Đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 33)

Hình thức cho vay tiêu dùng đã mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và nhà sản xuất. Người tiêu dùng thì có được hàng hoá dịch vụ mà họ muốn, cải thiện

vụ nên tăng cường sản xuất hơn. Giữa các nhà sản xuất có sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Họ chú trọng hơn tới chất lượng của hàng hoá dịch vụ, nâng cao công nghệ để sản xuất ra hàng hoá dịch vụ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, thu hút người tiêu dùng về phía mình. Nhờ đó người tiêu dùng luôn có được hàng hoá dịch vụ chất lượng cao. Tóm lại, người dân thì có mức sống cao còn sản xuất thì không ngừng phát triển nên đã thúc đẩy nền kinh tế chung luôn tăng trưởng. 2.6. Các tiêu thức phản ánh phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

2.6.1. Về quy mô của hoạt động cho vay tiêu dùng

- Đối tượng cho vay

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng nhằm tài trợ nguồn tài chính cho các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu chi tiêu nhưng chưa có đủ tài chính. Số lượng cá nhân và hộ gia đình này là tương đối lớn. Do hoạt động cho vay tiêu dùng có rủi ro khá cao nên ngân hàng có những quy định với hoạt động này khá chặt chẽ. Vì vậy mà không phải bất cứ ai cũng có thể vay vốn tại ngân hàng. Nếu các quy định của ngân hàng được nới lỏng hơn, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều khách hàng đến với ngân hàng, thì hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ phát triển hơn. Bởi vậy có thể sử dụng tiêu thức này như một khía cạnh để đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng

Danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng cũng được xem là một trong những tiêu thức phản ánh sự phát triển cho vay tiêu dùng. Một danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng sẽ thu hút được nhiều khách hàng, có nghĩa là ngân hàng đã chú trọng tới phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng.

- Hạn mức cho vay tiêu dùng

Hạn mức cho vay tiêu dùng có tác động trực tiếp tới sự phát triển cho vay tiêu dùng. Khách hàng thường có xu hướng tìm ngân hàng có hạn mức cao hơn để vay, như vậy thì số vốn họ được sử dụng sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên ngân hàng không thể chạy theo tăng mãi hạn mức của mình để thu hút khách hàng bởi như vậy rủi ro

cho ngân hàng là rất lớn. Bởi vậy việc xác định hạn mức hợp lý để vừa bảo đảm yếu tố an toàn vừa bảo đảm tính cạnh tranh cho ngân hàng cần rất được chú trọng.

- Phạm vi cung ứng sản phẩm cho vay tiêu dùng

Phạm vi cung ứng sản phẩm cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường cũng như là chất lượng của sản phẩm. Dựa trên những lợi thế về sản phẩm, về công nghệ, ngân hàng có thể mở rộng phạm vi hoạt động cho vay tiêu dùng. Khi ấy không chỉ còn là giữ chân các khách hàng trong khu vực mà còn thu hút thêm được lượng khách hàng từ các địa bàn khác. Để làm được điều này, ngân hàng còn cần phải nghiên cứu và đánh giá được khả năng và tiềm lực của các ngân hàng khác để có chính sách cạnh tranh cụ thể, từ đó mà có thể ngày càng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng mình.

2.6.2. Về chất lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng

- Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh số cho vay tiêu dùng là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay tiêu dùng trong kỳ, được cộng dồn các khoản vay tiêu dùng trong một kỳ kế toán. Doanh số cho vay tiêu dùng phản ánh số vốn ngân hàng đã giải ngân cho hoạt động cho vay tiêu dùng, thể hiện xu hướng mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu thể hiện tốt nhất tốc độ mở rộng quy mô cho vay tiêu dùng. Nguồn vốn ngân hàng cho vay tiêu dùng càng lớn thì chứng tỏ nhu cầu vay của khách hàng được đáp ứng tốt hơn, đồng thời cũng cho thấy một phần khả năng tăng lợi nhuận từ hoạt động này của ngân hàng.

- Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng là số tiền mà ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng. Khi xem xét tiêu thức này, người ta thường đánh giá trên hai khía cạnh đó là tăng trưởng tuyệt đối và tăng trưởng tương đối về doanh thu. Tăng trưởng tuyệt đối về doanh thu là sự chênh lệch giữa doanh thu năm nay và năm trước đó, còn doanh thu tương đối về daonh thu được tính bằng cách chia tưng trưởng tuyệt đối về doanh thu cho doanh thu của năm

phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng mình để có chính sách ứng phó hợp lý.

- Dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợ cho vay tiêu dùng được xem là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng. Dư nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu được các ngân hàng tính vào cuối mỗi quý hay mỗi năm bằng dư nợ

cho vay tiêu dùng đầu kỳ + doanh số cho vay trong kỳ - doanh số thu nợ cuối kỳ. Chỉ tiêu này còn bao gồm tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ

và tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay tiêu dùng qua các kỳ. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay tiêu dùng thể hiện mức tăng hay giảm của dư nợ qua các kỳ. Tuy nhiên do dư nợ cho vay của ngân hàng ở các kỳ khác nhau là khác nhau nên sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay tiêu dùng là chưa hoàn toàn chính xác. Do vậy người ta sử dụng thêm chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của ngân hàng để có thể đưa ra kết luận chính xác.

- Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là khoản nợ tiêu dùng đến hạn trả mà khách hàng không có khả năng trả nợ, phản ánh số vốn của ngân hàng có khả năng bị mất. Chỉ tiêu này phản ánh độ rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu này bao gồm số dư nợ tiêu dùng quá hạn và tỷ trọng nợ tiêu dùng quá hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nợ quá hạn là một điều khó tránh khỏi trong hoạt động ngân hàng, mà riêng với hoạt động cho vay tiêu dùng – hoạt động cho vay có rủi ro gần như cao nhất – thì tình trạng này đa số ngân hàng đều mắc phải. Việc không thu hồi được nợ này có thể do tình hình tài chính của khách hàng không tốt hoặc do cố tình không thanh toán. Do đó phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì phải đặt được chỉ tiêu này vào giới hạn cho phép.

- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá được hiệu quả và tốc độ phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chỉ

tiêu này có thể được xem xét trên mức tăng lợi nhuận cho vay tiêu dùng và mức tăng lợi nhuận cho vay tiêu dùng trong tổng lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Việc đánh giá chính xác chỉ tiêu này trong từng thời kỳ giúp ngân hàng có thể đưa ra các chính sách thích hợp, kịp thời nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng trên cơ sở hợp lý hoá chi phí và nâng cao chất lượng tín dụng.

2.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng

2.7.1. Các nhân tố khách quan

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc dân, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, sự ổn định về kinh tế… Tình hình và sự thay đổi của các yếu tố này có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế và quyết định hành vi của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số kinh tế vĩ mô có dấu hiệu tốt: tốc độ tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ thất nghiệp thấp… người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, hạn chế tiết kiệm. Do đó mà nhu cầu vay tiêu dùng cũng tăng lên bởi vì họ tin rằng với nền kinh tế ổn định và tăng trưởng như vậy thì trong tương lai thu nhập của họ hoàn toàn có thể hoàn trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, khi nền kinh tế trong nước rơi vào suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, người dân sẽ hạn chế tiêu dùng mà chuyển sang tiết kiệm, nhu cầu vay tiêu dùng cũng vì đó mà giảm sút.

- Môi trường chính trị

Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất rõ rệt tới các hoạt động của NHTM. Ở quốc gia nào có tình hình chính trị ổn định thì các nhà đầu tư sẽ cảm thấy yên tâm hơn, do đó đầu tư nhiều hơn. Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân được đảm bảo, nhờ đó hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng ngày càng phát triển. Ở quốc gia nào có tình hình chính trị không ổn định, xảy ra tranh chấp giữa các đảng phái, chiến tranh liên miên… thì ngay cả việc

càng khó khăn hơn nữa. Kinh tế kém phát triển, đời sống của người dân không được quan tâm dẫn đến hoạt động ngân hàng sẽ có thể bị ngừng trệ.

- Môi trường văn hoá – xã hội

Môi trường văn hoá – xã hội bao gồm các yếu tố như trình độ nhận thức, lối sống, thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, tâm lý… Những yếu tố này tác động trực tiếp tới hành vi của người tiêu dùng. Ở nơi nào người dân có trình độ dân trí cao, người dân dễ dàng nắm bắt được thông tin và công nghệ ngân hàng thì ở đó hoạt động ngân hàng sẽ phát triển hơn. Hay như ở một số nơi người dân có thói quen tiết kiệm, đặc biệt là các nước Á Đông ví dụ như Việt Nam. Thường thì họ sẽ tiết kiệm tiền dần dần, khi nào có nhu cầu mua sắm sẽ trích từ đó ra. Chỉ khi thật sự cấp bách họ mới tới ngân hàng để vay. Thậm chí có những người mang tâm lý ngại đến ngân hàng vì có nhiều thủ tục.

- Môi trường pháp lý

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát chặt chẽ nhất của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Môi trường này tạo ra cơ sở pháp lý ràng buộc và tác động đến việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Nếu hệ thống pháp luật quy định càng rõ ràng, chi tiết, chặt chẽ, đồng bộ thì sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng đồng thời mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng cũng được cải thiện hơn do thoả mãn được lợi ích của cả hai bên. Hoạt động cho vay tiêu dùng vì thế mà cũng phát triển hơn. Nhưng nếu một hệ thống pháp luật mà lỏng lẻo, quy định chung chung thì sẽ đặt ngân hàng trước những nguy cơ cạnh tranh mới và sẽ tạo ra khe hở dẫn đến rủi ro không đáng có cho cả ngân hàng và khách hàng. Cả ngân hàng và khách hàng đều khó để có thể đưa ra thoả thuận chung, do vậy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng sẽ vô cùng khó khăn.

- Môi trường kỹ thuật – công nghệ

Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Nó làm thay đổi phương thức sản xuất, cách thức tiêu dùng và cả phương thức trao đổi của xã hội nói chung cũng như của ngân hàng nói riêng. Ngân hàng là một trong

những ngành rất quan tâm tới ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh. Có thể nói hoạt động của ngân hàng không thể tách rời khỏi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.

Ngày nay khi đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao hơn đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đổi mới để có thể thu hút khách hàng nhiều hơn. Việc áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh giúp ngân hàng có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ phù hợp, đảm bảo chất lượng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt trong ngành hiện nay cũng buộc các ngân hàng phải thường xuyên cập nhật các công nghệ mới để tránh bị lạc hậu, mất lợi thế cạnh trãnh, để có thể tồn tại và phát triển.

- Chủ trương chính sách của Nhà nước

Các chủ trương chính sách của Nhà nước đều có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng, đặc biệt là các chính sách kinh tế. Nếu trong một thời kỳ nào đấy chủ trương của Nhà nước là mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài thì nền kinh tế trong nước sẽ có điều kiện để phát triển, thu nhậ quốc dân tăng lên, thu nhập bình quân đầu người cao, thất nghiệp giảm. Điều đó làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng sẽ phát triển hơn.

Không chỉ có những chính sách kinh tế mới có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng mà bên cạnh đó các chính sách về xã hội cũng góp phần không nhỏ ví dụ như xoá đói giảm nghèo, cho vay hỗ trợ sản xuất… Những chính sách này giúp cho người có thu nhập thấp cải thiện đời sống của bản thân và gia đình, giúp thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội. Nhờ đó mà số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại các ngân hàng cũng tăng lên.

- Các yếu tố thuộc về khách hàng

Đối tượng vay tiêu dùng chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình nên việc thu thập thông tin đánh giá tư cách đạo đức của khách hàng đối với cán bộ tín dụng là vô cùng khó khăn. Khả năng xảy ra rủi ro ở đây là rất lớn. Chính vì thế đối với những

hàng chứng minh được phẩm chất đạo đức tốt cũng như độ tin cậy của mình thì khách hàng sẽ được vay số tiền lớn hơn.

Khả năng tài chính của khách hàng là nguồn trả nợ chủ yếu cho ngân hàng. Các khoản cho vay tiêu dùng sẽ có độ rủi ro thấp hơn khi mà khách hàng có thu nhập cao và ổn định. Tuy nhiên đây lại là một yếu tố không ổn định, có tính biến động. Có thể tại thời điểm vay khách hàng có thu nhập cao và ổn định, nhưng có thể có các biến cố bất thường như tai nạn, ốm đau, mất việc… xảy ra. Khi ấy khả năng thu nợ của ngân hàng sẽ trở nên khó khăn. Nguồn trả nợ thứ hai cho ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả được nợ đó là tài sản đảm bảo. Giá trị tài sản đảm bảo quyết định hạn mức cho vay và cả doanh số cho vay của ngân hàng.

Các yếu tố thuộc về khách hàng này ảnh hưởng tới quyết định có cho khách hàng vay hay không của ngân hàng. Từ đó mà việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng theo.

2.7.2. Các nhân tố chủ quan

- Quy mô vốn của ngân hàng

Vốn giữ một vai trò quan trọng trong các hoạt động của ngân hàng, đồng thời nó cũng thể hiện vị thế của ngân hàng trong ngành. Bất cứ thành phần kinh tế nào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHO VAY TIÊU DÙNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)