Nhóm giải pháp về Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về thuế GTGT phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo thu thuế giá trị gia tăng tại tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 104)

phục vụ cho phân tích, dự báo thu thuế GTGT.

Một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác dự báo và xây dựng dự toán thu đƣợc phân tích trong chƣơng 2 là Hệ thống chính sách thuế hiện hành còn phức tạp, các chính sách thay đổi liên tục và sự bất cập của hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích, dự báo và xây dựng dự toán chƣa đƣợc cập nhật kịp thời, đầy đủ khi chính sách thuế thay đổi. Hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành Thuế chƣa phù hợp với tiêu chuẩn thống kê quốc gia và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, để có thể ứng dụng các mô hình dự báo thu hiện đại cần phải có một khối lƣợng thông tin rất lớn, đầy đủ của các DN, của các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế trên phạm vi toàn quốc, đòi hỏi hệ thống tin học tổng thể của ngành Thuế phải đƣợc đầu tƣ đúng mức, đồng thời xây dựng giải pháp kỹ thuật để đảm bảo các ứng dụng cũng nhƣ hạ tầng truyền thông của ngành Tài chính, Thuế phải phát triển kịp thời trên qui mô toàn bộ Cục Thuế.

Đến nay, hệ thống ứng dụng của ngành Thuế đã đáp ứng khoảng trên 90% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế, 92% các chức năng quản lý thuế cải cách đã đƣợc ứng dụng CNTT. Cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử cho 63/63 địa phƣơng trên cả nƣớc với số DN đăng ký sử dụng các dịch vụ khai thuế, nộp thuế điện tử đạt trên 99,8% cho hơn 729.500 doanh nghiệp trên cả nƣớc, đáp ứng đƣợc trên 94% số DN hoàn thuế qua mạng. Đã hoàn thành các dự án kết nối mạng trao đổi thông tin với các ngành: Đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT, Thống kê, Kho bạc, Hải quan, Tài chính. Đặc biệt đã đƣa vào triển khai Cổng điện tử cung cấp thông tin về thuế cung cấp cho các Ngân hàng phục vụ cho việc thu nộp thuế tại NH và thí điểm nộp thuế điện tử.

Mục tiêu cho công tác phát triển công nghệ thông tin trong ngành thuế đến năm 2020 là: “Đến năm 2020, xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nƣớc; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ. Năm 2019 nghiên cứu, xây dựng kho dữ liệu tập trung về ngƣời nộp thuế (data-ware house là kho dữ liệu tập trung chuyên dùng cho tạo báo cáo và phân tích dữ liệu). Tiếp tục xây dựng, triển khai cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức có liên quan để thu thập thông tin về ngƣời nộp thuế; nghiên cứu kết nối thông tin, từng bƣớc tích hợp giữa cơ sở dữ liệu quản lý thu thuế, quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của cơ quan quản lý tài nguyên môi trƣờng. Xây dựng quy chế thu thập, cập nhật và khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế. Phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin. Thực hiện chuyển đổi kiến trúc hạ tầng mạng diện rộng trong toàn ngành thuế, nâng cấp hạ tầng truyền thông. Thiết kế cổng thông tin điện tử kết nối hệ thống mạng ngành thuế với mạng Internet; xây dựng hạ tầng giao tiếp với ngƣời dân, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và thông tin. Xây dựng giải pháp và hạ tầng kỹ thuật kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ về thuế cho ngƣời nộp thuế.

Nhƣ vậy, theo chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin trong ngành thuế đến năm 2020, kho cơ sở dữ liệu thông tin ngành thuế sẽ tƣơng đối đầy đủ, đáp ứng tốt cho nhu cầu của công tác dự báo thu thông qua các mô hình. Tuy nhiên, để có đủ cơ sở dữ liệu thiết thiết phục vụ cho công tác dự báo thu, cần phải thực hiện rà soát lại toàn bộ cơ sở dữ liệu hiện có, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp, kiện toàn công tác thu thập, xử lý, hệ thống hoá,

lƣu trữ cơ sở dữ liệu thông tin trong và ngoài ngành thuế phục vụ cho công tác xây dựng dự toán thu ngân sách, trong đó thực hiện một số công việc nhƣ: - Xây dựng thể chế trong việc phối hợp, cung cấp, thu thập, xử lý, truyền nhận và lƣu trữ số liệu thống kê trong và ngoài ngành thuế, phục vụ cho việc quản lý thuế và phân tích, dự báo thu. Pháp luật hoá trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin liên quan đến thu ngân sách cho cơ quan thuế. Những chỉ tiêu cần thiết nhƣng chƣa có trong hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp thì phải sử đổi chế độ báo cáo để bổ sung đầy đủ.

- Có đầu tƣ về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Thiết kế lại tổng thể hệ thống tin học theo hƣớng tập trung bao gồm: hệ thống mạng và hạ tầng truyền thông; cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm ứng dụng và trang thiết bị tin học.

- Xây dựng kho cơ sở dữ liệu chung từ các nguồn thông tin thu thập đƣợc để lƣu trữ và khai thác các thông tin báo cáo cho toàn ngành thuế trên cơ sở: rà soát các thông tin hiện có của ngành thuế trên các chƣơng trình quản lý thuế tại tất cả các cấp; phân tích các yêu cầu về thông tin quản lý thuế của các bộ phận chức năng quản lý thuế, để xác định mô hình hệ thống thông tin thuế và mô hình cơ sở dữ liệu đối tƣợng nộp thuế của ngành theo hƣớng tập trung dữ liệu từ trong và ngoài ngành thuế.

- Xây dựng, nâng cấp, tích hợp và chuyển đổi hệ thống các phần mềm ứng dụng xử lý thông tin thuế nhƣ: kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế và kế toán tài khoản nộp thuế của từng DN, đảm bảo nguồn thông tin tin cậy, thống nhất lấy từ các chƣơng trình quản lý thuế. Hạn chế tối đa việc cập nhập các thông tin đơn l bằng các phƣơng pháp thủ công.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi một cách hợp lý, có thứ tự ƣu tiên đối với các hoạt động nghiệp vụ cốt lõi nhằm chuyển đổi dữ liệu tối đa từ hệ thống cũ sang hệ thống mới một cách hiệu quả, không gây gián đoạn quá trình quản lý trong phạm vi toàn ngành Thuế.

- Hoàn thiện và xây dựng các phần mềm ứng dụng hiện đại nhằm cập nhật, xử lý và lƣu trữ thông tin một cách chính xác, khoa học, có hệ thống.

- Rà soát, tập hợp hệ thống dữ liệu thông tin hiện có của ngành Thuế, phục vụ dự báo thu và xây dựng các mô hình dự báo thu.

3.3.4. Nhóm giải pháp về ho n thiện hệ thống chính sách thuế GTGT.

Một trong ba nền tảng cơ bản của Hệ thống thuế Việt Nam đƣợc đặt ra trong mục tiêu tổng quát của Kế hoạch cải cách quản lý thuế giai đoạn 2016- 2020 là xây dựng “thể chế chính sách thuế minh bạch”. Trong đó, Tổng cục Thuế đã đặt ra các đề án sửa đổi, bổ sung chính sách thuế bao gồm thuế GTGT, TNDN, TTĐ ,... Trên cơ sở tình hình thực hiện Luật thuế GTGT trong giai đoạn vừa qua, cho thấy, mục tiêu cải cách thuế GTGT trong giai đoạn 2016-2020 là tháo gỡ những bất cập phát sinh trong thực tế, phuc hợp với thông lệ quốc tế, tạo bƣớc đột phá trong cải cách hành chính nhằm đơn giản thủ tục, giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho ngƣời nộp thuế nhƣ: quy định về ngƣỡng hộ kinh doanh hàng hóa dịch vụ không phải chịu thuế (doanh thu <100 triệu đồng/năm); ngƣỡng doanh thu đối với DN áp dụng phƣơng pháp khấu trừ thuế GTGT (doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên) và quy định tỷ lệ nộp thuế theo % trên doanh thu đối với các DN, hộ kinh doanh dƣới ngƣỡng; nâng mức thuế đầu vào đƣợc khấu trừ đối với dự án đầu tƣ và xuất khẩu từ 200 triệu lên 300 triệu đồng; quy định về chuyển hoàn thuế GTGT âm 3 tháng liên tục sang tiếp tục khấu trừ vào kỳ sau;... đã góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, công tác kế toán thuế GTGT, giảm thời gian, chi phí tuân thủ đối với DN, tạo điều kiện thuận lợi cho DN, hỗ trợ xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro trong quản lý thuế, hạn chế gian lận trong hoàn thuế GTGT mà không làm ảnh hƣởng đến số thuế GTGT. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì chính sách thuế trong giai đoạn 2016-2018 cũng còn một số tồn tại, hạn chế nhƣ số mức thuế suất chƣa đƣợc giảm bớt, số nhóm hàng hóa, dịch

vụ thuộc diện không chịu thuế còn lớn, mức thuế suất hiện nay chƣa bù đắp đƣợc số thuế giảm thu từ nguồn thu thuế nhập khẩu khi thực hiện các cam kết hội nhập và cắt giảm thuế suất thuế thuế thu nhập doanh nghiệp và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cùng với việc sửa đổi hoàn thiện chính sách thuế theo hƣớng đơn giản hóa, minh bạch hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế một cách dễ dàng, cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế thuận lợi thì mức độ tuân thủ của ngƣời nộp thuế ngày càng đƣợc nâng cao, khoảng cách thuế ngày càng đƣợc thu hẹp đồng thời phải tạo đƣợc dƣ địa tài khóa đáp ứng nhu cầu của cân đối thu - chi NS trong giai đoạn tới.

Để tạo dƣ địa tài khóa từ việc mở rộng nguồn thu thuế GTGT thì hƣớng đi đúng là bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy tăng thu từ công tác quản lý thì phải rà soát lại toàn bộ đối với hệ thống chính sách thuế GTGT để sửa đổi chính sách thuế GTGT theo lộ trình cụ thể:

(1) Theo Luật thuế GTGT hiện hành của Việt Nam có đến 25 nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. Cần rà soát để thu hẹp diện hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế này để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong nƣớc và gia tăng số thu cho ngân sách.

(2) Rà soát, thực hiện áp dụng thống nhất 1 mặt bằng thuế suất thay cho việc áp dụng nhiều mức thuế suất nhƣ hiện nay. Theo đánh giá sơ bộ, nếu áp dụng theo hƣớng này, sẽ có một số ƣu điểm nhƣ sau: (i) Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa là sản phẩm nông nghiệp ở mức cao hơn hiện nay (có thể là thuế suất 10% hoặc mức thuế suất thuế GTGT phù hợp khác) do mức chênh lệch thuế suất hàng nông sản xuất khẩu và hàng nông sản bán trong nƣớc sẽ tăng từ 5% lên 10%, bên cạnh đó, thu thuế GTGT đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu tăng thêm. (ii) Dễ dàng trong công tác quản lý thu thuế GTGT,

việc giảm số mức thuế suất từ 3 mức xuống chỉ còn 2 mức thuế suất là 0% áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu và 10% áp dụng đối với các hàng hóa khác sẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý, tạo điều kiện thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính nhanh hơn, nâng cao chất lƣợng quản lý thu thuế. Thu đƣợc nhiều thuế hơn do thuế suất cao hơn nhƣng quản lý hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, các nhóm hàng hóa thuộc đối tƣợng không chịu thuế GTGT hiện nay hầu hết thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, khi thực hiện nâng thuế suất có thể có những tác động đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, do đó cần đánh giá kỹ tác động đến an sinh xã hội và tăng trƣởng kinh tế để có sự hỗ trợ phù hợp theo hƣớng sử dụng NSNN chi hỗ trợ cho nhóm đối tƣợng này khi thực hiện điều chỉnh nâng thuế suất.

(3) Nghiên cứu để có lộ trình nâng mức thuế suất phổ thông lên cao hơn hiện nay. Mức thuế suất phổ thông của Việt Nam hiện tại là 10% và thấp hơn khá nhiều nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Theo thống kê mức thuế suất của 112 nƣớc trên thế giới thì có 88 nƣớc có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó, 56 nƣớc có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nƣớc phổ biến ở mức hơn 10%. Các nƣớc trong khu vực nhƣ Lào, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ƣu đãi là 13%. Phi-líp-pin có mức thuế suất 12%. Xu hƣớng chung các nƣớc hiện nay là tránh tăng thuế vào sản xuất mà chủ yếu đánh vào tiêu dùng.

3.4. Lựa chọn mô hình phù hợp và ứng dụng một số mô hình dự báo thu thuế GTGT tại Tổng cục Thuế.

3.4.1. Lựa ch n mô hình phù hợp cho Tổng cục v phạm vi ứng dụng các mô hình.

Đối với mỗi mục đích khác nhau của việc dự báo thu thuế GTGT ngƣời ta sử dụng các mô hình dự báo khác nhau. Căn cứ trên ƣu điểm, hạn chế của

từng mô hình, căn cứ tình hình thực tế về cơ sở dữ liệu, năng lực dự báo thu của cán bộ làm công tác dự báo thu tại cơ quan thuế ở Việt Nam hiện nay có thể lựa chọn các mô hình dự báo thu phù hợp với mỗi cấp, với từng mục đích của công tác dự báo thu thuế GTGT nhƣ sau:

- Đối với việc dự báo số thu nhằm mục tiêu phục vụ cho công tác quản lý, điều hành thu NS, phục vụ cho phân tích, đánh giá, dự báo thu đối với kỳ tiếp theo và đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu đối với thuế GTGT thì có thể sử dụng tất cả các mô hình dự báo trong đó, những mô hình mô phỏng vi mô và mô hình dự báo tháng có ƣu thế khi sử dụng trong dự báo ngắn hạn hàng tháng, quý, năm trong khi các mô hình dự báo tổng hợp vĩ mô hoặc gắn kết với kinh tế vĩ mô có lợi thế trong dự báo trung và dài hạn. Ngoài ra việc sử dụng nhiều mô hình dự báo có thể so sánh, đối chiếu kết quả giữa các phƣơng pháp, mô hình khác nhau, từ đó đƣa ra đƣợc số dự báo phù hợp nhất.

- Đối với đánh giá ảnh hƣởng khi thay đổi chính sách thuế GTGT đặc biệt là thay đổi thuế suất, diện chịu thuế đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ cụ thể thì việc sử dụng các mô hình mô phỏng vi mô nhƣ mô hình I-O sẽ phát huy đƣợc ƣu điểm trong việc đánh giá tác động của từng chính sách, đối với từng nhóm đối tƣợng lên số thu thuế GTGT. Do đó, việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng nhiều mô hình dự báo thuế GTGT phù hợp với điều kiện về cơ sở dữ liệu, năng lực dự báo của Việt Nam hiện nay là cần thiết để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Về phạm vi triển khai theo địa bàn: Một số mô hình liên quan đến các chỉ tiêu kinh tế tổng quát hoặc các số liệu, thông tin mà chỉ có ở cấp trung ƣơng, do đó, việc áp dụng mô hình chỉ có thể thực hiện tại cấp Tổng cục Thuế: ví dụ mô hình I-O (bảng I-O đƣợc Tổng cục Thống kê điều tra khoảng 5 năm 1 lần và chỉ có số liệu của cả nƣớc). Đối với một số mô hình khác có

thể áp dụng tại cấp địa phƣơng do mức độ đơn giản và tính sẵn có của các dữ liệu thông tin ở cấp địa phƣơng (ví dụ nhƣ mô hình dự báo tháng).

Về phạm vi triển khai khoản thu, theo sắc thuế: Đối với một số mô hình chỉ sử dụng cho dự báo thu thuế GTGT, bên cạnh đó, có những mô hình có thể áp dụng đối với các khoản thu, sắc thuế khác và áp dụng cho dự báo tổng thu ngân sách.

3.4.2. Lộ trình triển khai:

Ở thời điểm hiện nay, hệ thống thông tin dữ liệu tại Tổng cục Thuế đang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dự báo thu thuế giá trị gia tăng tại tổng cục thuế bộ tài chính (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)