Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chinh sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 93 - 124)

7. Cơ cấu của luận văn

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Đối với Trung ương

Để đảm bảo phát triển khinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số bền vững, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính

sách thực hiện công tác dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số vùng miền núi mang tính ổn định trong thời gian dài, tác động trực tiếp đến mục tiêu giảm nghèo; hạn chế những chính sách hỗ trợ ngắn hạn, nhỏ lẻ, làm cho nguồn lực phân tán, hiệu quả giảm nghèo thấp. Đặc biệt cần tăng nguồn vốn cho hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp hộ nghèo ở vùng dân tộc miền núi có điều kiện tổ chức sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Xem xét bổ sung một số chính sách đối với các hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo ở vùng dân tộc miền núi, vùng đặc biệt khó khăn nhất là chính sách phát triển sản xuất, hỗ trợ xóa nhà ở tạm, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt, giáo dục đào tạo, y tế và các chính sách an sinh xã hội khác, nhằm tạo điều kiện để hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo hạn chế tái nghèo nhằm thoát nghèo bền vững.

Vùng miền núi dân tộc là khu vực còn nhiều tiềm năng nhưng cũng còn nhiều khó khăn, Trung ương cần quan tâm có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tăng suất đầu tư và tạo thuận lợi cho việc thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng lao động tại địa phương là người dân tộc thiểu số,..

Tiếp tục đầu tư vốn cho các chương trình, dự án đã khẳng định được hiệu quả và tính đúng đắn trong giai đoạn 2011-2015 như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (CT 135); Chính sách hỗ trợ giải quyết đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ dân thiểu số nghèo và hộ nghèo (QĐ 755/QĐ-TTg); Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ dân vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg; Chính sách định canh định cư theo Quyết định số 33/QĐ-TTg; Chính sách huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;... đồng thời nghiên cứu, rà soát loại bỏ các chính sách không còn phù hợp ra khỏi diện đầu tư tập trung nguồn lực nhằm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi bền vững.

Nghiên cứu tăng định mức hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay như: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn, chính sách hỗ trợ di dân định canh định cư, chính sách cho vay vốn đối với hộ dân tộc đặc biệt khó khăn,...

Chính phủ nên nghiên cứu lồng ghép để xây dựng một chương trình mục tiêu quốc gia tổng thể về giảm nghèo đa chiều để tập trung nguồn lực, ưu tiên cho các địa bàn nghèo, địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế tình trạng các chương trình và dự án chồng chéo, phân tán và ngắn hạn như trong thời gian qua. Tăng cường đa dạng hóa các hình thức quản lý, trong đó có sự kết hợp giữa quản lý của Nhà nước và của xã hội.

Đổi mới việc xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm giảm đói nghèo. Các chương trình cần tập trung hơn nữa vào đối tượng nghèo nhất thông qua việc tăng định mức phân bổ ngân sách cho các vùng nghèo và bảo đảm phân bổ đúng cho các đối tượng nghèo.

Chính sách giảm nghèo bền vững khác với chính sách bảo trợ xã hội, nghĩa là không phải cho người nghèo “cá” mà phải là cho họ “cần câu”. Nghiên cứu nghiêm túc, cách đi thực tế đối với giảm nghèo bền vững, không phải là cách áp đặt từ trên xuống dưới mà phải từ thực tiễn, trả lời cho câu hỏi: giảm nghèo cho ai; do ai làm; ai hưởng lợi ? Phải “đưa cuộc sống đi vào chính sách”.

Cần đánh giá lại công tác quản lý, thực hiện đối với các chính sách, chương trình, dự án. Hiện tại, tồn tại quá nhiều đầu mối các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đối với các chính sách, chương trình đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, điều hành, triển khai thực hiện.

Cần đẩy mạnh phân cấp quản lý về các địa phương gắn với tăng cường trách nhiệm để công tác quản lý được thông suốt, đảm bảo tính tự chủ, linh

hoạt và sử dụng các nguồn lực đầu tư phù hợp với thực tế của từng địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Đối với tỉnh Phú Yên đề nghị bố trí vốn thực hiện với quy mô thích hợp cho các chương trình vì hiện nay nguồn vốn bố trí thực hiện quá thấp so với kế hoạch (đặc biệt là Chương trình theo Nghị quyết 30a) nên khó đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đồng thời tăng và nâng mức hỗ trợ đảm bảo đủ định mức và thời gian thích hợp để hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các hộ cận nghèo nhiều hơn nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ thoát nghèo bền vững, tránh nguy cơ tái nghèo như hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật. Đồng thời, cho phép thực hiện chính sách đối với hộ vừa mới thoát nghèo trong thời gian 02 năm đầu thực hiện được hưởng mức 50% như các chính sách đối với hộ nghèo.

Nghiên cứu ban hành cơ chế lồng ghép và quản lý ngân sách đối với các chính sách, chương trình, dự án để các địa phươngcó cơ sở thực hiện, đảm bảo được khả năng huy động, điều tiết nguồn vốn thực hiện mục tiêu đầu tư đồng bộ, phát huy hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án.

Đề nghị có quy định thống nhất trong cả nước từ Trung ương đến cơ sở về bộ máy quản lý nhà nước chuyên trách trong thực hiện các chương trình phục vụ công tác giảm nghèo bền vững (quản lý chương trình, phân bổ vốn, tổ chức thực hiện) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện và đánh giá kết quả.

3.4.2. Đối với địa phương

Để nâng cao hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững cần phải có sự lãnh đạo chặt chẽ hơn nữa của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của các sở, ban, ngành và địa phương trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo, gắn với việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu, theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện ở các cấp. Chú trọng

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo cán bộ nắm vững nghiệp vụ, cần bố trí cán bộ quản lý theo dõi chuyên trách về lĩnh vực công tác giảm nghèo bền vững tại cơ sở.

Tiếp tục cũng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc cấp huyện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thục hiện các chính sách dân tộc, các chương trình, dự án vùng đồng bào dân tộc không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ năng lực hoạt động của đội ngũ làm công tác dân tộc ở các cấp. Thường xuyên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân tộc.

Đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc miền núi. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác dân tộc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong từng giai đoạn. Chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ người dân tộc thiểu số đã được chọn lựa nhằm sớm cải thiện trình độ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Có chính sách đặc thù để thu hút đội ngũ trí thức trẻ và công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, năng lực điều hành của chính quyền các cấp và sự phối hợp với tổ chức đoàn thể, phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị địa phương. Bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về đường lối, chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững của Nhà nước để năng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng, tính thiết thực trong công tác giảm nghèo, qua đó động viên toàn xã hội chăm lo cho người nghèo, làm chuyển biến nhận thức của người nghèo, không ỷ lại trông chờ vào Nhà nước, có ý thức tự lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tập trung hơn nữa việc chỉ đạo thực hiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc. Ưu tiên vốn và huy động các nguồn lực, phối hợp lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương với nguồn vốn địa phương và các nguồn vốn huy động khác để tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài nguồn vốn được Trung ương đầu tư, hàng năm ngân sách tỉnh phải dành một phần vốn thích hợp để đầu tư phát triển miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, trường học, trạm y tế, các công trình thủy lợi, nước sạch…

Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhằm tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí. Đẩy mạnh công tác khuyến nông – khuyến lâm, thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào phục vụ sản xuất. Xây dựng các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào các dự án trồng cây công nghiệp mang tính chiến lược, trồng rừng, xây dựng thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, dịch vụ du lịch… nhằm tạo ra những tác động mang tính động lực làm thay đổi nhanh cơ cấu sản xuất và tạo việc làm cho đồng bào miền núi. Sử dụng tốt các nguồn lực lao động để đầu tư phát triển kinh tế và các lĩnh vực văn hóa – xã hội.

Tăng cường sự tham gia của người dân từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện ở thôn, bản; đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục đích, không có hiệu quả.

Cần có sự lồng ghép đồng bộ trong thực hiện giữa các chính sách, dự án hỗ trợ để các chương trình tác động, hỗ trợ lẫn nhau, tạo cho các đối tượng

thụ hưởng đủ điều kiện phát triển kinh tế gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Kết hợp các chương trình, dự án giảm nghèo với việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Nguồn vốn đầu tư cho chương trình từng bước đáp ứng nhu cầu kế hoạch trong từng giai đoạn cụ thể, trong đó ưu tiên những chương trình mang tính cấp thiết và tạo nền cơ bản cho phát triển, vì vậy cơ cấu nguồn vốn phải phân bổ hợp lý (đặc biệt ở cấp cơ sở, chú trọng trong việc đánh giá điều kiện của từng hộ để lựa chọn, hỗ trợ đúng đối tượng).

Thường xuyên cập nhật, phân tích diễn biến, nguyên nhân, xác định danh sách cụ thể của người nghèo, vùng nghèo để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp với thực tế, xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, cơ chế đặc thù, các biện pháp đột phá nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, làm cơ sở để đảm bảo tính giảm nghèo bền vững.

Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành một số chính sách về thu hút đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất. Tiếp tục xây dựng và thực hiện một số chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số như: chính sách đối với người có uy tín; chính sách tín dụng đối với đồng bào sản xuất kinh doanh giỏi; chính sách cử tuyển, bố trí sử dụng cán bộ, v.v..

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Phú Yên cho thấy, giảm nghèo bền vững là một trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài, là một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước, là chủ trương và nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.

Thực tế cho thấy, việc triển khai thực hiện các chính giảm giảm nghèo bền vững đã giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh xóa đói, giảm nghèo, tiếp cận được các thành quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tuy chưa theo kịp tốc độ của vùng đồng bằng, vùng đô thị, của người Kinh, song đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số đã có những thay đổi tích cực, kết cấu hạ tầng phát triển, thị trường hàng hóa đã bắt đầu hình thành, dần dần thay thế nền kinh tế tự cung, tự cấp trước đây.

Tuy nhiên, kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển còn chậm, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, thoát nghèo chưa bền vững, công cuộc giảm nghèo còn nhiều thách thức. Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực còn thấp; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quản lý nhà nước thực hiện về giảm nghèo bền vững còn nhiều hạn chế và bất cập, cần tiếp tục chấn chỉnh, đổi mới.

Để thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, tiến đến giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, với sự vào cuộc của nhiều cấp, nhiều ngành, huy động đóng góp của toàn xã hội, trong đó nguồn lực và sự quản lý của Nhà nước vẫn là chủ yếu, nội lực và

quyết tâm thoát nghèo của bản thân mỗi người dân là quyết định.

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số phải kiên trì, bền bỉ và lâu dài, cần phải có lộ trình thích hợp. Nhà nước, xã hội và cộng đồng cần nhận thức đúng trách nhiệm thực hiện giảm nghèo bền vững, cùng chung tay hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững; đặc biệt là việc tự giác, chủ động thực hiện, có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát nghèo của người dân.

Hy vọng với chủ trương đúng đắn của Tỉnh ủy, sự quản lý điều hành có hiệu lực và hiệu quả của các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, sự tích cực tham gia, tập hợp, vận động của Mặt trận và các hội đoàn thể, nhất là với truyền thống đoàn kết, nỗ lực vươn lên, trong thời gian đến, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và người dân trong tỉnh Phú Yên nói chung sẽ sớm thoát nghèo bền vững, vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giả, người khá giàu thì giàu thêm.

Trong những năm tới, Đảng và Nhà nước ta xác định đảm bảo an sinh xã hội là mục tiêu hàng đầu, tập trung đảm bảo mức sống tối thiểu cho người dân là việc làm cấp bách. Để đạt được mục tiêu này, việc nghiên cứu, rà soát lại các chính sách giảm nghèo bền vững trong thời gian qua là thật sự cần thiết. Nhìn một cách tổng quan, các chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chinh sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh phú yên (Trang 93 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)