7. Kết cấu của luận văn
2.4. Đánh giá thực trạng đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
Nguồn hình thành công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Phú Giáo hiện nay có một bộ phận lớn được tuyển dụng từ sớm, trình độ đào tạo chưa cao; đào tạo theo hệ tại chức là chủ yếu. Công tác ĐTBD CBCC của huyện chưa đồng bộ giữa số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nội dung ĐTBD còn thiếu cân đối giữa việc trang bị trình độ lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước với kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; một số lĩnh vực chưa sâu, còn nhiều lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn. Đào tạo chưa gắn liền với bố trí, sử dụng; chưa thực sự đồng bộ với yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ CBCC.
Thực tế các năm qua, việc đánh giá hiệu quả ĐTBD chưa được các cơ quan quản lý, sử dụng công chức và cơ sở đào tạo chú trọng. Các cơ sở đào tạo chưa có cơ chế trách nhiệm với cơ quan cử công chức đi học để đánh giá tác động của các khóa ĐTBD đến nâng cao năng lực công chức. Các cơ quan quản lý, sử dụng công chức chưa quan tâm đến theo dõi đánh giá kết quả học tập của công chức, tác động của ĐTBD mà xem đây là trách nhiệm của cơ sở đào tạo.
Công tác phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý công chức, cơ quan sử dụng công chức và cơ sở đào tạo chưa chặt chẽ. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo chưa được chú trọng giữa các cơ quan có công chức được cử đi học và cơ sở đào tạo. Bản thân một số học viên lại không tự giác, không thực hiện việc báo cáo thường xuyên.
Công tác ĐTBD công chức chưa bám sát với thực tế, còn nặng về kiến thức chung chứ chưa chú trọng đáp ứng nhiều đến nhu cầu ĐTBD kiến thức chuyên môn theo vị trí việc làm. Nhận thức về ĐTBD cúa các cấp lãnh đạo chưa đầy đủ. Năng lực đội ngũ CBCC thực hiện ĐTBD còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến khả năng dự đoán, xác định nhu cầu và lập kế hoạch ĐTBD hàng năm, giai đoạn chưa đảm bảo yêu cầu thực tiễn. Nhiều công chức tham gia học tập chỉ chú trọng bằng cấp để đủ điều kiện nâng lương, chuyển ngạch. Do đó, chất lượng ĐTBD chưa đảm bảo.
Do điều kiện kinh tế, xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, kinh phí phục vụ công tác ĐTBD còn hạn chế; các chính sách thu hút, khuyến khích, các quy định trong công tác ĐTBD với mức hỗ trợ còn thấp, chưa thật sự là động lực kích thích công chức tham gia nghiên cứu, học tập. Thủ tục xin hỗ trợ, thanh, quyết toán hỗ trợ cho công chức sau khi hoàn thành các lớp ĐTBD còn chậm, rườm rà.
Dù đã hình thành được đầu mối quản lý tập trung công tác ĐTBD công chức nhưng quá trình thực hiện còn bị động, lúng túng. ĐTBD ở một số cơ quan còn chưa gắn với tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đanh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật... Công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp vụ
theo vị trí việc làm chủ yếu được tổ chức ở cấp tỉnh do các Sở, Chi cục tổ chức cho công chức các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) trong toàn tỉnh nên việc cử công chức tham gia còn bị động, gặp nhiều khó khăn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị, năng lực thực tiễn, kiến thức chuyên môn và trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ công chức từ tỉnh đến cơ sở; đảm bảo tính kế thừa, ổn định và tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp; nâng cao một bước cơ bản hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; từng bước xây dựng và hình thành đội ngũ CBCC quản lý có khả năng hoạch định và triển khai thực hiện có hiệu quả các công trình, đề án kinh tế - xã hội trên một số lĩnh vực then chốt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương, Huyện ủy, UBND huyện Phú Giáo đã xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ ĐTBD, thu hút phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, huyện.
Trong Chương 2, tác giả giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý, lịch sử hình thành của huyện, các điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và đánh giá sơ lược về tình hình đội ngũ công chức làm việc tại các cơ quan chuyện môn thuộc UBND huyện trên các phương diện: tỷ lệ cơ cấu công chức theo ngạch, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học, ngoại ngữ, cơ cấu tuổi .... Từ đó, tác giả đánh giá công tác ĐTBD công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện trên một số khía cạnh về triển khai thực hiện các văn bản quy định về ĐTBD công chức, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ ĐTBD, thu hút, phát triển nhân lực, các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện của tỉnh Bình Dương nói chung, huyện Phú Giáo nói riêng cơ bản phân tích ba chính sách gồm chính sách hỗ trợ về ĐTBD; chính sách thu hút nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ CBCC. Bên cạnh những mặt tích cực mà các chính sách tạo nên, tác giả phân tích một số điểm hiện nay không còn phù hợp xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: nhu cầu ĐTBD, thu hút, hỗ trợ cho từng đối tượng đến nay đã có sự thay đổi cần điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu tình hình thực tiễn tại địa phương; việc thực hiện chính sách có liên quan đến tình hình ngân sách của địa
phương cho công tác này. Một số hạn chế cần khắc về chính sách hỗ trợ ĐTBD, về chính sách thu hút:, về các chế độ hỗ trợ dành cho công chức.
Đồng thời, tác giả có phân tích những điểm mạnh, yếu trong tổ chức thực hiện ĐTBD công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện về công tác xác định nhu cầu, lập kế hoạch ĐTBD; sự phối hợp giữa cơ quan quản lý công chức, sử dụng công chức và cơ sở đào tạo công chức trong cử công chức tham gia ĐTBD, kiểm tra, đánh giá tác động của các khóa ĐTBD đến chuyển biến năng lực, kỹ năng, thái độ của công chức, hiệu quả công việc mà công chức thực hiện sau ĐTBD; mức độ chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn theo vị trí việc làm cho công chức ...
Thông qua tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến của tác giả dành cho công chức làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tác giả có tổng hợp các đánh giá của công chức về các khóa ĐTBD công chức đã tham gia; những khó khăn mà công chức gặp trong quá trình học; đánh giá tác động của ĐTBD đến chuyển biến năng lực thực thi công vụ; nhu cầu tham gia các khóa ĐTBD trong thời gian sắp tới ...
Chương 3:
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG THỜI
GIAN TỚI
3.1. Quan điểm và mục tiêu ĐTBD công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Phú Giáo
Căn cứ Chương trình số 20-CTr/TU ngày 09/8/2016 của Tỉnh ủy Bình Dương về việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 46-KH/HU ngày 03/02/2017 của Huyện ủy Phú Giáo về việc triển khai thực hiện Chương trình số 20-CTr/TU ngày 09/8/2016 của Tỉnh ủy Bình Dương trên địa bàn huyện Phú Giáo giai đoạn 2016-2020, quan điểm và mục tiêu ĐTBD công chức huyện cụ thể như sau: