Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chinh sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 78 - 83)

7. Cơ cấu của luận văn

3.1. Quan điểm, mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối vớ

đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả.

Giảm nghèo bền vững không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự nỗ lực phấn đấu thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo, động viên người nghèo, hộ nghèo tăng cường phát huy nội lực, chủ động, có niềm tin và ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhà nước trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo thông qua các cơ chế, chính sách phát triển Kinh tế - xã hội.

Phải huy động nguồn lực tổng hợp của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư, hỗ trợ, trong chỉ đạo và xúc tiến khơi nguồn. Ưu tiên

các nguồn lực cho các địa bàn khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc thực hiện công tác giảm nghèo bền vững phải được kết hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ giữa việc phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn dân cư, của từng huyện, xã và của toàn tỉnh; đồng thời có cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững phù hợp.

Thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Yên đã cho thấy những vấn đề đặt ra đối với chính sách giảm nghèo bền vững hiện nay. Tiêu chí hộ nghèo tính theo thu nhập bình quân vẫn còn một số bất cập. Về các chính sách, dự án, chương trình giảm nghèo hiện nay cần phải được rà soát lại, để hạn chế sự chồng chéo, dàn trãi, kém hiệu quả. Về khâu tổ chức thực hiện cũng cần xem lại khâu nào tổ chức thực hiện hiệu quả, khâu nào chưa tốt cần điều chỉnh, sửa đổi; liên quan đến cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện chính sách như thế nào cũng cần phải được xem xét một cách toàn diện hơn. Trong quá trình triển khai không ít vấn đề vướng mắc không chỉ ở địa phương mà còn ở sự chưa nhất quán giữa các bộ, ngành cấp Trung ương.

Việc triển khai thực hiện giảm nghèo bền vững ở một số nơi, cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giảm nghèo, chưa thật sự sâu sát với thực tế của người nghèo, chưa đẩy mạnh các biện pháp để hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Người nghèo thoát nghèo nhưng lại có nguy cơ tái nghèo cao, do không được hỗ trợ vốn tiếp tục duy trì sản xuất, không được hỗ trợ về mặt pháp lý để thực hiện việc mua bán, sản xuất kinh doanh, không được hỗ trợ khâu đầu ra của sản phẩm mà họ tạo ra.

Cần hạn chế những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo như giảm thiểu biến đổi khí hậu, chống lại sự phá hủy môi trường, giải quyết sự cân bằng hài

hòa giữa con người với tự nhiên.

Từ thực tiễn vấn đề chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Phú Yên, những hạn chế cần khắc phục trong chính sách giảm nghèo bền vững được đặt ra, sự chồng chéo hay giàn trãi nguồn lực vốn đầu tư từ các chính sách, dự án giảm nghèo, một số chính sách giảm nghèo tính hiệu quả chưa cao, kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm có nơi thực hiện vì mục tiêu giảm nghèo theo nghị quyết cấp ủy đảng đề ra chứ chưa sát đúng với thực tế của địa phương, thực tế hộ nghèo còn cao hơn, hộ nghèo thoát nghèo nhưng chưa bền vững, có nguy cơ rơi nghèo, số hộ nghèo ở ngưỡng nghèo, cận nghèo cũng rất cao.

Về dự báo trong thời gian đến: Nghèo đói là vấn đề mang tính chính trị, kinh tế - xã hội sâu sắc; giải quyết vấn đề nghèo đói là nhiệm vụ lâu dài, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân ta. Do những nguyên nhân khách quan (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội...), nên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, luôn tồn tại một bộ phận người có thu nhập thấp hơn mức trung bình của dân cư (chiếm khoảng 20%-25% dân số), đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo.

Hộ nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt vào vùng nông thôn, vùng nông thôn khó khăn, vùng miền núi và bãi ngang ven biển, hải đảo, vùng chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là tập trung một số xã, huyện đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng bãi ngang ven biển và ở một số nhóm đối tượng như đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ.

Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động của hội nhập và phát triển kinh tế thị trường; cơ hội của người nghèo về việc làm ngày càng khó khăn hơn do đổi mới khoa học, công nghệ, biến động về đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng không đồng đều.

Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung, vẫn còn những bất cấp trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững và dự báo tình hình nghèo đói ở nước ta. Việc đánh giá chính sách giảm nghèo bền vững từ thực tiễn để hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian đến là hết sức cần thiết. Chính vì vậy nhu cầu hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số là rất thiết thực đối với chính sách giảm nghèo bền vững ở từng địa phương và đối với cả nước.

3.1.2. Mục tiêu thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên

- Mục tiêu chung

Phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Quốc hội khóa 13 đề ra và đặc biệt quan tâm tới yêu cầu bền vững đối với tỉnh Phú Yên theo Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với vùng thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận trực tiếp các dịch vụ xã hội, tự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo; giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm bền vững, hạn chế thấp nhất hộ nghèo mới, hộ tái nghèo.Hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ

cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

- Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả tỉnh mỗi năm 4-5%, vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số giảm 5-7% (theo chuẩn nghèo hiện hành). Phấn đấu trong 05 năm (2011-2015) cả tỉnh giảm 45.606 hộ nghèo trong năm 2011 xuống còn 23.556 hộ nghèo năm 2015 (giảm 22.050 hộ nghèo), tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm từ 19,46% năm 2011 xuống còn 9,73% cuối năm 2014; miền núi và dân tộc thiểu số giảm 16.518 hộ nghèo (56.874 khẩu), chiếm tỷ lệ 28,97% trên tổng dố hộ toàn vùng (tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh cuối năm 2013 là 13,03%). Trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số: 6.616 hộ (26.859 khẩu), chiếm tỷ lệ 51,30% so với tổng hộ dân tộc thiểu số; Tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm từ 3-4% (toàn tỉnh là 366%), riêng đồng bào dân tọc thiểu số giảm từ 4-5% [5].

Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo đến năm 2015 tăng 2 lần, riêng vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số tăng 3 lần so với năm 2010. Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo được tiếp cận ngày càng thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn, có điều kiện tiếp cận và được tín chấp vay vốn phát triển sản xuất tăng thu nhập.

100% người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế; hỗ trợ 50% mệnh giá mua thẻ Bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo mua thẻ Bảo hiểm y tế.

100% trẻ em mẫu giáo và học sinh, sinh viên đồng bào dân tộc thiểu số được miễn, giảm học phí và được hỗ trợ chi phí học tập.

100% hộ nghèo có nhà ở tạm bợ, dột nát được hỗ trợ làm nhà ở.

Trên 95% hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch hoặc nước sinh hoạt hợp vệ sinh; đến hết năm 2015 giải quyết được 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất.

100% cán bộ tham gia công tác giảm nghèo ở các cấp được tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo bền vững [5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chinh sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)