Việt Nam chính thức áp dụng thuế GTGT từ 1/1/1999 thay thế cho thuế doanh thu, Luật Thuế GTGT đã dần đƣợc hoàn thiện qua một số lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 2003, 2008, 2013, 2014, 2016 theo hƣớng ngày càng minh bạch, đơn giản, và công bằng, qua quá trình triển khai thực hiện Luật thuế GTGT đã có những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc.
2.1.1. Về đối tượng chịu thuế:
Luật thuế GTGT qui định hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tƣợng chịu thuế GTGT, trừ các đối tƣợng không chịu thuế GTGT. Có 25 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT, đây là những nhóm hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nƣớc hiện đang khuyến khích đầu tƣ, phát triển sản xuất, kinh doanh nhƣ nông, lâm nghiệp, thủy sản, làm muối, dịch vụ nông nghiệp, thú y, dạy học, dạy nghề, dịch vụ y tế, phần mềm máy tính, vận chuyển hành khách công cộng... hoặc những loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất đặc thù và trong nƣớc chƣa sản xuất, cung ứng đƣợc,...
2.1.2. Căn cứ để tính thuế GTGT gồm có giá tính thuế và thuế suất:
Về thuế suất: hiện tại có 3 nhóm thuế suất gồm: thuế suất 0% đƣợc áp dụng với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; thuế suất 5% đƣợc áp dụng đối với 15 nhóm hàng hóa, dịch vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của ngƣời dân và mức thuế suất phổ thông là 10% áp dụng đối với các nhóm hàng hóa dịch vụ còn lại. Với mức thuế suất
phổ thông 10%, Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có mức thuế suất tƣơng đối thấp so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài 3 mức thuế suất phổ thông áp dụng đối với ngƣời nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ nêu trên, Luật thuế GTGT còn qui định 4 mức thuế suất áp dụng đối với những đối tƣợng nộp thuế theo phƣơng pháp trực tiếp và đƣợc chia theo nhóm ngành nghề sản xuất kinh doanh gồm: phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%; Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Về giá tính thuế GTGT: Về nguyên tắc chung, giá tính thuế GTGT là giá bán hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra chƣa có thuế GTGT và đã bao gồm các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trƣờng, thuế nhập khẩu (nếu có). Một số trƣờng hợp qui định cụ thể khi xác định giá tính thuế GTGT nhƣ: Đối với hàng hóa bán theo phƣơng thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chƣa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm; Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chƣa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nƣớc; Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hƣởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu đƣợc từ các hoạt động này chƣa có thuế GTGT; Đối với hàng hóa, dịch vụ đƣợc sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế đƣợc xác định theo công thức sau:
Giá chƣa có thuế GTGT =
Giá thanh toán
2.1.3. Về phương pháp tính thuế GTGT
Phƣơng pháp tính thuế GTGT gồm phƣơng pháp khấu trừ thuế GTGT và phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT.
(1) Đối với phƣơng pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT phải nộp đƣợc xác định bằng số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ. Phƣơng pháp khấu trừ thuế đƣợc áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm: Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh; Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phƣơng pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
Số thuế GTGT đầu ra là tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT (bằng giá tính thuế nhân với thuế suất). Số thuế GTGT đầu vào đƣợc khấu trừ cơ bản đƣợc xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định của Luật.
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì đƣợc khấu trừ vào kỳ tiếp theo hoặc đƣợc hoàn thuế GTGT trong các trƣờng hợp: Kinh doanh hàng xuất khẩu, có dự án đầu tƣ mới; đang trong giai đoạn đầu tƣ có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tƣ mà chƣa đƣợc khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên; khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chƣa đƣợc khấu trừ hết; Ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nƣớc ngoài cấp đƣợc hoàn thuế đối với hàng hóa
mua tại Việt Nam mang theo ngƣời khi xuất cảnh; các chƣơng trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; đối tƣợng đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ƣu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng đƣợc hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT; Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trƣờng hợp hoàn thuế GTGT theo điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là thành viên. (2) Đối với phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT, số thuế GTGT phải nộp theo đƣợc xác định bằng doanh số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế chia theo từng nhóm ngành nghề theo qui định của Luật
thuế GTGT1
. Phƣơng pháp tính trực tiếp trên GTGT đƣợc áp dụng đối với: Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dƣới mức ngƣỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trƣờng hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phƣơng pháp khấu trừ thuế; Hộ, cá nhân kinh doanh; Tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài kinh doanh không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nhƣng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chƣa thực hiện đầy đủ chế độ kếtoán, hóa đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay; Tổ chức kinh tế khác, trừ trƣờng hợp đăng ký nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ thuế.