạo điều kiện để triển khai thực hiện các công tác khác hoặc công tác này là kết quả, sự phát triển của công tác kia tạo nên chuỗi hoạt động có mối quan hệ chặ chẽ không thể tách rời trong quản lý công chức.

Thứ nhất, tuyển dụng công chức là một khâu quan trọng có tính chất quyết định chất lượng đội ngũ công chức khi công chức mới được tuyển dụng trong hoạt động thực thi công vụ. Vì vậy, quan trọng là làm thế nào để thông qua tuyển dụng, có thể thu hút những người có năng lực và phẩm chất vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện. Việc tuyển dụng

công chức phải bảo đảm khoa học, hợp lý trên cơ sở nhu cầu công việc của đơn vị và chỉ tiêu biên chế được giao. Hiệu quả của công tác tuyển dụng công chức là tiền đề quan trọng quyết định chất lượng đầu vào của công chức.

Để tuyển dụng được đội ngũ công chức có năng lực, phẩm chất phù hợp, đáp ứng các vị trí công việc đang cần một cách khoa học thì việc xây dựng, hoàn thiện xác định vị trí việc làm, xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực gắn liền với từng vị trí là điều cần thiết. Mặc dù hiện nay hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện đã xây dựng các bản mô tả công việc theo vị trí việc làm, làm căn cứ tuyển dụng nhưng công tác tuyển dụng vẫn mang tính chất lấy cho đủ chỉ tiêu biên chế được giao chứ chưa chú trọng trong cơ quan, tổ chức có bao nhiêu vị trí và ứng với mỗi vị trí cần bao nhiêu người làm việc để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó. Do đó, xác định được vị trí việc làm sẽ tạo cơ sở để xác định tổ chức có nhu cầu cần tuyển bao nhiêu người để đảm nhận những vị trí nào trong tổ chức.

Thứ hai, để việc ĐTBD công chức đạt hiệu quả, UBND huyện cần chú trọng ngay từ khâu lập kế hoạch ĐTBD đảm bảo khả thi, phù hợp và hiệu quả. Kế hoạch ĐTBD công chức phải được xây dựng trên cơ sở xem xét nhu cầu ĐTBD của cá nhân công chức, tập thể cơ quan nơi công tác; đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức ở thời điểm hiện tại; những kiến thức, kỹ năng mà công chức thiếu hụt, cần bổ sung phục vụ công tác. Tuyển dụng và ĐTBD có mối quan hệ tác động gắn bó mật thiết với nhau. Mục đích của tuyển dụng, ĐTBD công chức là xây dựng, hình thành đội ngũ công chức có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Nếu công tác tuyển dụng được thực hiện tốt, chọn được công chức có phẩm chất đạo đức, kỹ năng, kiến thức tốt, đáp ứng yêu cầu vị trí cần tuyển, lao động được sàng lọc kỹ trong quá trình tuyển dụng thì họ sẽ đòi hỏi ít phải cử đi ĐTBD trong quá trình công tác hơn so với những người được tuyển dụng vào cơ quan nhưng chưa đáp ứng yêu cầu do tuyển dụng chưa thực hiện tốt. ĐTBD giúp công chức bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.

Thứ ba, đánh giá công chức trước, trong và sau khi công chức tham gia các khóa ĐTBD cũng có ý nghĩa quan trọng tuyển chọn, ĐTBD, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức. Đồng thời, giúp công chức phát huy năng lực, sở trường, ưu điểm, khắc phục, hạn chế khuyết điểm, có hướng rèn luyện hoàn thiện nâng cao năng lực, kỹ năng, phẩm chất đạo đức của bản thân. Do đó, công tác đánh giá công chức phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo đánh giá công chức. Đánh giá thực chất năng lực công chức nói chung, kết quả ĐTBD nói riêng còn là căn cứ khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm công chức đảm bảo khoa học, hợp lý, có tác dụng động viên kịp thời cho công chức nỗ lực phấn đấu đạt kết quả tốt nhất.

Tương tự, công tác quy hoạch, bố trí, sắp xếp công chức là nền tảng, cơ sở và căn cứ cho việc ĐTBD công chức; bảo đảm tính chủ động, tầm nhìn xa đáp ứng nhu cầu công tác trong hiện tại và lâu dài của công chức. Mục tiêu của công tác quy hoạch, sắp xếp công chức là lựa chọn được những người phù hợp để tạo nguồn kế cận và có kế hoạch ĐTBD cho phù hợp với năng lực, phẩm chất của công chức.

Do vậy, cần có sự gắn kết, phối hợp nhuần nhuyễn giữa công tác ĐTBD với các công tác tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật … công chức để bảo đảm việc nâng cao chất lượng công chức đạt hiệu quả toàn diện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở hệ thống các kiến thức cơ sở lý luận chung về ĐTBD công chức ở chương 1 và phân tích, đánh giá tổng quan đội ngũ công chức; thực trạng công tác ĐTBD công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Phú Giáo tại chương 2, tác giả tổng hợp một số quan điểm chung và mục tiêu và nhiệm vụ ĐTBD công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Trong đó khẳng định quan điểm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế nhằm phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Xây dựng đội ngũ công chức hành chính theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính; ĐTBD gắn với nhu cầu sử dụng, lấy đào tạo nhân lực chất lượng cao làm khâu đột phá trong ĐTBD nâng cao chất lượng đội ngũ công chức huyện.

Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Phú Giáo trên cơ sở đánh giá tổng quan về đội ngũ công chức và phân tích thực tế triển khai các văn bản chỉ đạo, các chính sách về ĐTBD công chức tại huyện. Các giải pháp của luận văn bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh từ góc độ quản lý nhà nước về ĐTBD công chức: ĐTBD theo vị trí việc làm; xây dựng kế hoạch bảo đảm xuất phát từ nhu cầu thực tế tại địa phương; bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các chế độ, chính sách hỗ trợ ĐTBD, thu hút và phát triển đội ngũ công chức; Nâng cao năng lực đội ngũ CBCC được phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐTBD công chức; Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các chương trình ĐTBD; Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, sử dụng công chức với nhà trường, cơ sở đào tạo …

KẾT LUẬN

Đội ngũ CBCCVC nói chung, đội ngũ công chức nói riêng là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền hành chính nhà nước, có vai trò then chốt trong xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước; quyết định thành công hay thất bại của đường lối, chính sách mà tổ chức đã vạch ra. Do đó, ĐTBD công chức là nhiệm vụ quan trọng trong góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, công tác và hiệu quả thực thi công vụ của công chức; trang bị kiến thức, kỹ năng thực hiện công việc cho công chức.

Các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ luôn khẳng định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới là chương trình đột phá để đạt kết quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phú Giáo là huyện nông nghiệp của tỉnh Bình Dương. Có thể khẳng định rằng trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Giáo đã có những chuyển biến tích cực và phát triển vượt bậc. Sự chuyển biến và phát triển to lớn đó không tách rời sự tham gia, đóng góp của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện.

Trên cơ sở hệ thống các kiến thức cơ sở lý luận, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện trên các phương diện về cơ cấu công chức theo ngạch, trình độ chuyên môn, trình độ LLCT, QLHCNN, tin học, ngoại ngữ … Đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng công tác ĐTBD công chức tại huyện qua một số nội dung: các chính sách thu hút, hỗ trợ ĐTBD, phát triển nguồn nhân lực (gồm chính sách hỗ trợ về ĐTBD; chính sách thu hút nhân lực có trình độ cao; chế độ hỗ trợ …); triển khai tổ chức thực hiện ĐTBD công chức trên địa bàn huyện; tác giả có tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn của UBDN huyện để thu thập thêm một số thông tin cần thiết và làm rõ hơn thực tế triển khai công tác ĐTBD công chức của huyện. Từ đó, đánh giá những hạn chế còn tồn tại trong công tác ĐTBD tại huyện bên cạnh những kết quả huyện đã đạt được trong thời gian qua.

Chương 3, tác giả có đề xuất một số giải pháp đảm bảo hiệu quả trong công tác ĐTBD công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện trong thời gian tới.

Thứ nhất, ĐTBD công chức huyện phải căn cứ nhu cầu công việc, vị trí việc làm của công chức.

Thứ hai, việc xây dựng kế hoạch ĐTBD công chức phải phù hợp tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phú giáo, tỉnh bình dương (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)