TMCP Công thương - Chi nhánh Quảng Bình
Thứ nhất, NHTMCP Công Thương nằm tại địa bàn đông đúc dân cư, nhiều công ty nên rất thuận lợi trong việc huy động vốn cũng như cho vay, đặc biệt là cho vay khách hàng cá nhân.
Thứ hai, số lượng khách hàng vay tiêu dùng khá ổn định, đạt mức trên dưới 2000 khách hàng điều này chứng tỏ dịch vụ cho vay tiêu dùng đã và đang được sự quan tâm của khách hàng. Cùng với việc phát triển khách hàng vay tiêu dùng, Chi nhánh đã bước đầu chú trọng việc khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, tăng cường bán chéo, bán kèm sản phẩm để gia tăng hiệu quả trên từng khách hàng.
Thứ ba, danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng ngày càng hoàn thiện theo hướng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiện nay Chi nhánh đã triển khai 6 sản phẩm: cho vay mua nhà dự án; cho vay CBNV; cho vay bất động sản; cho vay xây dựng- sửa chữa nhà ở; cho vay mua ô tô; cho vay mua trang thiết bị gia đình và các mục đích cá nhân khác. Các sản phẩm được liên tục nghiên cứu bổ sung tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn.
Thứ tư, sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng đạt mức khá cao, chiếm 95%.
Thứ năm, phương pháp quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh có hiệu quả nên kiềm chế được nợ xấu ở mức thấp.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương - chi nhánh Quảng Bình dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương - chi nhánh Quảng Bình
a. Những hạn chế
Thứ nhất, dư nợ cho vay tiêu dùng giẩm dần qua các năm và chưa xứng với tiềm năng. Thị phần hiện tại của Chi nhánh xếp hạng thứ 3 nhưng mới chỉ chiếm 11.5% còn khá thấp.
Thứ hai, thu nhập từ cho vay tiêu dùng còn chiếm tỷ trọng khá thấp trong hoạt động cho vay của Chi nhánh.
Thứ ba, cơ cấu cho va tiêu dùng cân đối, về mục đích thì cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng cao, về thời hạn thì cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Những sản phẩm khác chiếm tỷ trọng còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển.
Thứ tư, chất lượng sản phẩm chưa có tính cạnh tranh. Chi nhánh chưa có nhiều sản phẩm đi trước đón đầu thị trường, chưa cung cấp các gói sản phẩm gắn với từng phân đoạn khách hàng, chưa đưa ra được những sản phẩm thực sự nổi trội, mang tính cạnh tranh cao và đặc trưng đại diện cho thương hiệu.
Thứ năm, quy trình thủ tục giao dịch chưa được thuận lợi. Chi nhánh không có các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian với quy trình thủ tục rất nhanh chóng như đối thủ cạnh tranh (ACB có sản phẩm “Vay siêu tốc 24h”).
Thứ sáu, lãi suất cho vay tiêu dùng vẫn còn cao, các chính sách về lãi suất chưa được áp dụng linh hoạt, hạn chế trong cạnh tranh về lãi suất so với các NHTM trên địa bàn.
Thứ bảy, công tác truyền thông, cổ động trong CVTD chưa được hiệu quả. Nhu cầu vay tiêu dùng trên địa bàn rất cao, số lượng khách hàng rất dồi dào, nhu cầu thì đa dạng, tuy nhiên số lượng khách hàng đến với ngân hàng vẫn còn hạn chế so với khả năng cung ứng của ngân hàng.
b. Nguyên nhân
* Nhóm nguyên nhân khách quan
hoạt động CVTD là bắt nguồn từ tâm lý người dân không thích ở trong trạng thái nợ nần, và chịu những áp lực khi chưa trả hết nợ. Xu hướng tích l tiết kiệm vẫn phổ biến hơn là đi vay để tiêu dùng rồi tích lũy trả nợ sau.
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện nay ngày càng lớn.
- Về phía khách hàng : Việc nắm bắt thông tin khách hàng gặp nhiều khó khăn, thường không đầy đủ và chính xác. Người vay tiêu dùng thường không muốn tiết lộ thông tin về thu nhập hàng tháng của gia đình, tình trạng sức khỏe... Vì nếu các nguồn thu nhập không đảm bảo họ sẽ không được ngân hàng cho vay vốn.
* Nhóm nguyên nhân chủ quan
- Chính sách cho vay của ngân hàng: Trong vài năm gần đây, cả hệ thống Vietinbank –QB nói chung và Chi nhánh Quảng Bình nói riêng mới bắt đầu chú trọng đến hoạt động ngân hàng bán lẻ nên các chính sách về sản phẩm, lãi suất, khách hàng,... chưa thực linh hoạt. Bên cạnh đó, mức cho vay tiêu dùng của Chi nhánh còn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Số tiền này còn nhỏ so với nhu cầu vay cả giá trị tài sản của khách hàng, do đó đã bỏ qua cơ hội cho vay đối với nhiều khách hàng.
- Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự: Cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự cho hoạt động bán lẻ còn mỏng và thiếu, lực lượng cán bộ lại tương đối trẻ, thiếu kinh nghiệm, hạn chế trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Mạng lưới phòng giao dịch của Chi nhánh còn mỏng, khoảng cách giữa Phòng giao dịch và trụ sở tương đối xa, đi lại rất mất thời gian và ảnh hưởng đến khách hàng.
- Hoạt động truyền thông: Mặc dù ngân hàng đã có định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nhưng chưa có được sự đầu tư thoả đáng cho hoạt động tiếp thị và quảng cáo cho các dịch vụ mới. Các hoạt động quảng bá khác như quảng cáo trên truyền hình, thông qua tờ rơi, các chiến dịch quảng cáo. chưa mang lại hiệu quả. Điều này làm hạn chế sự mở rộng về quy mô khách hàng của ngân hàng.
- Chưa đẩy mạnh liên kết trong cho vay: Để phát triển mạnh cho vay tiêu dùng thì việc liên kết đối với các đơn vị kinh doanh, hành chính sự nghiệp là một
dùng. Tuy nhiên trên thực tế Chi nhánh đã tạm dừng việc cho vay qua lương đối vói CBCNV các sở ban ngành. Hơn thế nữa, chi nhánh cũng chưa thực sự chú trọng đến liên kết với những đối tượng trên để mở rộng cho vay trong khi các công ty tài chính lại làm rất tốt việc này.