Thực trạng về chủ thể đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố lào cai theo kết quả công việc (Trang 53)

Trong thời gian vừa qua, các chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai bao gồm: Bản thân công chức, công chức quản lý trực tiếp (trƣởng phòng, bộ phận), Hội đồng đánh giá của cơ quan. Theo đó, vai trò của các chủ thể tham gia đánh giá công chức đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Công chức tự đánh giá căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm đối chiếu với tiêu chí đánh giá, tự chấm điểm theo các nội dung, tiêu chí đánh giá và xếp loại mức độ hoàn thành theo các mức nhƣ sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của công chức đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp chấm điểm theo bảng nội dung, tiêu chí với tổng 100 điểm.

44

Công chức quản lý trực tiếp (trƣởng phòng, bộ phận) thảo luận với các công chức để đƣa ra đánh giá về mức độ đạt đƣợc của kế hoạch mà họ đã đăng ký. Công chức quản lý sẽ cho điểm và xếp loại về mức độ đạt đƣợc của công chức theo nội dung, tiêu chí đánh giá; việc cộng điểm, hoặc trừ điểm phải đƣợc nêu rõ lý do, lý giải rõ ràng đối với công chức. Trong quá trình đánh giá, công chức quản lý tham khảo ý kiến các đồng nghiệp có liên quan trực tiếp với công chức. Công chức quản lý gửi hồ sơ đề nghị xếp loại về Hội đồng đánh giá của cơ quan để công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức (hồ sơ gồm có: Bảng tự chấm điểm và xếp loại của công chức. Phần chấm điểm và xếp loại của công chức quản lý. Văn bản của công chức quản lý đề nghị Hội đồng đánh giá của cơ quan, đơn vị công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với công, lý do những điểm không đạt và các đề xuất).

Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi kết quả về Hội đồng đánh giá công chức của cơ quan, đơn vị.

Hội đồng đánh giá công chức của cơ quan, đơn vị do thủ trƣởng cơ quan, đơn vị quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng là thủ trƣởng cơ quan, đơn vị; Phó Chủ tịch Thƣờng trực là 01 cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị. Các Ủy viên Hội đồng là cấp phó của ngƣời đứng đầu, các công chức quản lý, đại diện tổ chức đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ chức có liên quan. Nhiệm vụ của Hội đồng là đánh giá đối với công chức chuyên môn, nghiệp vụ, xem xét sự phù hợp việc cho điểm của công chức quản lý (đảm bảo sự khách quan, toàn diện, có sự tƣơng quan trong đánh giá giữa các công chức trong cơ quan, đơn vị) để đƣa ra quyết định cuối cùng về xếp loại công chức. Hội đồng không thực hiện việc chấm điểm cho từng công chức, trình thủ trƣởng cơ quan, đơn vị quyết định phân loại đối với công chức. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý Hội đồng đánh giá công chức xem xét, phân tích việc thực hiện nhiệm vụ của công chức quản lý theo các nội dung, tiêu chí quy định, các thành viên hội đồng tham gia đóng góp ý kiến (Hội đồng có thể tham khảo ý kiến của cấp dƣới của công chức quản lý), bỏ phiếu đánh giá đối với công chức quản lý. Điểm số của công chức quản lý là kết quả điểm trung

45

bình điểm của các thành viên Hội đồng. Hội đồng đánh giá công chức trình thủ trƣởng đơn vị ra quyết định phân loại đối với công chức quản lý thuộc thẩm quyền, trình cấp trên trực tiếp quản lý ngƣời đứng đầu đánh giá, phân loại đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Kết quả đánh giá cụ thể của từng nội dung, tiêu chí giúp công chức thấy đƣợc điểm mạnh, yếu, do đó kết quả đánh giá hàng năm là dữ liệu theo dõi quá trình phấn đấu đối với từng công chức. Kết quả đánh giá công chức sử dụng cho việc quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện chế độ đối với công chức trong thời hạn 01 năm cho đến kỳ đánh giá tiếp theo liền kề.

Sau khi có kết quả đánh giá, phân xếp loại công chức, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị thông báo kết quả đánh giá, phân loại đánh giá cho công chức đƣợc đánh giá biết. Đối với công chức là ngƣời đứng đầu kết quả phân loại đánh giá sẽ do cấp trên quản lý trực tiếp quyết định và thông báo.

Kết quả đánh giá, phân loại đƣợc lƣu trữ trong hồ sơ công chức. Việc lƣu giữ các biên bản ghi chép của quá trình đánh giá, quyết định phân loại để giúp chứng thực các kết quả đánh giá việc thực hiện công việc của công chức nói chung. Thành phần hồ sơ gồm: bảng tự chấm điểm và phân loại của công chức (bao gồm cả phần chấm điểm, nhận xét của công chức quản lý); bản tóm tắt nhận xét, kết quả chấm điểm việc thực hiện nhiệm vụ năm của hội đồng cơ quan, đơn vị; quyết định phân loại của hội đồng đánh giá. Riêng lãnh đạo là ngƣời đứng đầu cơ quan đơn vị có thêm phần tóm tắt nhận xét của Hội đồng tỉnh (cấp huyện, cấp ngành).

Đánh giá công chức định kỳ hàng năm tại Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai đã đánh giá đƣợc trình độ chuyên môn, động cơ của công chức và đánh giá đƣợc hiệu quả công việc của công chức, còn tiềm năng của công chức thì đánh giá công chức định kỳ hàng năm chƣa đánh giá đƣợc. Đánh giá tiềm năng công chức là công việc chỉ đƣợc thực hiện 3 hoặc 4 năm một lần, khi thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức và điều tra chất lƣợng cán bộ, công chức.

Nhìn chung, kết quả đánh giá công chức là sự tổng hợp ý kiến của các chủ thể này nhƣng nhấn mạnh đặc biệt đến vai trò quyết định của ngƣời đứng đầu cơ

46

quan quản lý công chức và Hội đồng đánh giá. Chủ thể đánh giá là công dân/tổ chức ngoài xã hội cũng bƣớc đầu đƣợc tiếp cận nhƣng mới chỉ sử dụng ý kiến công dân, tổ chức là kênh thông tin phản hồi mang tính tham khảo chứ chƣa chính thức hóa trong tiêu chí đánh giá công chức.

2.2.3. Phương pháp đánh giá công chức

Hiện nay, đánh giá công chức theo kết quả công việc là một trong những nội dung, tiêu chí trong công tác đánh giá công chức nói chung tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai. Theo đó, các phƣơng pháp đánh giá công chức theo kết quả công việc cũng đƣợc áp dụng chung với phƣơng pháp đánh giá công chức nói chung.

Tại các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố Lào Cai, phƣơng pháp đánh giá đƣợc sử dụng là phƣơng pháp tiêu chuẩn công việc kết hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ mức thang điểm, so sánh với mục tiêu, sự kiện quan trọng, đánh giá căn cứ vào hành vi. Phƣơng pháp đánh giá đƣợc thực hiện trên cơ sở các quy định của Luật CBCC và phân thành 6 nhóm với các mức điểm tƣơng ứng đƣợc trình bày trong tiêu chuẩn, nội dung đánh giá công chức. Với cách thức chấm điểm (thang điểm 100) dành cho 6 tiêu chí, nội dung đánh giá công chức.

Bảng 2.5: Các phƣơng pháp đánh giá thực tế đang triển khai tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai so với lý thuyết

STT Lý thuyết đánh giá công chức theo kết quả công việc

Thực tế thực hiện tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành

phố Lào Cai

1 Tiêu chuẩn công việc X

2 Mức thang điểm X

3 So sánh với mục tiêu X

4 Sự kiện quan trọng -

5 Đánh giá căn cứ vào hành vi -

6 Phản hồi 360 độ -

Các công chức đƣợc xếp loại theo mức độ hoàn thành công việc theo các mức nhƣ sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành

47

nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ. Các tiêu chí cụ thể để đánh giá vào các mức cụ thể nhƣ sau:

- Công chức đƣợc phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi đảm bảo các điều kiện sau:

a) Có tổng số điểm theo bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt từ 90 điểm trở lên;

b) Không có tiêu chí trong các nội dung nêu tại mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 Phụ lục số I đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ, Phụ lục số III đối với nhân viên hợp đồng 68; trong các nội dung nêu tại mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Phụ lục số II đối với công chức lãnh đạo bị cho điểm 0 (không);

c) Đối với ngƣời đứng đầu, đơn vị đƣợc giao quản lý phải đƣợc cấp có thẩm quyền xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Công chức đƣợc phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ một trong các trƣờng hợp sau:

a) Có tổng điểm từ 90 điểm trở lên nhƣng có 01 tiêu chí (trừ tiêu chí a mục 1) trong các nội dung nêu tại mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 tại Phụ lục số I đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ, Phụ lục số III đối với nhân viên hợp đồng 68; mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Phụ lục số II đối với công chức lãnh đạo bị cho điểm 0 (không). Đối với ngƣời đứng đầu, đơn vị đƣợc giao quản lý phải đƣợc cấp có thẩm quyền xếp loại từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

b) Có tổng số điểm theo bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt từ 70 trở lên đến dƣới 90 điểm nhƣng có không quá 01 tiêu chí (trừ tiêu chí a mục 1) trong các nội dung nêu tại mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 tại Phụ lục số I đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ, Phụ lục số III đối với nhân viên hợp đồng 68; mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Phụ lục số II đối với công chức lãnh đạo bị cho điểm 0 (không). Đối với ngƣời đứng đầu, đơn vị đƣợc giao quản lý phải đƣợc cấp có thẩm quyền xếp loại từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

c) Ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị có tổng điểm đạt trên 90 điểm nhƣng cơ quan chỉ đƣợc xếp loại hoàn tốt nhiệm vụ.

48

- Công chức đƣợc phân loại hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực trong các trƣờng hợp sau:

a) Có tổng số điểm theo bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt từ 50 điểm trở lên đến dƣới 70 điểm.

b) Có tổng điểm từ 90 điểm trở lên nhƣng có tiêu chí nêu tại điểm a mục 1 Phụ lục số I, Phụ lục số II, Phụ lục số III bị chấm điểm 0 (không).

c) Có tổng số điểm theo bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt trên 70 điểm đến dƣới 90 điểm nhƣng có 02 tiêu chí (trừ tiêu chí a mục 1) trong các nội dung nêu tại mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 tại Phụ lục số I đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ, Phụ lục số III đối với nhân viên hợp đồng 68; mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Phụ lục số II đối với công chức lãnh đạo bị cho điểm 0 (không).

d) Đối với ngƣời đứng đầu ngoài một trong các điều kiện đã nêu trên phải đảm bảo thêm điều kiện: Đơn vị đƣợc giao quản lý phải đƣợc cấp có thẩm quyền xếp loại từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên.

- Công chức đƣợc phân loại không hoàn thành nhiệm vụ thuộc một trong các trƣờng hợp sau:

a) Có tổng số điểm theo bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt dƣới 50 điểm.

b) Có từ 03 (ba) tiêu chí trở lên trong các nội dung nêu tại mục 1, 2, 3, 4, 5, 6 tại Phụ lục số I đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ, Phụ lục số III đối với nhân viên hợp đồng 68; mục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Phụ lục số II đối với công chức lãnh đạo bị cho điểm 0 (không).

c) Không đăng ký mục tiêu, kế hoạch công tác năm.

d) Không thực hiện việc đánh giá phân loại loại kết quả thực hiện nhiệm vụ năm.

e) Bị một trong các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.

g) Đối với ngƣời đứng đầu, đơn vị đƣợc giao quản lý đƣợc cấp có thẩm quyền xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

49

Kết quả khảo sát 134 công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai về mức độ phù hợp của các phƣơng pháp đánh giá đối với công tác đánh giá công chức theo tiêu chuẩn kết quả công việc đƣợc thể hiện cụ thể qua Bảng 2.6 (Các câu trả lời dƣới 3 mức độ: 1 - Không phù hợp; 2 - Ít phù hợp; 3 – Phù hợp).

Bảng 2.6: Mức độ phù hợp của các phƣơng pháp đánh giá đối với công tác đánh giá công chức

Mức độ phù hợp Mức độ phù hợp công việc

1 2 3

Tiêu chuẩn công việc 11 34 89

Mức thang điểm 13 38 83

So sánh với mục tiêu 14 21 99

Sự kiện quan trọng 56 71 7

Đánh giá căn cứ vào hành vi 62 67 5

Phản hồi 360 độ 51 32 51

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát, 2017

Kết quả khảo sát cho thấy, các phƣơng pháp đánh giá nhƣ tiêu chuẩn công việc, mức thang điểm, so sánh với mục tiêu là những phƣơng pháp đánh giá đƣợc nhiều cán bộ công chức cho rằng phù hợp với công tác đánh giá công chức theo tiêu chuẩn kết quả công việc. Trong khi đó những phƣơng pháp nhƣ sự kiện quan trọng, đánh giá căn cứ vào hành vi ít phù hợp hơn đối với công tác đánh giá theo kết quả công việc. Điều này phần nào cho thấy, các phƣơng pháp đánh giá công chức nói chung hiện nay đang áp dụng tại các cơ quan chuyên môn thuộc thành phố Lào Cai là tƣơng đối phù hợp để áp dụng đánh giá công chức theo kết quả công việc. Tuy nhiên, cách thức triển khai cũng là một vấn đề mà rất nhiều các cán bộ công chức quan tâm bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả đánh giá cũng nhƣ mức độ khách quan trong kết quả đánh giá. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện qua Bảng 2.7 cho biết rõ hơn về các phƣơng pháp đánh giá công chức nói chung và đánh giá công chức theo kết quả công việc nói riêng đang đƣợc tiến hành tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Lào Cai. Các câu trả lời trên 5 mức độ: 1- Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Ít đồng ý; 4- Đồng ý; 5 - Rất đồng ý.

50

Kết quả khảo sát cho thấy, về phƣơng pháp đánh giá đƣợc các công chức đánh giá tƣơng đối tốt với mức điểm trung bình trên 3 điểm. Tuy nhiên, vẫn còn 11 công chức không đồng ý phƣơng pháp đánh giá có độ tin cậy cao; 15 công chức không đồng ý với tiêu chí “Phƣơng pháp đánh giá đa dạng”. Đặc biệt có 22 công chức không đồng ý và rất không đồng ý với tiêu chí “Kết quả đánh giá chính xác, phản ánh đúng tình hình thực tế công chức”. Vì theo một số công chức cho rằng, các kết quả đánh giá vẫn còn mang tính cảm tính và chủ quan tƣơng đối nhiều.

Bảng 2.7: Đánh giá của công chức về phƣơng pháp đánh giá công chức

Đơn vị: ngƣời

Nội dung Mức độ đồng ý Điểm

TB

1 2 3 4 5

Phƣơng pháp đánh có độ

tin cậy cao 0 11 24 72 27 3,86

Phƣơng pháp đánh giá đa

dạng 0 15 31 56 32 3,78

Phƣơng pháp đánh giá công chức thể hiện đƣợc tính khách quan, công bằng 0 12 36 62 24 3,73 Kết quả đánh giá chính xác, phản ánh đúng tình hình thực tế công chức 5 17 45 34 33 3,54

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2017

2.2.4. Kết quả đánh giá công chức

Kết quả đánh giá công chức ở đây cho thấy việc xếp loại công chức chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân thành phố lào cai theo kết quả công việc (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)