GTGT trong thời gian tới.
3.2.1. Mục tiêu chung về công tác dự báo thu trong chiến lược cải cách hệ thống thuế của Tổng cục.
Mục tiêu tổng quát là “Xây dựng hệ thống thuế là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nƣớc. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thông nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lƣợng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hoá cao”. Trong đó, về hiện đại hóa công tác dự báo thu mục tiêu đề ra là “tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các phƣơng pháp dự báo thu hiện đại, tiến tiến trên thế giới để nâng cao chất lƣợng công tác phân tích, dự báo thu ngân sách”.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể đối với công tác dự báo thuế GTGT.
Thuế GTGT là vấn đề trung tâm của bất kỳ hệ thống thuế nội địa nào, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Do sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thuế GTGT để bù lại số thu mất đi từ các khoản thuế liên quan tới thƣơng mại trong thời gian trung hạn và phải loại bỏ các gánh nặng liên quan đến thuế cho các doanh nghiệp vì nếu nhƣ vậy các gánh nặng này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh. Theo đó, mục tiêu cụ thể đối với công tác dự báo thuế GTGT là xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế GTGT hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nƣớc, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tƣ nhất là đầu tƣ áp dụng công nghệ cao, vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, đảm bảo
cho nền kinh tế tăng trƣởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết hợp lý của ngân sách nhà nƣớc. Hệ thống chính sách thuế GTGT đƣợc sửa đổi bổ sung phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc; góp phần chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia; khuyến khích thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế và đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam; bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn các sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nƣớc phù hợp với các cam kết, thông lệ quốc tế. Hệ thống chính sách thuế GTGT đƣợc xây dựng, hoàn thiện bảo đảm minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hƣớng tăng nguồn thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) đến năm 2020 đạt trên 40% tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Hệ thống chính sách thuế GTGT đƣợc hoàn thiện và có cơ cấu hợp lý, với những định hƣớng chủ yếu tốc độ tăng trƣởng số thu thuế GTGT bình quân hàng năm đạt khoảng 16-18%/năm.
Giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ huy động thu ngân sách nhà nƣớc và tỷ lệ động viên từ thuế GTGT ở mức hợp lý theo hƣớng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hoá, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh. Hệ thống chính sách thuế của giai đoạn này sẽ bao nội dung của sắc thuế GTGT đƣợc sửa đổi, bổ sung phù hợp theo cam kết WTO, các cam kết mậu dịch tự do khu vực và song phƣơng, đảm bảo tạo môi trƣờng sản xuất kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy đầu tƣ, đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế, tạo điều kiện cho ngƣời nộp thuế tăng tích tụ, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần hoàn thành mục tiêu đƣa Việt Nam cơ bản là nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020; sắc thuế GTGT và thu ngân sách nhà nƣớc liên quan đến thuế GTGT đƣợc nghiên cứu xây dựng đồng bộ.
Về quản lý thuế cần tiếp tục phải hoàn thiện theo hƣớng hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phƣơng pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hƣớng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cƣờng công tác tuyên truyền hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho ngƣời nộp thuế, nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đƣa Việt Nam thuộc nhóm các nƣớc hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020.
Trong xu thế hội nhập và cải cách trên, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, lần thứ XI đã chỉ rõ phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nƣớc, đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hóa, nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiên cứu chiến lƣợc, công tác quy hoạch, kế hoạch; đổi mới nội dung, phƣơng pháp, quy trình xây dựng, thông qua và phê duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao tính khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm cho chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, thực sự là công cụ điều hành có hiệu quả của Nhà nƣớc. Tăng cƣờng chất lƣợng, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ trong công tác dự báo thu, chi NSNN, đặc biệt là dự báo thu thuế GTGT. Với phƣơng pháp xây dựng dự toán truyền thống hiện nay sẽ không đáp ứng đƣợc mục tiêu, yêu cầu trên. Yêu cầu đặt ra đối với công tác dự báo thu nói chung và dự báo thu thuế GTGT là:
(1) Phải đổi mới về phƣơng pháp, đẩy mạnh ứng dụng các mô hình dự báo thu hiện đại trong công tác dự báo và xây dựng dự toán thu ngân sách nhằm nâng cao chất lƣợng công tác dự toán thu thuế. Trong công tác phân
tích, dự báo thu mọi yếu tố đã, đang và sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế, đến kết quả thu ngân sách cần phải đƣợc định lƣợng một cách chính xác, cụ thể. Muốn vậy, cần thiết phải sử dụng những mô hình dự báo thu hiện đại, trong công tác phân tích dự báo để định lƣợng rõ, có cơ sở khoa học để từ đó lựa chọn những phƣơng án chính sách tối ƣu, những giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý thu thuế GTGT.
(2) Phải xây dựng, tổ chức đƣợc đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo thu chuyên nghiệp, chuyên sâu, có đủ kiến thức, kỹ năng, có khả năng sử dụng vận hành các mô hình dự báo thu hiện đại.
(3) Xây dựng đƣợc hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, trên cơ sở Hệ thống thông tin dữ liệu quản lý thuế của cơ quan thuế, đảm bảo kết nối với các nguồn dữ liệu bên ngoài từ các cơ quan nhƣ: Hải quan, Tài chính, Thống kê, tài nguyên môi trƣờng,... đáp ứng đủ các chỉ tiêu phục vụ cho xây dựng, vận hành các mô hình dự báo thu hiện nay và xu hƣớng xây dựng các mô hình khác trong tƣơng lai của ngành Thuế.
(4) Ứng dụng mạnh mẽ các mô hình dự báo thu hiện đại trong công tác quản lý thuế GTGT. Công tác dự báo định lƣợng đối với thuế GTGT cần đƣợc tiến hành trong việc: (i) Nghiên cứu ban hành, bổ sung, sửa đổi chính sách, đánh giá đúng tác động của việc thay đổi chính sách tới thu thuế GTGT và tác động của chính sách thuế đã và sẽ ban hành đến các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân nhƣ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, đầu tƣ... nhằm đánh giá đúng hiệu quả của chính sách...(ii) Phục vụ cho xây dựng các định hƣớng chiến lƣợc dài hạn về thuế GTGT (10 năm) và kế hoạch trung hạn (3-5 năm). (iii) Xây dựng dự toán thu đối với thuế GTGT hàng năm trong phạm vi cả nƣớc; phân tích tình hình thực hiện dự toán thu thuế GTGT hàng tháng, quý và năm, phục vụ cho việc ra các quyết định điều chỉnh, các biện pháp ứng phó... trong điều hành, giúp Chính phủ, Bộ Tài chính chủ động trong cân đối
thu - chi ngân sách nhà nƣớc. (iv) Phân tích, dự báo những tác động bất thƣờng về chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nƣớc tới số thu thuế GTGT thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô: giá cả, tỷ giá, lãi suất, đầu tƣ, thƣơng mại...(v) Tính toán, đánh giá khoảng cách thuế GTGT, sử dụng các mô hình dự báo thu nhƣ một trong các công cụ hữu hiệu để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thu thuế GTGT của cơ quan thuế theo thông lệ quốc tế.
3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác dự báo thu thuế GTGT.
3.3.1. Nhóm giải pháp về đổi mới phương pháp dự báo thu thuế GTGT bằng các mô hình dự báo tiên tiến.
3.3.1.1 Mô hình dự báo theo phương pháp hồi quy
a) Nội dung cơ bản của mô hình:
Mô hình dự báo này đƣợc thực hiện dựa trên việc sử chuỗi dữ liệu về số thu thuế GTGT và chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ: GDP, GNI,... thực hiện chuẩn hóa số liệu là tiến hành hồi quy, sau đó đánh giá mối tƣơng quan giữa thuế GTGT và chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, tiến hành kiểm định các điều kiện và sử dụng mô hình để dự báo cho số thuế GTGT thu đƣợc trong các năm tiếp theo trên cơ sở số dự báo về chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
b) Yêu cầu dữ liệu: Chuỗi dữ liệu theo thời gian tối thiểu khoảng 15
quan sát, bao gồm những thông tin về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của cả nƣớc nhƣ GDP, đầu tƣ, tiêu dùng chính phủ, tiêu dùng hộ gia đình, chỉ số giá, lạm phát, giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu,… của cả nƣớc ; các chỉ tiêu vi mô nhƣ sản lƣợng, doanh số… của một ngành hàng nào đó cần dự báo… và số liệu về thu thuế GTGT. Mức độ chi tiết đối với chuỗi số liệu phụ thuộc vào mô hình lựa chọn của ngƣời làm công tác dự báo thu và dự báo thu đối với từng sắc thuế/ngành hàng hoặc tổng thu chung của toàn quốc. Tuy nhiên, để có kết quả dự báo chính xác, chuỗi số liệu cần đƣợc làm sạch để đảm bảo tính đồng nhất về dữ liệu. Trong điều kiện không có khả năng xây dựng và ứng dụng những
mô hình kinh tế lƣợng phức tạp để dự báo sự tác động chi tiết của nhiều nhân tố đến số thuế GTGT thu đƣợc thì việc loại bỏ các yếu tố không có tầm quan trọng về mức độ ảnh hƣởng đến số thuế thu đƣợc ra khỏi mô hình là cần thiết.
c) Lựa chọn dạng hàm:
Qua phân tích số thu thuế GTGT thực tế của Việt Nam, ta nhận thấy biến số ảnh hƣởng lớn nhất và trực tiếp đến kết quả thu ngân sách chính là GDP và các yếu tố cấu thành trong GDP. Về mặt lý thuyết, GDP với tƣ cách đại diện cho các hoạt động kinh tế đã có một nền tảng kinh tế vĩ mô. Thuế là một hàm số của cơ sở tính thuế và thuế suất. GDP là đại diện cho cơ sở tính thuế. GDP có khả năng giải thích đặc biệt đối với số thu từ thuế GTGT, sự liên hệ giữa các thông số kinh tế và số thuế GTGT thu đƣợc là khá chặt chẽ.
Một mô hình hồi qui đơn giản để xác định mối tƣơng quan giữa thuế GTGT và GDP có thể đƣợc xác định theo phƣơng trình sau:
Log T=β1 +β2Log GDP.
Trong đó: T thuế GTGT β1 là hằng số
β2 là hệ số biểu hiện mối quan hệ giữa số thuế thu đƣợc và GDP.
Sử dụng chuỗi số liệu thuế VAT và GDP danh nghĩa từ 2011 đến 2018 ta có kết quả hồi quy nhƣ sau:
Dependent Variable: LOG(VAT) Method: Least Squares
Date: 04/18/2019 Time: 13:39 Sample: 2011 2018
Included observations: 18
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
LOG(NOMGDP) 1.262814 0.030970 40.77576 0.0000
C -7.040330 0.436474 -16.13002 0.0000
R-squared 0.992242 Mean dependent var 10.73298
Adjusted R-squared 0.991645 S.D. dependent var 0.964960
S.E. of regression 0.088202 Akaike info criterion -1.894800
Sum squared resid 0.101136 Schwarz criterion -1.800393
Log likelihood 16.21100 Hannan-Quinn criter. -1.895805
F-statistic 1662.662 Durbin-Watson stat 0.841372
Prob(F-statistic) 0.000000
Từ kết quả chạy mô hình và thực hiện các kiểm định đối với các hệ số trong mô hình (kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số, kiểm định tính tự tƣơng quan,…) cho thấy:
- Giá trị P value = 0: mô hình này có thể chấp nhận đƣợc do xác suất bác bỏ mô hình là rất nhỏ.
- Hệ số xác định R2 (R-square) = 0.992242 >0,5: khẳng định có mối tƣơng quan giữa số thu thuế GTGT với GDP danh nghĩa; 99,2% độ biến thiên của số thu thuế GTGT đƣợc giải thích bởi độ biến thiên của GDP danh nghĩa.
- Hệ số góc β2 = 1,262814 là số dƣơng, kết luận ƣớc lƣợng này là phù hợp về mặt kinh tế. Số thuế thu đƣợc tỷ lệ cùng chiều với GDP danh nghĩa.
Với kết quả đã hồi quy đƣợc, dạng hàm giữa số thuế VAT và GDP đƣợc thiết lập nhƣ sau:
Log (VAT) = -7.040330 + 1.262814 log (GDP danh nghĩa)
Kết quả dự báo đƣợc kiểm tra, đối chiếu với kết quả thu thực tế nhƣ sau: Đơn vị: Tỷ đồng Năm Số thuế GTGT thực thu Số thuế GTGT theo dự báo
Chênh lệch thực hiện so dự báo
Số tuyệt đối % 2010 98.739 99.358 619 -0,6 2011 117.704 134.677 16.974 -12,6 2012 137.927 142.589 4.661 -3,3 2013 157.589 156.106 -1.484 1,0 2014 163.727 177.217 13.490 -7,6 2015 181.771 177.107 -4.664 2,6 2016 192.715 198.726 6.012 -3,0 2017 208.398 219.602 11.204 -5,1 2018 228.856 236.547 7.691 -3,3
(Nguồn dữ liệu: các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô do Tổng cục Thống kê cung cấp, số thực thu thuế GTGT nội địa do Tổng cục Thuế cung cấp)
g) Đánh giá khả năng áp dụng: Mô hình hổi quy có ƣu điểm là dễ thực
hiện, mô hình có thể điều chỉnh linh hoạt tuỳ vào mức độ cung cấp chi tiết dữ liệu đầu vào. Ngoài dự báo thu thuế GTGT, mô hình hồi quy có thể sử dụng để dự báo tổng thu NSNN hoặc dự báo thu riêng từng sắc thuế khác. Yêu cầu quan trọng nhất của mô hình này là phải có chuỗi số liệu đủ dài và đƣợc làm sạch, loại trừ yếu tố ảnh hƣởng của chính sách và quản lý thu, đồng thời các mô hình hồi quy phải đƣợc điều chỉnh, kiểm nghiệm sai số để có thể đƣa ra đƣợc
kết quả dự báo hợp lý. Hiện tại, cơ sở dữ liệu của ngành thuế và cơ quan thống kê tại Việt Nam có thể đáp ứng cho xây dựng một số mô hình hồi quy.
3.3.1.2 Mô hình dự báo theo tháng
a) Nội dung cơ bản của mô hình:
Mô hình dự báo số thu tháng là một mô hình đơn giản đƣợc sử dụng cho dự báo số thu hàng tháng đối với các sắc thuế chính bao gồm thuế GTGT. Mô hình này xem xét đến cả các tác động của yếu tố mùa vụ trong hoạt động thu thuế và cho kết quả tƣơng đối chính xác về số thuế GTGT thu thực tế hàng tháng. Mô hình này yêu cầu cơ sở dữ liệu là số thu thực tế hàng tháng của thuế GTGT và sử dụng tỷ lệ tăng trƣởng GDP hoặc các cơ sở tính thuế tƣơng đƣơng (thu nhập, tiêu dùng, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu) hàng tháng để dự báo. Nội dung của phƣơng pháp này là:
Tại một tháng bất kỳ trong năm tài khóa, hệ số tăng trƣởng tổng số thuế thu thuế GTGT đƣợc của cả năm sẽ đƣợc chia thành 2 phần: (1) Số thuế