Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phú giáo, tỉnh bình dương (Trang 103 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các

chương trình ĐTBD

Kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả tác động của ĐTBD là một trong những điều kiện cơ bản để cơ quan phụ trách đào tạo, cơ quan cử công chức đi học và cơ sở đào tạo tổ chức tốt các chương trình ĐTBD công chức. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, đánh giá, cần lưu ý những kiến nghị của học viên xung quanh về khóa ĐTBD, từ đó, xem xét điều chỉnh chương trình ĐTBD phù hợp thực tế, tăng cường gắn kết, phối hợp giữa cơ quan cử công chức đi học, cơ quan phụ trách đào tạo và cơ sở đào tạo. Nội dung đánh giá kết quả ĐTBD hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề: khóa học đã đạt mục tiêu ĐTBD chưa, nếu đạt thì đạt ở mức độ nào; các vấn đề xác định trong nội dung học tập đã được giải quyết thông qua ĐTBD ở mức độ nào; những nội dung gì cần điều chỉnh để hoàn thiện trong các khóa ĐTBD sắp tới.

Một trong những biện pháp quan trọng trong quản lý ĐTBD để nâng cao chất lượng ĐTBD là đổi mới cách thức đánh giá trong ĐTBD. Không chỉ tập trung đánh giá phản ứng của học viên về nội dung, chương trình, giảng viên …; kết quả học tập của học viên mà cần tập trung đánh giá kết quả sau đào tạo học viên vận dụng được những kiến thức gì cho công việc; những thay đổi, tiến bộ của học viên sau khóa học để đánh giá tác động, hiệu quả của công tác ĐTBD đến chuyển biến năng lực thực thi công vụ của công chức. Bên cạnh phương pháp đánh giá của giáo viên qua bài thi, kiểm tra; quan trọng là phải có đánh giá của cơ quan cử công chức tham gia ĐTBD. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức trước và sau khi tham gia ĐTBD để xem xét mức độ cải thiện năng lực, khả năng, hiệu quả làm việc của công chức. Bởi vậy nếu nói công chức có vai trò quyết định thành công hay thất bại trong thực hiện nhiệm vụ thì đánh giá là khâu quan trọng trong sử dụng công chức. Đánh giá chính xác chất lượng công chức là cơ sở cho việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật công chức. Do đó, đánh giá công chức phải gắn với đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, trong hoàn cảnh cụ thể mà

công chức thực hiện; có các tiêu chí đánh giá rõ ràng, cụ thể, được thực hiện thường xuyên làm cơ sở theo dõi quá trình học tập của công chức, tổ chức thực hiện ĐTBD nhằm kịp thời điều chỉnh những khâu chưa phù hợp trong quá trình thực hiện, để ĐTBD thật sự đem lại lợi ích cho học viên khi trở về cơ quan công tác, áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vận dụng, sáng tạo, đề xuất các sáng kiến cải tiến công việc.

Tuy nhiên, không phải cơ quan nào cũng chú trọng đến kiểm tra, giám sát, đánh giá ĐTBD công chức. Để bảo đảm hiệu quả, hoạt động kiểm tra, giám sát; đánh giá cần được thực hiện ngay từ bước đầu xác định nhu cầu ĐTBD hay nói khác đi là phải thực hiện cả trước, trong và sau khi khóa ĐTBD kết thúc. Kiểm tra, giám sát, đánh giá có thể được thực hiện qua nhiều hình thức như khảo sát, điều tra thăm dò ý kiến về lượng kiến thức, kỹ năng học viên tiếp thu, mức độ hài lòng về khóa học, kiến nghị, đề xuất của học viên.

Trước ĐTBD, cơ quan phụ trách ĐTBD và cơ quan cử công chức đi học cần có sự phối hợp trong xác định khu cầu ĐTBD trên cơ sở xác định nhu cầu của công chức và nhu cầu của cơ quan để xây dựng kế hoạch phù hợp mục tiêu của tổ chức, học viên xác định rõ cần học được gì từ khóa học, khả năng ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn công việc, đồng thời các cơ quan cũng tạo điều kiện cho công chức tham gia các khóa học để nâng cao trình độ. Những yếu tố nêu trên cũng là căn cứ để đánh giá hiệu quả ĐTBD công chức.

Trong quá trình thực hiện ĐTBD cần có sự kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá các nội dung của chương trình ĐTBD; tức là tổ chức ĐTBD phải gắn liền với kiểm tra, đánh giá tác động của ĐTBD vì thông qua kiểm tra, đánh giá tác động để kịp thời phản hồi đến cơ sở đào tạo để thúc đẩy cơ sở đào tạo không ngừng điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp về nội dung, hình thức, thời gian, phương pháp ĐTBD nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTBD. Công tác này còn được thực hiện sau khi kết thúc khóa học bên cạnh kết quả học tập thể hiện bằng chứng chỉ, bằng cấp; cần đánh giá mức độ tiếp thu của học viên, áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực thi nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện phú giáo, tỉnh bình dương (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)