Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chinh sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 51 - 69)

7. Cơ cấu của luận văn

2.2. Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc

tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Phú Yên trong thời gian qua

Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú yên lần thứ XVIII (tháng 10/2015) đã nêu quan điểm: Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm và giảm nghèo. Tập trung triển khai đồng bộ chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững ở 03 huyện miền núi [1]. Nhằm thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng về giảm nghèo bền vững, Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2011 đến năm 2020.

Tỉnh ủy Phú Yên khóa XVIII (2011-2015) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 13/10/2011 về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh, bền vững ở 03 huyện miền núi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020 [30].

Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững 03 huyện miền núi tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020.

Ngày 20/12/2011, UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt Quyết định số 280/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh

và bền vững tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011-2015.

Ngày 27/12/2011, UBND tỉnh Phú Yên đã phê duyệt Quyết định số 297/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững ở 03 huyện miền núi của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.

Trên cơ sở định hướng của Chính phủ, của Đảng bộ tỉnh Phú Yên, mục tiêu, nội dung chính sách giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Yên thể hiện thông qua Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 theo 02 Quyết định số 280/QĐ-UBND ngày 10/12/2011 và Quyết định số 297/QĐ-UBND ngày 27/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên.

Về mục tiêu tổng quát: “Tạo cơ hội phát triển để người nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập, vượt qua nghèo đói, vươn lên khá giả, giàu có; tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân ở vùng nghèo, giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa các vùng miền và nhóm dân cư”.

Về mục tiêu cụ thể: (a) Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 2 lần, riêng huyện nghèo tăng lên 3 lần so với năm 2010. Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở, người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản. (b) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu, như giao thông, điện, nước sinh hoạt. (c)Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 4-5%, vùng miền núi giảm 6-7% (theo chuẩn nghèo hiện hành); (d) Tranh thủ nguồn vốn trung ương để đáp ứng vốn cho hộ nghèo và sinh viên

hộ cận nghèo có nhu cầu và có đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội; (e) 100% người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; hỗ trợ 50% mệnh giá mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo mua thẻ Bảo hiểm y tế tự nguyện; (g)100% trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo; các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn, giảm học phí và được hỗ trợ chi phí học tập; (h) 100% hộ nghèo có nhà ở đơn sơ, tạm bợ, dột nát được hỗ trợ làm nhà ở; (i) 95% hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; (k) 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp được tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo [30].

Chính sách giảm nghèo bền vững được thực hiện đã phát huy hiệu quả, nhanh chóng đi vào cuộc sống và trở nên quen thuộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số các dân tộc miền núi, với những cái tên như “134”, “135”, “167”, “30a”, NQ 80… Những chính sách trên là động lực thúc đẩy phát triển Kinh tế xã hội.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã liên tục nỗ lực, phấn đấu, kiên trì thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Các công trình đầu tư đã đáp ứng một phần nhu cầu cấp thiết của nhân dân, giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Công tác giảm nghèo bền vững đã tạo được sự đồng thuận hưởng ứng của toàn dân, thu hút sự quan tâm các ngành, các cấp và sự giúp đỡ hỗ trợ vật chất từ cộng đồng xã hội.

Trình độ dân trí, kiến thức và kỹ năng lao động của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp so với các khu vực nông thôn và thành thị và với người Kinh là những yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả trong thực hiện công tác giảm nghèo, nhất là giảm nghèo theo hướng bền vững.

Thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh hiện là một trong những vấn đề trung tâm trong chương trình nghị sự toàn cầu và trong thực tế đã bắt đầu tác động đáng kể đến nhiều vùng dễ bị ảnh hưởng của thiên tai ở Việt Nam, nhất là tại các khu vực miền núi còn nhiều khó khăn và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Vấn đề này sẽ càng trở nên cấp thiết hơn trong thời gian tới.

Những tác động xã hội ảnh hưởng đến công cuộc giảm nghèo bền vững sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với mặt trái của kinh tế thị trường tiếp tục bộc lộ và trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của người nghèo. Theo dự báo, kinh tế của tỉnh sẽ tiếp tục tăng trưởng cao nhưng khoảng cách phân tầng xã hội giữa hai cực giàu và nghèo có xu hướng ngày càng giãn rộng.

Nguồn vốn đầu tư để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững còn hạn chế, không tập trung, nhất là trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn như hiện nay do tác động của suy thoái kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến lộ trình, mục tiêu giảm nghèo bền vững đã đề ra.

2.2.1. Thực hiện chính sách về tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo

Trong 5 năm 2011 - 2015, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã triển khai cho vay vốn tín dụng đối với hộ nghèo, cận nghèo là 75.082 hộ, doanh số cho vay 1.313.796 triệu đồng [12], trong đó:

+ Cho vay phát triển sản xuất 47.801 hộ, doanh số 842.623 triệu đồng, dư nợ 48.803 hộ, số tiền 884.420 triệu đồng.

+ Cho vay học sinh, sinh viên 25.726 lượt, với doanh số cho vay 458.532 triệu đồng, nâng tổng dư nợ hiện nay là 536.220 triệu đồng/25.860 sinh viên, học sinh.

+ Cho vay hộ nghèo xóa nhà tạm (theo Chương trình 167) 1.455 hộ, doanh số 11.641 triệu đồng, dư nợ 2.703 hộ, số tiền 21.588 triệu đồng.

+ Cho vay nhà chống lũ 100 hộ, tổng số tiền 1.000 triệu đồng, dư nợ 100 hộ, số tiền 1.000 triệu đồng.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã giúp bà con hộ nghèo dần xóa bỏ tự ti, mạnh dạn vay vốn, làm ăn, đã giúp cho hàng nghìn hộ nghèo có điều kiện tổ chức sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập, hàng nghìn học sinh, sinh viên được vay vốn, giảm bớt khó khăn, áp lực đè nặng trên vai nguời nghèo, tạo điều kiện cho con em hộ nghèo có điều kiện đi học, tìm kiếm việc làm và vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Đánh giá môi trường thể chế chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Yên

Nghị quyết số 80/2011/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ năm 2011 đến năm 2020 và thực trạng hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên qua tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Chương trình mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững thời kỳ 2011-2020 tỉnh Phú Yên. Chương trình được HĐND tỉnh khóa XI, tại kỳ họp thứ 3 thông qua và ban hành Nghị quyết chuyên đề số 24/2011/NQ- HĐND ngày 27/10/2011; UBND tỉnh đã phê duyệt và giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương thực hiện Chương trình tại Quyết định số 280/QĐ- UBND ngày 20/12/2011.

Nội dung từng chính sách trong Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Phú Yên đều dựa trên cơ sở các văn bản của Bộ ngành cấp trên, đây là điểm thuận lợi cho UBND các huyện và cấp xã, phường, thị trấn thực hiện chính sách đảm bảo trong hành lang chính sách giảm nghèo bền vững đúng theo quy định chung của Bộ, ngành Trung ương.

nước có nhiều ưu đãi hơn cho các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững. Chính sách, chương trình, dự án được tổ chức triển khai thực hiện một cách công khai, minh bạch, dân chủ, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các hội đoàn thể trong thực hiện các chính sách trong chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững được rõ hơn, giúp người nghèo ngày càng được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Việc thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn gồm các thành phần: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm Trưởng Ban Chỉ đạo, Trưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó ban chỉ đạo (thường trực), các thành viên tham gia gồm Trưởng các cơ quan: Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thống kê, Kinh tế hạ tầng, Giáo dục và Đào tạo, Trạm khuyến nông, mời Ủy ban MTTQVN, các hội đoàn thể. Sự thống nhất về mặt thành phần trong Ban Chỉ đạo có sự tham gia rất đầy đủ các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, các hội đoàn thể từ tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn là một trong những thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách, góp phần thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững các địa phương đã đề ra hằng năm.

2.2.2. Thực hiện chính sách về hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở

Đã hỗ trợ xây dựng 4.784 nhà với tổng kinh phí hỗ trợ 101.228 triệu đồng [12], trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 18.009 triệu đồng; + Ngân sách địa phương: 3.593 triệu đồng; + Các nguồn hỗ trợ khác: 79.626 triệu đồng.

Công tác huy động nguồn lực ngoài ngân sách tiếp tục được phát huy hiệu quả, chương trình đã và đang được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các nhà từ thiện. Chương trình đã từng bước đi vào xã hội hóa. Trách nhiệm của cộng đồng, họ

tộc và bản thân người nghèo đã được nâng lên, quy trình triển khai thực hiện chặt chẽ. Công tác bình xét lựa chọn đối tượng được thực hiện công khai, dân chủ và có sự tham gia của người dân, nên chưa có khiếu nại, khiếu kiện trong nhân dân. Chất lượng nhà ở được nâng lên so với những năm trước đây. Diện tích nhà bình quân khoảng 32m2, tổng số tiền xây dựng bình quân từ 30-40 triệu đồng/nhà.

- Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2011- 2015 đề ra mục tiêu: “Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 3-4%/năm (vùng đồng bằng giảm từ 2-3%/năm; vùng miền núi giảm từ 4-5%/năm (vùng có đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh sinh sống).

Thực hiện các mục tiêu chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo bền vững qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 đối với đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh cũng đã giảm được hộ nghèo đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân mỗi năm 3%; miền núi giảm bình quân mỗi năm 6,43%.

Kết quả tổng điểu tra, rà soát cuối năm 2010 (chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015), số hộ nghèo 45.606 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 19,46%, trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số 12.894 hộ, tỷ lệ 22,5%; cuối năm 2011 giảm còn 40.524 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 16,96%; số hộ nghèo giảm đến cuối năm 2012 còn 38.101 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 15,82%; số hộ nghèo giảm đến cuối năm 2013 còn 37.805 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 15,69%; số hộ nghèo đến cuối năm 2014 hộ nghèo đã giảm xuống còn 27.645 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo là 11,42%, và đến cuối năm 2015 hộ nghèo giảm xuống còn 242.010 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 9,73%.

Kết quả đánh giá thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong 05 năm qua từ 2011 đến 2016 là đạt được so với mục tiêu giảm nghèo đã đề ra theo từng

năm mà kế hoạch giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số chung của tỉnh [11].

2.2.3. Thực hiện chính sách về hỗ trợ về y tế cho người nghèo

Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các địa bàn khó khăn. Kết quả có 484.193 lượt người được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trong đó hộ nghèo 315.081 lượt người và 169.112 lượt là đồng bào dân tộc thiểu số. Tổng kinh phí là 204.755 triệu đồng.

Từ năm 2011 đến 2015 có 608.309 lượt người nghèo được khám chữa bệnh, với tổng kinh phí thực hiện hơn 102.992 triệu đồng [5].

Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo đã được đưa về tuyến cơ sở xã, phường, thị trấn, nên tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế, thuận lợi trong khám và chữa bệnh. Đặc biệt, việc cấp và phát hành thẻ BHYT cho người nghèo đã được phân cấp về cho huyện, thị xã, thành phố tự in và phát hành, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng trong việc điều chỉnh, cấp phát mới, bổ sung hoặc giải quyết cho những trường hợp mất thẻ kịp thời.

Đánh giá kết quả Thực hiện chính sách về hỗ trợ về y tế cho người nghèo

Nhìn chung, tất cả các đối tượng người nghèo thuộc diện đều có thẻ bảo hiểm y tế. Riêng đối tượng cận nghèo mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế nhưng chỉ khoảng 6% đối tượng thuộc diện tham gia.

Trong 05 năm qua đã bảo đảm người nghèo là đồng bào DTTS đều có thẻ bảo hiểm y tế, đã giúp người nghèo và cận nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, an tâm khám chữa bệnh khi ốm đau. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như ý thức của người dân, chất lượng của dịch vụ bảo hiểm y tế… đối với nhóm đối tượng

cận nghèo mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế nhưng hàng năm chỉ khoảng 15% đối tượng thuộc diện hộ cận nghèo tham gia mua bảo hiểm y tế [5].

2.2.4. Thực hiện chính sách về hỗ trợ giáo dục cho người nghèo

Số học sinh được hỗ trợ giáo dục: 313.733 lượt với tổng kinh phí hỗ trợ: 105.134 triệu đồng [5], trong đó:

+ Miễn giảm học phí: 80.820 lượt học sinh; + Hỗ trợ chi phí học tập: 213.218 lượt học sinh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chinh sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 51 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)