Dự báo thu thuế GTGT trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo thu thuế giá trị gia tăng tại tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 37)

1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phân tích, dự báo thu

1.3.1. Dự báo thu thuế GTGT trên thế giới

1.3.1.1. Tổng quan về dự báo thu thuế GTGT trên thế giới

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thuế GTGT là một trong những sắc thuế quan trọng trong tổng thu NS, do đó, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, thì việc xây dựng, ứng dụng các phƣơng pháp, mô hình phân tích, dự báo thu tiên tiến, hiện đại cho dự báo thu thuế GTGT đã đƣợc bắt đầu rất sớm trên thế giới và ngày càng đƣợc phát triển mạnh hơn. Có rất nhiều phƣơng pháp, mô hình, kỹ thuật đƣợc sử dụng trong dự báo thu nói chung và dự báo thuế GTGT nói riêng. Trên cơ sở lỹ thuyết kinh tế hiện đại, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu ở nhiều nƣớc trên thế giới đã xây dựng đƣợc nhiều công cụ, mô hình, phần mềm dự báo thu đáp ứng đƣợc công tác quản lý thu thuế. Trong số đó, nhóm mô hình kinh tế lƣợng vĩ mô và các mô hình mô phỏng vi mô đƣợc sử dụng rộng rãi tùy theo trình độ dự báo cũng nhƣ phạm vi, muc đích của công tác dự báo.

Đối với những nƣớc phát triển ở trình độ cao nhƣ Mỹ, AUSTRALIA, để có độ tin cậy, chính xác cao, thông thƣờng ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp hồi quy những mô hình rất phức tạp với hàng loạt biến số có liên quan để xác định chi tiết mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến thu ngân sách, cụ thể:

Cơ quan thuế Mĩ (IRS) sử dụng các mô hình hồi quy với chuỗi thời gian rất phức tạp để phục vụ công tác dự báo, trong đó, bao gồm các biến số về nghĩa vụ thuế tổng hợp và thời gian thu thuế. Tại ang Massachusetts, cơ quan thuế bang đã sử dụng một mô hình với 93 biến số trong 61 phƣơng trình để phân tích, dự báo;

Bộ ngân khố AUSTRALIA sử dụng mô hình TRYM với 23 phƣơng trình hành vi, 3 đẳng thức của thị trƣờng tài chính, 2 phƣơng trình phản ứng cho chính sách tài chính và tiền tệ cùng với khoảng 100 đẳng thức liên kết các chỉ số quan trọng để phân tích, dự báo.

Tại Newzealand, Cơ quan thu nội địa (IRD) và cơ quan quản lý ngân sách thuộc Bộ ngân khố dự báo thu thuế tiêu dùng (GST) theo 02 phƣơng pháp: Mô hình hồi quy giữa số thuế với GDP và mô hình tổng hợp theo kinh tế vĩ mô (dự báo GST dựa trên tiêu dùng nội địa và số liệu xuất - nhập khẩu).

* Đối với một số nước trong khu vực châu Á nhƣ Hàn quốc, Thái Lan,

Singapore, cơ quan thuế cũng đã ứng dụng các mô hình hồi qui trong phân tích, dự báo thu ngân sách từ những năm đầu của thập kỷ 90, ví dụ:

Cơ quan thuế nội địa Singapore đã sử dụng mô hình hồi qui đơn với biến trễ GDP để phân tích mối tƣơng quan giữa thuế tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ (GST - một dạng của thuế GTGT) thu đƣợc và GDP, đồng thời sử dụng thêm biến giả để dự báo một số sắc thuế trong trƣờng hợp số quan sát không đủ lớn; cơ quan thu nội địa Thái Lan đã sử dụng các mô hình hồi quy bội (thông thƣờng là 2 biến) gồm biến thuế suất và các yếu tố cấu thành trong GDP có liên quan.

* Tại một số quốc gia châu Âu, ngƣời ta sử dụng mô hình lập trình tài chính và các mô hình cấu trúc để dự báo thu thuế nói chung và dự báo thu thuế GTGT nói riêng. Trên cơ sở kết hợp nhiều phƣơng pháp dự báo trong đó bao gồm cả phƣơng pháp chuyên gia. Việc đƣa ra kết quả dự báo thu chung đƣợc thực hiện thông qua một cuộc họp của các thành viên nhóm dự báo thu.

1.3.1.2. Dự báo thu thuế GTGT tại một số quốc gia:

(1) Công tác phân tích và dự báo thuế GTGT của Đức:

Thuế GTGT là một trong những sắc thuế chính, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách của nhiều quốc gia. Do vậy, việc phân tích và sử dụng các mô hình hiệu quả để dự báo số thu thuế GTGT cho năm, kỳ tiếp theo là hết sức quan trọng.

Ở Đức thuế GTGT chiếm khoảng 19% trên tổng thu ngân sách và là một trong những sắc thuế chính của hệ thống thuế (Nguồn: OECD Revenue Statistic 2016).

Thuế giá trị gia tăng đƣợc phân tích và dự báo bởi một Tổ chức trực thuộc ộ Tài chính (WGTRF) gồm các đại diện của chính phủ (từ cấp liên bang, thành phố) và các công chức từ các cơ quan nhƣ ngân hàng Trung ƣơng Đức và Cục thống kê liên bang.

Để phân tích và dự báo thuế GTGT, Đức sử dụng mô hình dự báo thuế GTGT theo phƣơng pháp tổng hợp từ tài khoản quốc gia (mô hình gắn kết với chỉ tiêu kinh tế vĩ mô). Mô hình sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp trên tài khoản quốc gia hàng năm để tính ra cơ sở tính thuế GTGT (tiêu dùng cuối cùng chịu thuế GTGT). Gồm các cơ sở dữ liệu về: GDP danh nghĩa, xuất khẩu ròng, tiêu dùng cuối cùng của cá nhân, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ; đầu tƣ xây dựng nhà ở, các yếu tố miễn thuế và giảm thuế. Trên cơ sở cơ sở thuế ƣớc tính đƣợc cơ sở tính thuế GTGT, thuế GTGT sẽ đƣợc dự báo dựa trên tỷ lệ chịu thuế và thuế suất thực tế áp dụng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới số thuế GTGT dự báo chênh lệch với số thuế GTGT thực thu, trong đó có một số nguyên nhân chính sau: sự gian lận về thuế, trốn thuế, phá sản của ngƣời nộp thuế, sự thay đổi chính sách thuế và sai số của mô hình. Nhƣ vậy, với mức độ chênh lệch xoanh quanh 10% qua các năm, cho thấy kết quả phân tích và dự báo thu của Đức tƣơng đối sát thực tế. Có đƣợc kết quả đó là do: Ngoài tổ chức WGTRF, công tác dự báo thu còn có sự tham gia của các tổ chức độc lập khác; bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác đánh giá, phân tích và xây dựng mô hình dự báo đƣợc tính toán chính xác, lƣu trữ khoa học trong thời gian dài làm giảm thiểu đáng kể mức độ sai số của mô hình. Ngoài ra, luật thuế GTGT tƣơng đối ổn định qua các năm đã giúp ngƣời nộp thuế thực hiện các nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế đƣợc dễ dàng, thuận tiện, nâng cao tính thuân thủ.

(2) Công tác phân tích và dự báo thu thuế GTGT của Hà Lan

Cũng tƣơng đồng với Đức, nguồn thu từ thuế GTGT của Hà Lan chiếm tỷ trọng khoảng 18% trong tổng thu ngân sách (Nguồn: OECD Revenue Statistic 2016). Tuy nhiên, khác với Đức, công tác dự báo thu ngân sách của Hà Lan đƣợc thực hiện bởi Cục Phân tích chính sách kinh tế Hà Lan (CP ), một viện nghiên cứu độc lập với ộ Tài chính gồm nhiều chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau và hoạt động từ nguồn kinh phí do Chính phủ cấp. Ngoài ra, công tác dự báo thu còn đƣợc trao đổi, thảo luận và tƣ vấn bởi Ủy ban Quy hoạch Trung ƣơng (CPC). CPB sử dụng nhóm mô hình BIMBAM (bao gồm nhiều mô hình kết hợp do nhiều chuyên gia thực hiện) để dự báo số thu trong ngắn hạn và trung hạn đối với thuế GTGT.

Kết quả dự báo thuế GTGT của Hà Lan tƣơng đối sát với thực tế. Ngoài các nguyên nhân về cơ sở dữ liệu, tính chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác dự báo, sự ổn định của chính sách thuế giá trị gia tăng, mức độ tuân thủ của ngƣời nộp thuế, mức độ chênh lệch giữa số dự báo và số thực thu nhỏ còn

là do công tác dự báo các chỉ tiêu kinh tế cũng nhƣ dự báo thu ngân sách nhà nƣớc đƣợc thực hiện bởi một cơ quan độc lập với ộ Tài chính (giảm bớt các tác động của yếu tố chính trị lên kết quả dự báo). Theo uettner thì sự tham gia của các tổ chức độc lập trong công tác phân tích, dự báo thu của Hà Lan là cao nhất trong liên minh Châu Âu ( uettner và Kauder (2008)).

1.3.2. i h c cho Việt Nam

Qua thực tiễn công tác đánh giá, phân tích và xây dựng mô hình dự báo thu của Đức và Hà Lan, để kết quả dự báo sát với thực tế thì Việt Nam cần quan tâm tới các vấn đề sau:

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự báo thu nói riêng và công tác đánh giá phân tích kinh tế nói chung. Hệ thống cơ sở dữ liệu phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và có sự chia s rộng rãi giữa các cơ quan Chính Phủ với nhau. Tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ thực hiện công tác phân tích và dự báo thu.

- Tiếp cận dần với phƣơng án có sự tham gia của các tổ chức độc lập với ộ Tài chính, ộ Kế hoạch và đầu tƣ (Các Viện nghiên cứu, các trƣờng đại học) trong việc thực hiện các dự báo kinh tế vĩ mô và dự báo thu ngân sách nhà nƣớc nhằm giảm thiểu tác động từ các yếu tố chính trị lên kết quả dự báo

- Tiến hành cải cách luật thuế GTGT một cách đồng bộ, đảm bảo sắc thuế đƣợc áp dụng ổn định trong thời gian dài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Dự báo thu thuế nói chung và dự báo thu thuế giá trị gia tăng nói riêng là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong tình hình thu ngân sách hiện nay, việc đƣa ra mục tiêu, căn cứ, phƣơng pháp và những mô hình để tiến hành dự báo là điều không thể thiếu, nó giúp cho việc dự báo một cách khoa học, chính xác và kịp thời hơn nhằm phục vụ các mục đích khác nhau trong quá trình điều hành ngân sách Nhà nƣớc. Trong Chƣơng I, tác giả đã hệ thống đƣợc những lý luận cần thiết để tiến hành phân tích, dự báo thu thuế giá trị gia tăng tại Tổng cục Thuế.

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ BÁO THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI TỔNG CỤC THUẾ

2.1. Hệ thống chính sách thuế GTGT của Việt Nam hiện nay

Việt Nam chính thức áp dụng thuế GTGT từ 1/1/1999 thay thế cho thuế doanh thu, Luật Thuế GTGT đã dần đƣợc hoàn thiện qua một số lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2003, 2008, 2013, 2014, 2016 theo hƣớng ngày càng minh bạch, đơn giản, và công bằng, qua quá trình triển khai thực hiện Luật thuế GTGT đã có những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.

2.1.1. Về đối tượng chịu thuế:

Luật thuế GTGT qui định hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tƣợng chịu thuế GTGT, trừ các đối tƣợng không chịu thuế GTGT. Có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT, đây là những nhóm hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nƣớc hiện đang khuyến khích đầu tƣ, phát triển sản xuất, kinh doanh nhƣ nông, lâm nghiệp, thủy sản, làm muối, dịch vụ nông nghiệp, thú y, dạy học, dạy nghề, dịch vụ y tế, phần mềm máy tính, vận chuyển hành khách công cộng... hoặc những loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất đặc thù và trong nƣớc chƣa sản xuất, cung ứng đƣợc,...

2.1.2. Căn cứ để tính thuế GTGT gồm có giá tính thuế và thuế suất:

Về thuế suất: hiện tại có 3 nhóm thuế suất gồm: thuế suất 0% đƣợc áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; thuế suất 5% đƣợc áp dụng đối với 15 nhóm hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân và mức thuế suất phổ thông là 10% áp dụng đối với các nhóm hàng hóa dịch vụ còn lại. Với mức thuế suất

phổ thông 10%, Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có mức thuế suất tƣơng đối thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài 3 mức thuế suất phổ thông áp dụng đối với ngƣời nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ nêu trên, Luật thuế GTGT còn qui định 4 mức thuế suất áp dụng đối với những đối tƣợng nộp thuế theo phƣơng pháp trực tiếp và đƣợc chia theo nhóm ngành nghề sản xuất kinh doanh gồm: phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Về giá tính thuế GTGT: Về nguyên tắc chung, giá tính thuế GTGT là giá bán hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra chƣa có thuế GTGT và đã bao gồm các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trƣờng, thuế nhập khẩu (nếu có). Một số trƣờng hợp qui định cụ thể khi xác định giá tính thuế GTGT nhƣ: Đối với hàng hóa bán theo phƣơng thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chƣa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm; Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chƣa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nƣớc; Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hƣởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu đƣợc từ các hoạt động này chƣa có thuế GTGT; Đối với hàng hóa, dịch vụ đƣợc sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế đƣợc xác định theo công thức sau:

Giá chƣa có thuế GTGT =

Giá thanh toán

2.1.3. Về phương pháp tính thuế GTGT

Phƣơng pháp tính thuế GTGT gồm phƣơng pháp khấu trừ thuế GTGT và phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT.

(1) Đối với phƣơng pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT phải nộp đƣợc xác định bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ. Phƣơng pháp khấu trừ thuế đƣợc áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm: Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phƣơng pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.

Số thuế GTGT đầu ra là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT (bằng giá tính thuế nhân với thuế suất). Số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ cơ bản đƣợc xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định của Luật.

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì đƣợc khấu trừ vào kỳ tiếp theo hoặc đƣợc hoàn thuế GTGT trong các trƣờng hợp: Kinh doanh hàng xuất khẩu, có dự án đầu tƣ mới; đang trong giai đoạn đầu tƣ có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tƣ mà chƣa đƣợc khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên; khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết; Ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngoài cấp đƣợc hoàn thuế đối với hàng hóa

mua tại Việt Nam mang theo ngƣời khi xuất cảnh; các chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; đối tƣợng đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ƣu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng đƣợc hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT; Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo thu thuế giá trị gia tăng tại tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)