Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức của sở tài nguyên và môi trường tỉnh phú yên (Trang 53 - 60)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên

MÔI TRƢỜNG TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên Yên

2.1.1. Vị trí địa lý, đơn vị hành chính

Phú Yên là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh có diện tích tự nhiên 5.060 km2

, chiếm 1,53% so với diện tích tự nhiên của cả nƣớc.

Tỉnh Phú Yên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 7 huyện (Đồng Xuân, Tuy An, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Đông Hòa); 1 thị xã (Sông Cầu) và 1 thành phố (Tuy Hòa), trong đó có 3 huyện miền núi là Đồng

Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Số đơn vị hành chính cấp xã là 112 (Trong đó

có 88 xã, 16 phường, 8 thị trấn). Trung tâm hành chính của tỉnh đặt tại thành

phố Tuy Hòa. Có thể hình dung rõ hơn vị trí địa lý của tỉnh Phú Yên qua phụ lục số 01 – bản đồ địa giới hành chính tỉnh Phú Yên [16].

2.1.2. Tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Về khí hậu, địa hình

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Nhiệt độ không khí trung bình biến đổi từ 26,6oC ở phía Đông và giảm dần về phía Tây 24,1oC, độ ẩm tƣơng đối trung bình lớn hơn 80%, lƣợng mƣa năm trung bình nhiều năm: 2100 mm/năm. Khí hậu của Phú Yên khá thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời. Tuy nhiên trong thời gian tới, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tần suất ảnh hƣởng của các hiện tƣợng bất thƣờng của thời

tiết ngày càng gia tăng, sẽ tác động không tốt đến đời sống và các hoạt động sản xuất.

Địa hình tỉnh Phú Yên khá đa dạng, có tất cả các loại địa hình nhƣ đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau, thấp dần từ Tây sang Đông, có thể chia thành các vùng sau:

Vùng núi cao: Chiếm đại bộ phận diện tích của tỉnh, thuộc các huyện

Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, thị xã Sông Cầu và một phần của huyện Đông Hòa, Tây Hòa. Đây là vùng đất có diện tích rừng tự nhiên lớn chƣa đƣợc khai thác. Rừng vùng này có vai trò phòng hộ quan trọng, quyết định khả năng trữ nƣớc, bảo vệ hạ lƣu, cần quan tâm đến việc phát triển rừng để tăng độ che phủ.

Vùng đồi núi thấp, đồi thoải ven biển: Đây là vùng chuyển tiếp giữa

vùng núi cao và vùng đồng bằng ven biển, đƣợc phân bố chủ yếu khu vực ven quốc lộ 1A và rải rác dọc bờ biển, thuộc huyện Tuy An, Sơn Hòa, Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa. Đất đai trong vùng phổ biến là đất xám, đất đỏ vàng phát triển trên đá mácma. Đất đƣợc khai thác cho mục đích nông nghiệp, thích hợp cho việc trồng cây hằng năm, cây lâu năm và phát triển chăn nuôi gia súc quy mô lớn.

Vùng đồng bằng ven biển: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng các huyện

Tuy An, Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa thuộc hạ lƣu sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch, với địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Đây là vùng dân cƣ tập trung đông đúc và là vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh.

Vùng bằng thấp và gò đụn ven biển: Gồm phần lớn các cồn cát, bãi cát

thuộc các xã, phƣờng của thị xã Sông Cầu, Tuy An, thành phố Tuy Hòa và huyện Đông Hòa, chủ yếu là đất mặn, mặn phèn và ngập mặn ven biển. Một số diện tích đƣợc khai thác để trồng rừng phòng hộ, nuôi tôm, sản xuất muối và một số cây trồng khác nhƣ dừa, điều,... Ở vùng này có thể phát triển du lịch

biển, nuôi trồng hải sản, trồng rừng phòng hộ, xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng các cơ sở sản xuất chế biến [16].

2.1.2.2. Về tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất:

Đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm chƣa thật hợp lý do sức ép về dân số, tập quán canh tác, ý thức,... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lƣợng đất vẫn còn xảy ra.

Các nhóm đất chính: Nhóm đất cát biển diện tích 15.009 ha chiếm 2,97%; nhóm đất mặn, phèn 7.899 ha, chiếm 1,57%; nhóm đất phù sa 55.752 ha, chiếm 11,05%; nhóm đất xám 39.552 ha, chiếm 7,84%; nhóm đất đen 18.831 ha, chiếm 3,73%; nhóm đất đỏ vàng 336.579 ha, chiếm tỷ lệ 66,71%; nhóm đất vàng đỏ trên núi 11.300 ha, chiếm 2,5%; nhóm đất thung lũng dốc tụ 1.246 ha; các loại đất khác 19.832 ha, chiếm 4,21% [16].

Tài nguyên nước:

Hệ thống nước mặt: Hệ thống sông ngòi phân bổ tƣơng đối đều trên toàn tỉnh, các sông đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trƣờng Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thƣợng lƣu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lƣu rồi đổ ra biển. Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, Sông Ba, Sông Bàn Thạch với tổng diện tích lƣu vực 16.400km2 (trong đó trên địa bàn tỉnh 4.570 km2

), tổng lƣợng dòng chảy 11,8

tỷ m3, phục vụ nƣớc tƣới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của ngƣời dân Phú Yên.

Sông suối của tỉnh thƣờng ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn, hàng năm cứ vào mùa mƣa, tình trạng bờ sông sạt lở xảy ra thƣờng xuyên và ăn sâu vào đất liền làm ảnh hƣởng đến nhà cửa và đất sản xuất của ngƣời dân.

Nguồn nƣớc mặt phong phú, chất lƣợng tốt, chƣa bị ô nhiễm có thể sử dụng cho nhiều mục đích: Cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Đây là nguồn nƣớc sạch quý giá nên trong quá trình khai thác sử dụng cần có các biện pháp bảo vệ.

Hệ thống nước ngầm: Trữ lƣợng động tự nhiên khai thác tiềm năng nguồn nƣớc ngầm của tỉnh khoảng 1,2027 x 106m3/ngày. Nƣớc dƣới đất tồn tại dạng nƣớc lỗ hổng và nƣớc khe nứt. Nƣớc lỗ hổng phân bố ở các đồng bằng, thung lũng các sông và các cồn cát ven biển. Nƣớc khe nứt có gặp các mạch nƣớc khoáng: Phú Sen (huyện Phú Hòa), Sơn Thành (huyện Tây Hòa), Triêm Đức, Phƣớc Long (huyện Đồng Xuân) [16].

Tài nguyên rừng:

Đất lâm nghiệp đƣợc quy hoạch 270.484ha, chiếm 53,45% diện tích tự nhiên, trong đó có 02 khu rừng đặc dụng là Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai (diện tích 13.775ha) trên địa bàn huyện Sơn Hòa và (ii) Khu rừng văn hóa, lịch sử và môi trƣờng Đèo Cả (diện tích 5.784ha) trên địa bàn huyện Đông Hòa. Có 03 kiểu rừng chính: Rừng kín lá rộng thƣờng xanh, Rừng khộp và Rừng trồng.

Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ từ số liệu của các dự án kết hợp với quan sát và điều tra bổ sung thực tế cho biết, hệ động vật rừng Phú Yên khá phong phú, có 43 họ chim với 114 loài , có 20 họ Thú với 51 loài, có 3 họ Bò sát với 22 loài. Nguồn tài nguyên động vật rừng của Phú Yên có giá trị lớn về nguồn gien, với nhiều loài động vật quý hiếm. Các khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, khu cảnh quan môi trƣờng Đèo Cả là những nơi không những có

giá trị về khoa học mà còn có ý nghĩa to lớn về kinh tế phục vụ tham quan du lịch [16].

Tài nguyên Biển:

Vùng biển khai thác có hiệu quả rộng khoảng 6.900 km2, nằm trong vùng biển đa dạng về hải sản, với khoảng 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và các loài hải sản khác nhƣ sò, điệp, yến sào... Tổng trữ lƣợng cá khoảng 46.000 tấn, trữ lƣợng cho phép khai thác khoảng 35.000 tấn/năm. Nguồn lợi hải sản phân bố không đều, mật độ tập trung ở phía bắc cao hơn ở phía nam; lộng cao hơn ven bờ và khơi. Nhóm thƣờng sinh sống ven bờ thƣờng có kích thƣớc bé: cá trích, cá cơm, cá chỉ vàng, cá mối, cá nục... Nhóm sinh thái biển khơi đại dƣơng có kích thƣớc lớn hơn gồm: Cá thu, cá cờ, cá kiếm, cá bánh đƣờng, cá chuồn, cá ngừ đại dƣơng... sản lƣợng nguồn cá có kích thƣớc lớn này khá ổn định.

Bờ biển Phú Yên dài 189 km, dọc bờ biển có nhiều đầm, vịnh lớn: Đầm Cù Mông, Ô Loan, vịnh Xuân Đài, vũng Rô, cửa sông Đà Rằng, Đà Nông... diện tích mặt nƣớc hơn 15.000 ha; cùng với hơn 2.000 ha đất ngập mặn ven biển, là môi trƣờng thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản: tôm, sò huyết, cá mú...Riêng diện tích thích hợp cho nuôi tôm tập trung ở cửa Đà Nông và đầm Cù Mông lên đến 1.100 ha [16].

Tài nguyên khoáng sản:

Phú Yên có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, bao gồm chủ yếu các loại: Sắt: Phân bố ở Phong Hanh xã An Định -Tuy An, trữ lƣợng đánh giá khoảng 914.000 tấn; Nhôm (Bauxit): ở Sơn Định, Mỹ Lƣơng, An Xuân. Theo đánh giá ban đầu thì 2 mỏ ở Sơn Định và Mỹ Lƣơng ít có triển vọng. Mỏ ở An Xuân điều kiện khai thác thuận lợi hơn vì đây là mỏ lộ thiên, trữ lƣợng dự báo khoảng 4,8 triệu tấn; Vàng, Bạc: Phân bố rãi rác ở các huyện Sông Hinh, Sơn Hoà và vùng Trảng Sim (Phú Hoà). Theo đánh giá ban đầu

thì trữ lƣợng vàng ở Sông Hinh có khoảng: 10 tấn, Sơn Hoà: 2,24 tấn, Trảng Sim 09 tấn. Ngoài vàng ở đây còn có bạc với trữ lƣợng khoảng 45,9 tấn. Từ lâu ngƣời dân ở đây có tổ chức khai thác nhƣng do thiếu tổ chức nên ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng sinh thái.

Ngoài ra còn có các loại khoáng sản khác với trữ lƣợng tƣơng đối lớn, đã và đang đƣợc khai thác nhƣ các mỏ sa khoảng ven biển, đá xây dựng Cát sông Cát biển, Diatomit có tiềm năng lớn và chất lƣợng cao nhƣng hiện nay sản lƣợng khai thác không đáng kể, sản phẩm tiêu thụ thô, giá trị thấp; Phụ gia cho clinker xi măng silicat tập trung chủ yếu ở 2 dãi chính đó là dãi Sông Hinh - Sơn Hòa và dãi Tuy An - Sông Cầu; Than bùn tập trung chủ yếu ở Hảo Sơn huyện Đông Hoà.

Tài nguyên nhân văn:

Phú Yên có hàng trăm di tích các loại, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các công trình tôn giáo, lễ hội, ca làng truyền thống… trong đó có một số di tích đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia nhƣ: Tháp Nhạn, mộ và đền thờ Lê Thành Phƣơng, mộ và đền thờ Lƣơng Văn Chánh, Gành Đá đĩa ; Đầm Ô Loan [16].

2.1.3. Dân số và nguồn nhân lực

Năm 2015, Phú Yên có 893.383 ngƣời, dân cƣ phân bổ không đều giữa các huyện. Mật độ dân số trung bình cả tỉnh: 178 ngƣời/km2, trong đó mật độ dân số thành phố Tuy Hòa lớn nhất 1.435 ngƣời/km2; huyện Sông Hinh thấp nhất với 53 ngƣời/km2.

Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006 - 2015 đạt 0,687%/năm, trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là 0,68%/năm và giai đoạn 2011-2015 khoảng 0,69%/năm. Dân số trung bình của tỉnh tăng chủ yếu do tăng tự nhiên, tăng cơ học thấp do nền kinh tế của tỉnh chƣa đủ lớn để thu hút nguồn lực lao động từ các nơi khác đến. Phú Yên có cơ cấu dân số trẻ, độ tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 24,6%; từ 15 - 60 chiếm 64,8% và từ 60 trở lên chiếm 10,6% tổng dân số. Nếu

có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng hợp lý đây sẽ là điều kiện thuận lợi để bổ sung nguồn lực vào phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh trong những năm tới.

Cộng đồng dân cƣ gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó ngƣời Kinh chiếm 95% và có mặt hầu hết các nơi trong tỉnh, ngƣời Ê Đê chiếm 2,04 %, Chăm Hroi chiếm 2,02%, Ba Na chiếm 0,4 %, còn lại là các dân tộc khác nhƣ: Tày, Hoa, Nùng, Thái, Mƣờng, Gia Rai, Sán Dìu, Hrê, M Nông, H Mông…

Lực lƣợng lao động của tỉnh tăng dần qua các năm, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,56%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 1,9%/năm, năm 2015 đạt khoảng 562 nghìn ngƣời.

Chất lƣợng lao động từng bƣớc đƣợc nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 23,5% năm 2005 lên 38% năm 2010 và 51,1% năm 2014, năm 2015 đạt 55%, trong đó, lao động qua đào tạo nghề tăng từ 13,6% năm 2005 lên 26,07% năm 2010 và năm 2015 đạt 41% [16].

2.1.4. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường và chất lượng công chức Sở Tài nguyên và Môi trường

Qua nghiên cứu, tìm hiểu một số đặc điểm về tự nhiên, KT – XH cho thấy Phú Yên là tỉnh hội tụ khá đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có những đặc trƣng riêng về bản sắc văn hóa, vì vậy việc xây dựng một tỉnh phát triển về KT – XH, giữ vững vị trí chiến lƣợc về an ninh quốc phòng, duy trì, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, tạo điều kiện phát triển bền vững là một định hƣớng phát triển đúng đắn. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nƣớc và lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã luôn nỗ lực nhằm phát triển KT theo hƣớng bền vững trên cơ sở phát huy thế mạnh của vùng, đảm bảo trật tự, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh khá đa dạng và phong phú, có đầy đủ những nhóm tài nguyên cơ bản là đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên các nhóm tài nguyên lại có trữ lƣợng và phân bố không đều, mỗi loại tài nguyên lại tập trung chủ yếu ở một địa phƣơng khác nhau. Điều này vừa là thuận lợi cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh dựa trên việc khai thác, sử dụng các loại tài nguyên, tránh sự phát triển kinh tế cục bộ. Tuy nhiên chính điều này cũng tạo nên sự khó khăn cho công tác quản lý trong lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng vì sự phức tạp do phải quản lý nhiều nguồn tài nguyên, mỗi loại tài nguyên lại yêu cầu một cách thức quản lý hợp lý để đạt hiệu quả, đảm bảo về mặt môi trƣờng. Do sự phức tạp trong quản lý các loại tài nguyên thiên nhiên và sự biến đổi ngày càng mạnh mẽ của môi trƣờng trên địa bàn Tỉnh nên yêu cầu phải có một đội ngũ công chức chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý trong lĩnh vực này càng trở nên quan trọng và thiết thực.

Lực lƣợng lao động cũng nhƣ tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng là một trong những thuận lợi cho công tác quản lý nhà nƣớc, trong đó có lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng. Bên cạnh đó, thị trƣờng lao động có chất lƣợng cũng sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan Nhà nƣớc tuyển dụng đƣợc những công chức có năng lực trong đó có Sở TNMT tỉnh Phú Yên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng công chức của sở tài nguyên và môi trường tỉnh phú yên (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)