7. Kết cấu của đề tài
3.1. Quan điểm về nâng cao chất lƣợng công chức Sở Tài nguyên và Môi trƣờng
3.1. Quan điểm về nâng cao chất lƣợng công chức Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Môi trƣờng
Con ngƣời luôn đƣợc coi là yếu tố quan trọng nhất trong mọi vấn đề xã hội. Ngay cả trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay thì vai trò của con ngƣời cũng không vì thế mà giảm bớt. Thực tiễn cho thấy dù máy móc, kỹ thuật có tiên tiến, hiện đại đến đâu nhƣng nếu thiếu bàn tay và khối óc của con ngƣời thì chũng cũng không thể vận hành, phát huy hiệu quả. Chính sự quan trọng của con ngƣời trong xã hội mà mọi quốc gia thƣờng lấy con ngƣời làm trung tâm của sự phát triển, phát triển vì con ngƣời hay chỉ có con ngƣời mới có thể quyết định sự phát triển nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, tiến bộ hay lạc hậu. Trong khu vực công, vai trò của Chính phủ có phát huy đƣợc hay không, niềm tin của ngƣời dân vào nhà nƣớc nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng của đội ngũ nhân sự làm việc trong khu vực này. Lịch sử đã chứng minh các Nhà nƣớc luôn coi trọng yếu tố tuyển chọn sử dụng nhân tài để giúp nhà nƣớc quản lý tốt xã hội, nhà nƣớc cũng luôn tìm cách phát huy năng lực, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân sự làm việc cho Nhà nƣớc. Ở chƣơng 1 tác giả đã trình bày những chính sách đãi ngộ và quản lý CC của một số quốc gia nhƣ Mỹ, Xinh – ga – po, Nhật Bản hay Trung Quốc. Tất cả các quốc gia phát triển đều coi trọng yếu tố nhân lực trong khu vực công. Họ luôn có cách để thu hút đƣợc những ngƣời xuất sắc, ƣu tú vào phục vụ trong bộ máy nhà nƣớc thông qua nhiều chính sách về lƣơng bổng, khen thƣởng, môi trƣờng làm việc.
Ở Việt Nam, xây dựng đội ngũ CC có năng lực, chất lƣợng là quan điểm xuyên suốt các thời kỳ lịch sử cách mạng của Đảng và Nhà nƣớc, điều
đó đƣợc thể hiện rõ thông qua các văn kiện Đại hội Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ, luôn đặt công tác cán bộ lên vị trí hàng đầu trong các công tác của Đảng và Nhà nƣớc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [23]. Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên trì thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và ngƣời đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định tập thể về công tác cán bộ. Mọi nội dung, phƣơng pháp lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ đƣợc bảo đảm bằng tổ chức, quy chế nên đã góp phần đổi mới cách nghĩ, cách làm và khắc phục đáng kể những hạn chế, tồn tại trong công tác cán bộ. Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng đƣợc một hệ thống quy chế, quy trình công tác cán bộ. Công tác cán bộ đã bám sát nhiệm vụ chính trị, cụ thể hóa đƣợc nhiều chủ trƣơng giải pháp lớn. Đội ngũ cán bộ đã có bƣớc trƣởng thành và tiến bộ về nhiều mặt, đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, số đông cán bộ giữ vững đƣợc bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống lành mạnh, gắn bó với nhân dân. Đó là một bƣớc tiến đáng kể trong công tác cán bộ.
Tuy nhiên, công tác xây dựng đội ngũ vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm đƣợc khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc; nếu không đƣợc sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Công tác cán bộ vẫn chƣa khắc phục đƣợc một số hạn chế mà phần lớn thuộc yếu tố chủ quan mà Trung ƣơng đã thẳng thắn chỉ rõ trong Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa XII:
Đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ. Một số cơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chƣa công bằng; chính sách tiền lƣơng chƣa tạo đƣợc động lực cống hiến cho cán bộ, công chức”. “Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm, chƣa có cơ chế để bảo vệ ngƣời đấu tranh phê bình” [1].
Trong 09 biểu hiện suy thoái về tƣ tƣởng chính trị hiện nay thì có 02 biểu hiện liên quan đến công tác cán bộ; trong 09 biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống, thì có 01 biểu hiện hết sức nguy hiểm, đó là tình trạng: “Thao
túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi” [1].
Nhƣ vậy có thể khẳng định, Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa XII đã thừa nhận những mặt hạn chế trong công tác cán bộ, “điểm mặt, chỉ tên” những biểu hiện yếu kém liên quan đến công tác cán bộ; đồng thời kiên quyết khắc phục những hạn chế về công tác tổ chức cán bộ thông qua việc đặt ra yêu cầu cao với từng cấp ủy, tổ chức đảng trong việc quyết liệt chỉnh đốn để công tác cán bộ đạt mục tiêu tổng quát là:
Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gƣơng mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân [1].
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc cũng đã thừa nhận sự hiện hữu của một trong 4 nguy cơ mà Đảng phải tiếp tục đối mặt là nguy cơ quan liêu tham nhũng. Bên cạnh 3 nguy cơ khác gồm tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hƣớng xã hội chủ nghĩa; và "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, quan liêu tham nhũng là một nguy cơ đáng lo ngại nhất. Bởi chính nguy cơ này có sức lây lan tiếp tục làm tăng khả năng cho ba nguy cơ còn lại. Mà tham nhũng, quan liêu ở đây chính là sự tham nhũng của đội ngũ cán bộ CC trong hệ thống chính trị, trong đó có bộ máy hành chính nhà nƣớc. Hối lộ, bôi trơn tồn tại nhƣ một loại “thuế”, là hàng rào cản trở sự tham gia của ngƣời dân, của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào thị trƣờng. Tham nhũng cản trở sự năng động, sáng tạo của ngƣời dân khi mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ. Tham nhũng làm méo sự lựa chọn chính sách, làm cho vai trò của Nhà nƣớc bị sai lệch. Tham nhũng là một loại hoạt động kinh tế ngầm, khó kiểm soát, bất ổn, bất định. Tham nhũng làm suy giảm các lực lƣợng cạnh tranh vốn có của thị trƣờng, do tăng các hình thức cạnh tranh phi pháp (không lành mạnh). Trong kinh tế thị trƣờng, việc minh bạch chính sách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đối xử công bằng, đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động…đều có lợi cho thị trƣờng cho ngƣời sản xuất, kinh doanh, nhƣng giới quan tham thì không thu đƣợc “lợi” gì. Do đó, giới quan liêu tham nhũng sẽ cản trở những đổi mới theo hƣớng đó. Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa XII, Đảng đã đề nghị nâng cao đạo đức cách mạng là để nhận thức thêm về nguy cơ tham nhũng hiện tại, làm trong sạch bộ máy. Gần đây nhất, trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa XII ngày 4/10/2017, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn chỉ ra những vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó chỉ ra những hạn chế về tổ chức bộ máy, về đội ngũ lao động trong khu vực công: “Tổ chức và biên chế ngày càng phình to; số lƣợng cấp
phó, số ngƣời đƣợc hƣởng chế độ "hàm" không hợp lý; cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn nhiều bất cập; số lao động phục vụ gián tiếp quá nhiều trong khi thiếu nhân lực trực tiếp làm chuyên môn nghiệp vụ”.
Phát biểu khai mạc cũng đặt ra việc đƣa ra giải pháp trong thời gian tới cần chú ý những yêu cầu nhất định:
Phải chăng cần đặc biệt chú ý bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước
[2].
Điều này có nghĩa rằng việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lƣợng đội ngũ CC là một yêu cầu quan trọng mà Đảng đƣa ra cần đƣợc thực hiện.
Trong thực tiễn, những năm gần đây Đảng cũng thể hiện quan điểm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, xây dựng một đội ngũ CC có năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ thông qua việc tăng cƣờng vai trò của Ủy ban Kiểm tra Trung ƣơng và đƣa nhiều cán bộ trong bộ máy nhà nƣớc nói riêng, hệ thống chính trị nói chung đã suy thoái về mặt đạo đức, quan liêu tham nhũng ra khỏi bộ máy và chịu sự trừng phạt của pháp luật. Nhƣ vậy, về cả lý luận và thực tiễn Đảng ta luôn nhất quán quan điểm xây dựng đội ngũ CC
chất lƣợng, có phẩm chất chính trị, có đạo đức công vụ đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH, phục vụ nhân dân.
3.2. Định hƣớng về xây dựng, nâng cao chất lƣợng công chức Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Phú Yên
Với vai trò quyết định đối với chất lƣợng TTCV, hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, công tác cán bộ luôn đƣợc lãnh đạo Sở TNMT và Tỉnh ủy Phú Yên quan tâm, quán triệt thực hiện. Trong thời gian qua, Đảng và chính quyền tỉnh Phú Yên đã ban hành nhiều văn bản nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, CC của tỉnh nói chung và Sở TNMT tỉnh Phú Yên nói riêng. Trong đó có các văn bản nổi bật nhƣ Nghị quyết số 110- NQ/ĐU ngày 04 tháng 6 năm 2015 của Đại hội Đảng Bộ Sở TNMT lần thứ III nhiệm kỳ 2015 – 2020; Kế hoạch số 15/KH-STNMT ngày 19 tháng 10 năm 2014 của Sở TNMT về đào tạo, bồi dƣỡng CC, viên chức và cải cách hành chính 05 năm (2016-2020); Báo cáo số 510/BC-STNMT ngày 17 tháng năm 2017 của Sở TNMT về tổng kết thực hiện nghị quyết Trung ƣơng 3 khóa VIII về Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Các văn bản tập trung định hƣớng xây dựng đội ngũ CC theo mục tiêu, yêu cầu sau:
Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính. Đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức phục vụ công tác chuyên môn. Tiếp tục triển khai thực hiện có chất lƣợng Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 03/6/2013 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy Phú Yên về tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh [19].
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Công tác ĐTBD là giải pháp quan trọng hàng đầu nhằm thực hiện chiến lƣợc cán bộ trong giai đoạn mới.
Xây dựng đội ngũ CC của Sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực quản lý chuyên môn đảm bảo chiến lƣợc, liên tục, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của ngành, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công tác xây dựng đội ngũ CC phải đáp ứng những nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể sau:
ĐTBD cán bộ, CC là nhiệm vụ quan trọng của Đảng ủy và lãnh đạo Sở. Đào tạo gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ trong từng thời kỳ, gắn với sử dụng, đảm bảo đồng bộ, kế thừa và phát triển.
Công tác ĐTBD đƣợc thực hiện đồng bộ với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách đối với CBCC; tạo động lực kích thích CBCC chức tham gia học tập, không ngừng nâng cao năng lực công tác.
Tạo bƣớc chuyển biến căn bản trong việc nâng cao năng lực, chất lƣợng hiệu quả ĐTBD CBCC; góp phần quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và TTCV nhằm xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất tốt, đủ năng lực TTCV; đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn, vị trí việc làm, chức danh lãnh đạo quản lý.
Trang bị đủ kiến thức theo quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; CC ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng.
Bên cạnh đó, theo Kế hoạch trên, Sở TNMT cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể:
CBCC đƣợc ĐTBD nghiệp vụ, kỹ năng thực hành theo yêu cầu nghề nghiệp của từng loại CC; biết sử dụng vi tính, ngoại ngữ trong hoạt động công tác.
Về công tác ĐTBD: Thực hiên đào tạo, bồi dƣỡng theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chú trọng bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lƣợc cán bộ trong giai đoạn mới. Xây dựng kế hoạch ĐTBD gắn với yêu cầu cá nhân cán bộ, CC cơ quan tự nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đƣợc phân công.
Phấn đấu đến năm 2020, đội ngũ CBCC của Sở đƣợc chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch CC, phấn đấu đạt các chỉ tiêu:
100% CC đƣợc đào tạo đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định.
95% CBCC giữ chức vụ lãnh đạo quản lý là trƣởng, phó phòng và tƣơng đƣơng đƣợc đào tạo lý luận chính trị trình độ cao cấp.
Tập trung ĐTBD kiến thức về QLNN, trang bị và cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí việc làm. Trang bị kiến thức về văn hoá công sở; trách nhiệm và đạo đức công vụ cho CC các ngạch.
“Khuyến khích, tạo điều kiện cho CC tham gia các khóa đào tạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc trong phạm vi chuyên môn của mình” [37].
Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ, quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ với việc xây dựng cơ quan, xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh góp phần vào sự nghiệp xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Thƣờng xuyên giáo dục, bồi dƣỡng lập trƣờng, quan điểm, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ song song với việc nâng cao trình độ chuyên