Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chinh sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 69 - 78)

7. Cơ cấu của luận văn

2.3. Đánh giá chung về công tác giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân

bào dân tộc thiểu số

2.3.1. Những kết quả đạt được

Được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tập trung phối hợp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất nên kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số tăng trưởng khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh (bình quân mỗi năm giảm từ 4- 5%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%; tỷ lệ lao động qua đào tạo: 26,43% (trong đó đào tạo nghề 16,36%); giải quyết việc lamfcho lao động hang năm: 2.500 người/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khu vực miền núi đạt 13%-14%, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 17-24 triệu đồng/người, khu vực có đồng bào dân tộc sinh sống đạt gần 12-14 triệu đồng/người/năm (riêng đồng bào dân tộc thiểu số 6 -8 triệu đồng/người/năm). Cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn vùng miền núi ngày càng khang trang, hiện đại hơn, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hang hóa gắn với thị trường. Bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào miền núi được cải thiện, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được tôn trọng, đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Hệ thống chính trị cơ sở được cũng cố, trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng được giữ vững,.. góp phần quan trọng vào thành tựu chung của tỉnh.

Mặc dù, điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nổ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, mặt trận và đoàn thể từ tỉnh đến địa phương cơ sở, nên công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hộitrên địa bàn tỉnh đã được tổ chức triển khai đồng bộ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, một

bộ phận hộ nghèo tổ chức sản xuất có hiệu quả và vươn lên thoát nghèo. Trong 05 năm 2011- 2015 đã có gần 33.000 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19,46% đầu năm 2011, xuống còn 9,73% vào cuối năm 2015. Ước đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 9% (đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết của HĐND tỉnh). Các chính sách, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đã được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức triển khai tốt, tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống người nghèo, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Tính bền vững trong công tác giảm nghèo đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ tái nghèo và nghèo phát sinh mới năm 2015 chỉ chiếm 4,24% so với tổng số hộ nghèo, giảm 11,83% so với năm 2010 (tỷ lệ tái nghèo và nghèo phát sinh của năm 2010 là 16,07%) [5].

Các mục tiêu, chỉ tiêu đạt được

- Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: chương trình đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự chuyển biến về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; từng bước hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như sắn, mía,…; tạo điều kiện cho các hộ nghèo có cơ hội tiếp cận kỹ thuật sản xuất mới, cung cấp vật tư, giống, công cụ sản xuất cho đồng bào; góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn một cách bền vững.

- Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Các công trình được đầu tư theo quy hoạch và triển khai trên địa bàn các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn đều có sự

tham gia góp ý của nhân dân; khi đưa vào sử dụng đảm bảo khai thác có hiệu

quả công năng sử dụng của công trình; cơ sở hạ tầng các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn từng bước được hoàn thiện, tạo sự chuyển biến tích cực về kiến trúc hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh; diện mạo các buôn làng và các xã vùng khó khăn thay đổi từng ngày góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi dân tộc;

- Dự án nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn buôn và cộng đồng đã góp phần đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ xã, thôn buôn có đủ năng lực để dần đảm nhận năng sự phân cấp, phân quyền, tham gia tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động của Chương trình, dự án. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn tham gia học hỏi kinh nghiệm cho cộng đồng, để trang bị cho người dân bước đầu có một kiến thức cơ bản nhằm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, giúp người dân bước đầu có một kiến thức cơ bản nhằm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, giúp người dân có kiến thức mới trong tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hang hóa; trang bị cho thanh niên dân tộc thiểu số các nghề cơ bản để làm nghề nuôi sống bản than và gia đình; nâng cao một bước về kiến thức phát triển hộ gia đình trong tình hình mới;

- Phát triển văn hóa, xã hội: Cùng với sự đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn khác lồng ghép trên địa bàn đã có tác động tích cực đến các xã, thôn buôn vùng miền núi dân tộc. Đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ phủ sống phát thanh, truyền hình và các loại hình văn hóa đến với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ngày càng cao. Các phong tục tập quán lạc hậu được dần thay đổi bằng cách tiếp thu các hoạt động văn hóa, tinh thần lành mạnh; nếp sống văn hóa mới dần hình thành trong cộng đồng dân cư; bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát triển;

- Về giáo dục, y tế: Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục đào tạo ở các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn dần được hoàn thiện, đầy đủ hơn, tạo

điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng ca nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số; hệ thống y tế cơ sở đã phủ đều 100% số xã đặc biệt khó khăn, cán bộ y tế thôn bản được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, góp phần chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho đồng bào;

- Nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ đói nghèo: thu nhập bình quân của nhân dân ở các xã vùng dân tộc miền núi tăng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm từ 3-4% (riêng vùng đồng bào dân tộc giảm từ 4%-5%),

đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; so với thời điểm đầu từ năm 2010 (tỷ lệ hộ nghèo 56,2%) đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn buôn vùng dân tộc giảm còn 33,4%; tỷ lệ hộ có thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/năm tăng 45,5% (năm 2010) lên 65,8% [5].

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Mặt dù đạt được những kết quả khả quan trong việc dần thay đổi tập quán sản xuất của người dân vùng dân tộc miền núi, cùng với hộ nghèo được tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để góp phần cải thiện đời sống, dần thoát nghèo. Tuy nhiên, một số hộ đồng bào dân tộc còn quan niệm, giữ lề lối canh tác truyền thống, sản xuất tự cấp, tự túc, chưa mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi và trồng trọt nên hiệu quả kinh tế không cao.

- Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng: Các công trình hạ tầng: Các công trình hạ tầng tuy được đầu tư nhiều, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng miền núi nói chung và các xã, thôn buôn đặc biệt khó khăn nói riêng nhưng còn mang tính dàn trải, không đồng bộ. Nhiều chỉ tiêu còn đạt thấp như: hệ thống trạm y tế xã đạt chuẩn chỉ đạt 37,8%; các công trình thủy lợi nhỏ ở các xã đạt thấp 62,7%; tỷ lệ xã có đủ trường lớp học 85%; chỉ tiêu về sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt thấp 74,8% [5].

- Y tế, giáo dục: Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục hiện nay tương đối đầy đủ nhưng chưa được kiên cố hóa, nhiều công trình xây dựng từ giai đoạn

I (2006-2010) đến nay đã xuống cấp, hư hỏng nặng cần sửa chữa, hoặc xây dựng mới,… Hệ thống trạm y tế xã tuy được đầu tư đầy đủ nhưng thiếu trang thiết bị chuyên dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc khám chữa bệnh tại chỗ cho nhân dân.

- Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường còn thấp. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, còn có

khoản cách lớn về phát triển miền núi và vùng đồng bằng;

- Kết cấu hạ tầng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, nhiều tuyến giao thông nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và thông thường hàng hóa

giữa các vùng; một số công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt chất lượng xây dựng chưa bảo đảm và chưa phát huy hiệu quả sử dụng; nhiều trường học chưa được kiên cố hóa; đội ngũ y, bác sỹ và trang thiết bị ở các bệnh viện huyện và các trạm y tế xã còn thiếu nhiều;

- Trình độ dân trí của người dân còn thấp, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn rất thấp, thiếu lực lượng lao động kỷ thuật, công nhân lành nghề nên rất khó giải quyết việc làm cho khu vực miền

núi;

- Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân cung của cả tỉnh, nguy cơ tái nghèo của hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn lớn, một số chính sách hỗ trợ cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số triển khai chậm. Các tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ hẳn, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số chưa được phát huy đúng mức, mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp so với mặt bằng chung.

- Một số ít địa phương cơ sở, có lúc chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo, nhất là công tác đánh giá điều tra rà soát hộ nghèo và cận nghèo cuối năm. Công tác phối kết hợp đối với một số Sở, ngành, đơn vị liên quan đôi lúc chưa được chặt chẽ và kịp thời.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp cơ sở thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo ở địa phương.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo ở một số địa phương chưa được thường xuyên; công tác vận động các nguồn lực còn hạn chế, một số cơ chế chính sách chưa phù hợp nên một bộ phận hộ nghèo đã và đang xảy ra tư tưởng ỷ lại, ngại lao động sản xuất, chưa tự lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

- Nguồn lực để thực hiện xóa đói giảm nghèo phần lớn là vốn trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh. Nguồn huy động tại cộng đồng và bản thân tự lực của người nghèo còn hạn chế. Việc lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác còn nhiều lúng túng, thiếu hiệu quả; nội dung thực hiện, đối tượng lồng ghép còn mang tính chung

chung hoặc không đến được với người nghèo.

2.3.3. Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan

- Do điều kiện sống của đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, địa hình tương đối phức tạp, bất lợi trong

giao thông nên việc phát triển Kinh tế – xã hội có nhiều hạn chế, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Khu vực thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững không thuận lợi cho việc tiếp cận, triển khai, nhất là trong mùa mưa. Diện tích có khả năng sản xuất nông nghiệp ít, manh mún, điều kiện canh tác phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.

- Xuất phát điểm của nền kinh tế cũng như trình độ dân trí của các huyện miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số thấp so với mặt bằng chung của

tỉnh; nhận thức của nhân dân về sản xuất hàng hóa còn hạn chế, thiếu vốn, thiếu cơ chế phù hợp với điều kiện của huyện vùng cao; nhiều sản phẩm hàng hóa chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại lớn về sản xuất, làm cho đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số càng thêm khó khăn. Khả năng nắm bắt thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất còn hạn chế. Đội ngủ cán bộ miền núi và vùng dân tộc còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện; công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ người dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đầy đủ.

- Trình độ quản lý của cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được yêu cầu; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chủ yếu là lao động chân tay nên không đáp ứng được với đòi hỏi công việc có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng cao dẫn đến người lao động không tìm được việc làm hoặc có việc làm nhưng với mức lương thấp không ổn định.

- Nhận thức của các cấp, các ngành về vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc, công tác dân tộc chưa sâu sắc, chưa toàn diện. Một số chính sách dân tộc

chưa được cụ thể hóa và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của địa phương, việc triển khai thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi.

- Công tác tuyên truyền chưa thật sự sâu rộng đến với các tầng lớp nhân dân còn mang tính hình thức, nội dung chưa đảm bảo chất lượng;

- Năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được với nhu cầu trong tình hình mới;

- Nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo còn manh mún, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Việc huy động nguồn lực trong nhân dân chưa

được đẩy mạnh. Ý thức trách nhiệm và sự tham gia của một bộ phận người dân trong việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo còn thiếu tính tự giác và chưa được thường xuyên đẩy mạnh.

- Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện còn chậm, công tác phối hợp, điều phối, theo dõi giám sát giữa các Sở, ban ngành và các đơn vị, địa phương có lúc, có nơi chưa thật tốt.

- Nguyên nhân chủ quan

- Giải pháp giảm nghèo bền vững quan trọng là đào tạo nghề nhằm tạo điều kiện, cơ hội để người nghèo có khả năng tìm kiếm việc làm, tạo thu nhập ổn định chưa được chú trọng nên tính bền vững trong giảm nghèo bền vững chưa cao, trong giai đoạn 2006-2010 có đến 1.060 hộ tái nghèo (cả tỉnh là 234.403 hộ) và trong 5 năm 2011-2015 lại có 1.210 hộ nghèo mới phát sinh.

- Công tác truyền thông, vận động tuy được các sở, ngành và địa phương chú trọng, nhưng chưa được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của Mặt trận và hội đoàn thể các cấp, nhất là cấp cơ sở, vì vậy còn một bộ phận cán bộ, nhân dân và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chinh sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)