2.2.1. Vị trí, vai trò của thuế GTGT trong tổng thu NSNN
Thuế GTGT là loại thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng. Do đó, trong nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc của Việt Nam thì thuế GTGT đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể; giúp nhà nƣớc kiểm soát đƣợc hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm soát đƣợc hệ thống hóa đơn, chứng từ; góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nƣớc một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong cơ cấu thu NSNN, thuế GTGT là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hƣớng tăng dần trong tổng thu NSNN, tỷ trọng thuế GTGT trong tổng thu NSNN tăng từ 22,9% giai đoạn 2006-2010 lên 25,6% giai đoạn 2011-2015 và bình quân 24,2% trong giai đoạn 2016-2018 (tỷ trọng thuế TNDN giai đoạn 2016-2018 chỉ chiếm khoảng 14,1% tổng thu NSNN; thuế TTĐ chiếm khoảng 6,9%; thuế TNCN chiếm khoảng 6,2%;...). Quy mô số thu thuế GTGT nội địa giai đoạn 2011-2015 gấp 2,3 lần so với giai đoạn 2006-2010, giai đoạn 2016-2018 bình quân gấp 1,44 lần so với giai đoạn 2011-2015, với mức tăng trƣởng thu bình quân 13%/năm. Điều này đã góp phần bù đắp một phần giảm sút thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu,... do giảm tỷ lệ huy động thuế nhằm thu hút đầu tƣ, tích tụ vốn cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh và theo lộ trình hội nhập quốc tế.
Tốc độ tăng thu thuế GTGT luôn tăng cao hơn so với tốc độ tăng của tổng thu NS tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thu NS theo chiều hƣớng tích cực, cơ cấu thu NS ngày càng vững chắc. Tính đến cuối năm 2018 tỷ trọng thu nội địa chiếm khoảng 75,9% tổng thu NSNN (năm 2015 là 75%,
năm 2011 là 61,5%). Tỷ lệ huy động NSNN giai đoạn 2011-2015 bình quân khoảng 23,4% GDP, giai đoạn 2016-2018 bình quân đạt 25,4%).
2.2.2. Quy trình phân tích, dự báo thu thuế GTGT
Hiện nay, công tác dự báo thu ngân sách nói chung và dự báo thu thuế GTGT nói riêng tại Tổng cục Thuế đƣợc thực hiện nhằm phục vụ một số mục đích nhƣ: để dự báo số thu định kỳ hàng tháng, quý, năm; phục vụ phân tích, đánh giá và xây dựng dự toán thu; để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế hoặc để đánh giá ảnh hƣởng khi sửa đổi, bổ sung, áp dụng chính sách mới,... Trong đó, nội dung thƣờng xuyên nhất là dự báo số thu nhằm phục vụ công tác phân tích, đánh giá và xây dựng dự toán thu. Đối với dự báo thu thuế GTGT, quy trình dự báo đƣợc thực hiện theo các bƣớc bám sát theo theo quy trình xây dựng dự toán của Luật Ngân sách nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn. Hệ thống mẫu biểu phục vụ công tác phân tích, dự báo thu thuế tại cơ quan thuế các cấp đƣợc thực hiện theo quy định tại Quyết định 926/QĐ-TCT ngày 9/5/2018 của Tổng cục Trƣởng Tổng cục Thuế. Các bƣớc công việc cụ thể trong công tác dự báo thu thuế GTGT đƣợc thực hiện nhƣ sau:
(1) Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, tình hình thu thuế GTGT:
Hàng tháng cơ quan thuế liên tục phân tích, đánh giá, nhận định, dự báo tình hình, khả năng thu thuế GTGT trong năm hiện hành, báo cáo cơ quan cấp trên, phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành thu, chi NSNN và quản lý thu thuế ở cơ quan thuế các cấp. Đồng thời, làm cơ sở cho việc chuẩn bị dự báo thu thuế GTGT cho năm tiếp theo. Công việc này đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục ở tất cả cơ quan thuế các cấp.
(2) Định hướng dự báo thu thuế GTGT: Căn cứ kết quả phân tích, đánh
giá tình hình thu thuế GTGT trong những tháng đầu của năm hiện hành, căn cứ vào kế hoạch ban hành các chính sách thu mới của nhà nƣớc và dự báo về tăng trƣởng kinh tế của các cơ quan chuyên môn, các cơ quan có thẩm quyền
sẽ ban hành các văn bản để định hƣớng cho việc đánh giá khả năng thu năm hiện tại và dự báo thu thuế GTGT cho kỳ dự báo (tháng sau, quý sau, năm sau). Các thông tin có thể sử dụng làm căn cứ để dự báo số thu thuế GTGT gồm có: các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội kỳ hiện hành và dự báo ình hình kinh tế cuat kỳ tiếp theo; các dự án, tình hình đầu tƣ, sản xuất kinh doanh trên các địa bàn, Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc; Thông tƣ hƣớng dẫn của ộ Tài chính, Văn bản hƣớng dẫn của Tổng cục Thuế, các cơ chế, chính sách thuế có hiệu lực trong kỳ dự báo,…
(3) Thực hiện dự báo thu thuế GTGT:
Đây là khâu sử dụng các căn cứ về kinh tế, chính sách, quản lý thu thực tế tại từng địa bàn và những yêu cầu, định hƣớng lớn của Nhà nƣớc để tính toán, dự báo số thu thuế GTGT trong tổng thể các nguồn thu năm sau, vì vậy, dự báo nguồn thu thuế GTGT cần phải tiến hành theo từng bƣớc công việc:
- Thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá, dự báo thu đối với từng ngành, từng ngƣời nộp thuế cụ thể.
- Tính toán, dự báo đƣợc số thu thuế GTGT trong tổng thể nguồn thu năm sau trên từng địa bàn. Số dự báo thu phải đƣợc tính toán trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; Luật Quản lý thuế, Luật thuế GTGT và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
- Tổng hợp và phản ánh số thu năm hiện hành và số thu năm dự báo ở các cấp địa phƣơng, tổng hợp số dự báo thu thuế GTGT nội địa của cả nƣớc.
(4) Thảo luận, thẩm định, tổng hợp kết quả dự báo thu thuế GTGT để phục vụ xây dựng dự toán thu trình các cấp có thẩm quyền:
Tổng cục Thuế và các Cục Thuế cùng thực hiện công tác dự báo thu NSNN trong đó bao gồm thuế GTGT, việc thảo luận đƣợc thực hiện giữa cấp Tổng cục Thuế và cấp Cục Thuế để đƣa ra dự báo chung, kết quả dự báo đƣợc
tổng hợp lại phục vụ làm việc giữa U ND địa phƣơng và BTC để thống nhất đƣa ra số dự toán thu thuế GTGT trình Chính phủ, Quốc hội thông qua.
2.2.3. Phương pháp phân tích, dự báo thu thuế GTGT
Phƣơng pháp dự báo thu thuế GTGT của Tổng cục hiện nay đang thực hiện chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp truyền thống với kỹ thuật đơn giản, dễ tính toán, dựa vào những thông tin có tính chất ngắn hạn, đặc biệt là dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ có thời gian công tác lâu dài trong một lĩnh vực quản lý thu nhất định. Các phần mềm kỹ thuật sử dụng cho phân tích, dự báo thu hiện đại hầu nhƣ chƣa đƣợc sử dụng trong hoạt động phân tích, đánh giá và dự báo thu thuế nói chung và dự báo thu thuế GTGT nói riêng.
Phân tích, đánh giá, dự báo số thu thuế GTGT đƣợc thực hiện bằng những phƣơng pháp đơn giản có sự tham gia của các yếu tố ngoại suy (tính toán suy luận toán học) về xu hƣớng thu từ các kỳ trƣớc. Phƣơng pháp nhƣ vậy giả định rằng số thu thuế GTGT sẽ tăng so với giai đoạn trƣớc mà không tính đến ảnh hƣởng của các mô hình khác nhau về tăng trƣởng kinh tế trong tƣơng lai. Thuế GTGT là loại thuế có liên hệ chặt chẽ với diện chịu thuế và các kế hoạch phát triển hoặc cải cách kinh tế làm thay đổi cơ cấu của các lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế và theo đó là sẽ làm thay đổi diện chịu thuế. Với cách thức tính toán nhƣ trên, phƣơng pháp này không tính đƣợc đầy đủ, chính xác những thay đổi thu do ảnh hƣởng của các yếu tố trong và ngoài nƣớc tác động đến sự thay đổi tốc độ tăng trƣởng, cấu trúc nền kinh tế trong tƣơng lai.
Hiện nay, hai phƣơng pháp cơ bản mà cơ quan thuế thƣờng sử dụng để dự báo số thu thuế GTGT là:
2.2.3.1. Phương pháp chỉ số dự báo tổng hợp:
- Phƣơng pháp này sử dụng các chỉ số để tính toán, xác định nguồn thu thuế GTGT trong một kỳ nhất định. Nguồn thu đƣợc dự báo trên cơ sở giả
định rằng quy luật thu không bị phá vỡ do tác động của cơ chế, chính sách hay sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế...
- Các chỉ số thƣờng sử dụng đó là chỉ số tỷ trọng thu thuế, chỉ số tỷ lệ tăng trƣởng thu thuế và chỉ số tỷ lệ điều tiết thuế trên GDP, ứng với mỗi chỉ số, có 1 phƣơng pháp dự báo. Thông thƣờng cả 3 phƣơng pháp trên đều đƣợc dùng để dự báo ngắn hạn, áp dụng khi đánh giá, phân tích kết quả thu hàng tháng, quý, năm và khi dự báo thu hàng năm.
- Trƣớc khi tiến hành dự báo số thu thuế GTGT, phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu thuế GTGT trong kỳ để loại trừ/ tính thêm các khoản thu đột biến, bất thƣờng phát sinh ngoài quy luật và có cơ sở dự báo các chỉ số tăng trƣởng thu thuế GTGT cho năm sau.
- Do kỳ dự báo là tƣơng đối ngắn, với quy định thu nộp thuế GTGT theo Luật Quản lý thuế, Luật thuế GTGT và các văn bản hƣớng dẫn thi hành hiện nay, sự ảnh hƣởng của yếu tố kinh tế có độ trễ tối thiểu chậm hơn khoảng một tháng… thì việc áp dụng phƣơng pháp phân tích, dự báo thu nhƣ trên cũng cho kết quả tƣơng đối sát. Tuy nhiên, đối với dự báo thu thuế GTGT trung và dài hạn, thì phƣơng pháp trên cho kết quả còn có sai lệch nhất định.
- Hạn chế của phƣơng pháp này là chỉ tính toán đƣợc những khoản thuế phát sinh thƣờng xuyên, mang tính ổn định, những khoản thu mới, phát sinh đột biến, phát sinh ngoài quy luật thì phƣơng pháp này không tính toán đƣợc.
Kết quả dự báo thu thuế GTGT của cả ngành giai đoạn 2011-2018:
Đơn vị: Tỷ đồng
STT Năm Dự báo Thực hiện
(%) So sánh Thực hiện so dự báo Tốc độ tăng trƣởng thu 1 2011 123.493 116.500 94,3 2 2012 156.958 137.987 87,9 118,4 3 2013 173.011 157.401 91,0 114,1 4 2014 167.140 163.709 97,9 104,0 5 2015 189.931 181.792 95,7 111,0 6 2016 213.892 192.608 90,0 105,9 7 2017 259.015 216.726 83,7 112,5 8 2018 267.158 228.847 85,7 105,6
(Qua bảng số liệu trên thì số thực hiện thu của cả nước hàng năm khá sát với số dự báo và có mức tăng trưởng thu khá).
Cụ thể từng phƣơng pháp nhƣ sau:
a) Phương pháp sử dụng chỉ số tỷ trọng thu thuế:
- Chỉ số tỷ trọng thu thuế đƣợc sử dụng để dự báo số thuế GTGT thu đƣợc trong một năm. Tỷ trọng là tỷ lệ (%) của số thuế GTGT thu đƣợc trong kỳ đánh giá so với mức thu thuế giá trị gia tăng cả năm, đƣợc xác định bằng công thức: Tỷ trọng thu thuế GTGT n tháng của năm X (%) =
Số thuế GTGT thu đƣợc n tháng năm X
x 100 Số thuế GTGT thu đƣợc của cả năm X
Theo đó, dự báo số thuế GTGT thu đƣợc của cả năm X đƣợc xác định theo công thức sau:
Ví dụ: Giả định tỷ trọng thu thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2018 sẽ tƣơng đƣơng tỷ trọng thu thuế GTGT trung bình 6 tháng của 3 năm trƣớc đó (đã loại trừ những yếu tố bất thƣờng) là khoảng 48,8%. Nhƣ vậy, giả sử 6 tháng đầu năm 2018 số thuế GTGT đạt 111.778 tỷ đồng, thì dự báo số thuế GTGT thu đƣợc của cả năm 2018 nhƣ sau: Số thuế GTGT sẽ thu đƣợc cả năm 2018 = 111.778/48,8% = 228.847 tỷ đồng.
Kết quả thu thuế GTGT của cả ngành giai đoạn 2011-2018 theo phương pháp tỷ trọng thu thuế, như sau:
Đơn vị: Tỷ đồng STT Năm Thực hiện 6 tháng đầu năm Tỷ trọng thu 6 tháng cuối năm Thực hiện cả năm 1 2011 59.073 50,7 116.500 2 2012 63.366 45,9 137.987 3 2013 75.077 47,7 157.401 4 2014 82.090 50,1 163.709 5 2015 88.436 48,6 181.792 6 2016 94.034 48,8 192.608 7 2017 100.223 46,2 216.726 8 2018 111.778 48,8 228.847 Số thuế GTGT thu đƣợc của cả năm X =
Số thuế GTGT thu đƣợc n tháng năm X Tỷ trọng thu thuế GTGT n tháng của năm X (%)
- Phƣơng pháp dự báo này sẽ cho kết quả tƣơng đối chính xác với điều kiện: trong năm dự báo, các chính sách thuế GTGT ổn định, cơ chế thu, nộp và công tác quản lý thuế ổn định, kinh tế không có những biến động bất thƣờng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, cùng với chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế, sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách mới diễn ra thƣờng xuyên cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho DN…thì phƣơng pháp này bộc lộ các hạn chế. Để có thể sử dung phƣơng pháp này cần kết hợp với đánh giá tác động của các chính sách, cơ chế thu đƣợc áp dụng trong thời gian tới để đƣa ra đƣợc kết quả chính xác.
b) Phương pháp sử dụng chỉ số tăng trưởng thu thuế:
- Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để dự báo thu thuế GTGT tháng, quý và năm. Số thuế giá trị gia tăng thu đƣợc trong kỳ dự báo đƣợc xác định bằng công thức:
T(x) = T(x-1) * (1+δ) (2) Trong đó:
T(x) là số thuế GTGT thu đƣợc của kỳ dự báo năm nay T(x-1) là số thuế GTGT thu đƣợc của cùng kỳ năm trƣớc δ là hệ số tăng trƣởng về thuế GTGT dự báo trong kỳ.
Hệ số tăng trƣởng δ đƣợc xác định nhƣ sau: δ = α * G + (1-α)*g Trong đó:
α là số tháng còn lại của năm hiện tại chia cho 12 (ví dụ nếu dự báo cho 7 tháng cuối năm thì α = 7/12)
G là tốc độ tăng trƣởng của GDP (hoặc cơ sở tính thuế nhƣ doanh thu, thu nhập...) dự báo của cả năm hiện tại
g là tốc độ tăng trƣởng về thuế GTGT thực tế luỹ kế đến tháng dự báo của năm hiện tại.
Ví dụ, thuế GTGT 6 tháng đầu năm 2018 đạt 111.778 tỷ đồng, 6 tháng cuối năm 2018 đạt 117.069 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2019 đạt 120.515 tỷ
đồng; Dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP thực tế cả năm 2019 là 7,08%, chỉ số giá tiêu dùng dự báo khoảng 3,54%. Trong điều kiện chính sách thuế GTGT ổn định, kinh tế duy trì đƣợc nhịp độ tăng trƣởng; các khoản thu đột biến đƣợc tính riêng; thì dự báo số thu thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2019 đƣợc xác định là Số thu 6 tháng cuối năm 2019 = Số thu 6 tháng cuối năm 2018 * δ
Trong đó: δ = (6/12)*(7,08%+3,54%) + (1-6/12)*[(120.515 tỷ đồng- 117.069 tỷ đồng)/117.069 tỷ đồng] = 0,088. Theo đó, số thu thuế GTGT 6 tháng cuối năm 2019 = 120.515 tỷ*1,088=131.137 tỷ đồng.
ảng số liệu theo phƣơng pháp chỉ số tăng trƣởng thu:
Đơn vị: Tỷ đồng; (%) STT Năm Thực hiện 6 tháng đầu năm Tốc độ tăng trƣởng GDP Chỉ số giá CPI Hệ số tăng trƣởng Số thu 6 tháng cuối năm Dự báo cả năm Số thực hiện (%) TH so dự báo 1 2012 63.366 5,25% 6,81% 0,097 69.490 132.857 137.987 103,9 2 2013 75.077 5,42% 6,60% 0,153 86.527 161.605 157.401 97,4 3 2014 82.090 5,98% 4,09% 0,097 90.057 172.147 163.709 95,1 4 2015 88.436 6,68% 0,63% 0,075 95.086 183.522 181.792 99,1 5 2016 94.034 6,21% 2,66% 0,076 101.182 195.216 192.608 98,7 6 2017 100.223 6,81% 3,53% 0,085 108.702 208.925 216.726 103,7 7 2018 111.778 7,08% 3,54% 0,111 124.157 235.934 228.847 97,0 8 2019 120.515 7,02% 2,79%