Đặc điểm của cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 27 - 29)

Về mục đích: Nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình, không xuất phát từ mục đích kinh doanh. Do đó phụ thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng và chu kỳ kinh tế của họ

Về quy mô:

Do cho vay tiêu dùng là khoản cho vay cấp cho các cá nhân, hộ gia đình không phải sử dụng cho mục đích kinh doanh nên nó thường là các khoản vay có giá trị không lớn thậm chí còn rất nhỏ. Giá trị này được xác định trên cơ sở giá cả hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng đang có nhu cầu tiêu dùng trong khi giá trị những thứ này thường không quá lớn. Hơn nữa, phần lớn khách hàng vay tiêu dùng đều đã có sự tích lũy từ trước, ngân hàng chỉ là người hỗ trợ cho việc mua sản phẩm được dễ dàng hơn khi tích lũy là chưa đủ vì thế quy mô đối với mỗi khoản vay thường là nhỏ.

Tuy nhiên với số lượng khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng lớn và vì thế tổng quy mô cho vay lớn. Đây cũng là xu thế phổ biến, trong hướng xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng dẫn đến số lượng cho vay tiêu dùng sẽ rất lớn.

Về lãi suất

Các khoản cho vay tiêu dùng có lãi suất cao, “cứng nhắc”, và nhu cầu vay kém nhạy cảm với lãi suất.

Từ những kết quả phân tích mang tính quy luật và những bằng chứng thực nghiệm rằng một món vay có thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Thời hạn cho vay dài hơn về cơ bản cũng nói lên rằng khả năng khoản vay đó gặp phải rủi ro là lớn hơn, do vậy mà, ít nhất phần bù rủi ro làm cho lãi suất tăng lên [26 tr 168]

Lãi suất CVTD thường được cố định, không linh hoạt như các khoản vay kinh doanh khác. Điều đó có nghĩa là nó đủ để bù đắp chi phí huy động vốn của ngân hàng, không như hầu hết các khoản cho vay kinh doanh hiện nay với lãi suất thay đổi theo thị trường, lãi suất cho vay tiêu dùng thường là ấn định.

Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì. Nó tăng lên trong thời kì nền kinh tế rộng mở, khi mà mọi người dân cảm thấy lạc quan về tương lai. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều cá nhân và họ gia đình cảm thấy không tin tưởng nhất là khi họ thấy tình trạng thất nghiệp tăng lên và họ sẽ hạn chế việc vay mượn từ ngân hàng. Khi vay tiền, người tiêu dùng dường như kém nhạy cảm với lãi suất.

Người tiêu dùng thường quan tâm đến khoản tiền họ phải trả hàng tháng hơn là lãi suất của khoản vay. Bên cạnh đó mức thu nhập và trình độ dân trí cũng tác động rất lớn đến việc sử dụng các khoản cho vay tiêu dùng. Những người có thu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm mà mình có được. Những gia đình mà người chủ gia đình hay người tạo thu nhập chính có trình độ, có học vấn cao thì việc vay mượn là một công cụ để đạt được mức sống như mong muốn.

Hiện nay, mỗi ngân hàng thương mại có những phương pháp tính lãi riêng, song nhìn chung, tập trung vào những phương pháp như: Phương pháp lãi đơn, phương pháp lãi gộp, phương pháp tỷ lệ chiết khấu, phương pháp lãi suất biến đổi…

 Về rủi ro : Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản cuả ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định [13].Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí lớn nhất và có độ rủi ro cao nhất trong danh mục các khoản cho vay của ngân hàng thương mại.

Lãi suất cho vay tiêu dùng là cố định và được xác định dựa trên lãi suất cơ bản cộng với mức lãi suất cận biên và phần bù rủi ro. Nếu lãi suất trên thị trường vốn tăng mà lãi suất của các khoản cho vay tiêu dùng là cố định và cứng nhắc sẽ khiến cho ngân hàng phải bù đắp mức lãi suất huy động vốn mà không được thay đổi lãi suất cho vay tiêu dùng. Đó là rủi ro về lãi suất.

Bên cạnh đó là rủi ro về tín dụng. Nguồn tài chính để chi trả cho khoản vay tiêu dùng không phải dựa vào lợi nhuận hay bắt nguồn từ khoản vay đó đem lại mà nó phụ thuộc vào một nguồn khác độc lập hoàn toàn với nguồn vay, đó chính là thu

nhập của người vay mang lại. Điều đó sẽ mang lại những rủi ro mang tính khách quan và chủ quan như: tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn, thiên tai, tình trạng thất nghiệp gia tăng, tình trạng sức khỏe, công việc, đạo đức của người vay.

Quản lí sau cho vay cũng là một vấn đề lớn mà ngân hàng gặp phải do quy mô món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay lại lớn vì thế việc kiểm soát về tình hình thu nhập và khả năng tài chính của từng khách hàng đối với tất cả các món vay không phải là điều dễ dàng. Nó phụ thuộc rất lớn vào đạo đức của người vay.

 Về lợi nhuận:

Do cho vay tiêu dùng luôn tiềm ẩn rủi ro ở mức cao vì thế lợi nhuận kì vọng mang lại từ nguồn cho vay tiêu dùng cũng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)