Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách cấp phường thuộc quận Lê Chân, Hải Phòng (Trang 25 - 29)

5. Kết cấu luận văn

1.3.1. Nhân tố khách quan

1.3.1.1. Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật là một trong những công cụ quản lý Nhà nước mang tính chất bắt buộc. Đây là một công cụ quản lý rất hiệu quả và đại diện ý chí của giai cấp thống trị và vừa thể hiện phạm trù khách quan. Pháp luật là một trong các quy tắc ứng xử mà Nhà nước ban hành và thực hiện để điều chỉnh các nhân tố và các quan hệ xã hội. Bản chất của pháp luật là thể hiện tính giai cấp và xuất phát từ những nhu cầu khách quan của xã hội điều chỉnh các hành vi và các mối quan hệ xã hội mang tính chất bắt buộc nên việc quản lý và thực hiện thông qua công cụ này rất hiệu quả.

Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối: - Pháp luật phụ thuộc vào kinh tế: nội dung pháp luật do các quan hệ kinh tế -xã hội quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật. Sự thay đổi của kinh tế sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi của pháp luật. Pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó.

là tích cực hoặc tiêu cực: khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và có tác dụng tích cực. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội.

1.3.1.2. Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện thông qua các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế đối ngoại... Đây là một trong các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm điều chỉnh nền kinh tế của một quốc gia. Một thay đổi nhỏ trong chính sách sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Chính sách tài khóa là chính sách là chính phủ sử dụng công cụ thuế và chi tiêu công để điều tiết nền kinh tế. Thuế ở đây sẽ bao gồm các khoản thuế của cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp. Việc tăng thuế hay giảm thuế chỉ cần một động thái nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến NSNN cũng như nền kinh tế. Còn chính sách tiền tệ là chính sách mà chính phủ sử dụng lãi suất và cung tiền để lới lỏng hoặc thắt chặt lượng tiền trong nền kinh tế điều tiết các chỉ số lạm phát, giá cả, thị trường tài chính...

Chính sách thu nhập là chính sách nhằm đảm bảo hệ thống tiền lương tối thiểu cho mọi đối tượng lao động nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Khi nền kinh tế có biến động suy thoái hoặc lạm phát, Chính phủ sẽ kiểm soát nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

Chính sách kinh tế đối ngoại kiểm soát tỷ giá hối đoái, ngoại thương, xuất nhập khẩu và các thuế quan, trợ cấp...Tất cả các yếu tố này chính phủ đều kiểm soát nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo ổn định đồng nội tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

1.3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.

Ngân sách nhà nước là tổng hòa mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

Như đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trò của NSNN càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ.

- Về mặt xã hội:

Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặc khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tác động tích cực để kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế những năm 2008-2011 và mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.

1.3.1.4. Nhân tố thuộc về đối tượng quản lý

Để hình thành các nguồn quỹ NS thuộc các khoản thu của NSNN thì tất cả các nguồn tài chính trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng hàng hóa trong và ngoài nước thì có khả năng động viên vào NSNN để hình thành quỹ NS là nguồn thu của NSNN. Thu NSNN cần xác định đúng các khoản thu thích hợp theo đúng Luật cơ chế, tránh xảy ra tình trạng sai sót, thiết hụt hoặc bỏ sót và tiêu cực trong quá trình thu NSNN đối với các hoạt động thu NSNN. Trong đó nguồn thu NSNN chủ yếu từ các khoản thuế. Đây là một trong những nguồn thu chính cũng là công cụ Nhà nước sử dụng đóng vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Vậy nên công cụ này cần được kiểm tra,

kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan, các cấp có thẩm quyền nhằm theo dõi và bám sát các nguồn thu từ thuế. Nếu có sai sót cần phải xử lý kịp thời. Muốn làm được điều này các có quan tại địa phương phải xây dựng kế hoạch và kiểm soát hoạt động từ khâu đăng ký, khê khai, tính thuế và theo dõi nộp thuế, thanh tra, kiểm tra trong phạm vi địa phương.

Các cấp chính quyền phân định rõ từng quy trình tổ chức quản lý phù hợp sẽ đảm bảo thực hiện mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời căn cứ vào các yếu tố cấu thành một sắc thuế như người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, thuế suất, đơn vị tính thuế, giá tính thuế, các cơ chế thưởng, phạt...

Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu – chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phòng, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dưới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Trong hơn 20 năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý NS, đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả cao trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Nhờ đó nguồn thu NS không ngừng tăng lên, đầu tư công ngày càng có vị thế, NSNN từng bước đi vào thế cân đối tích cực, trong quá trình phát triển theo xu thế hội nhập.

Hệ thống các chính sách trích thưởng thu vượt kế hoạch vào NS các cấp NSĐP, quyền chi phối kết dư NS cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quyền chi phối kết dư NS cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương, phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phương. Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu NS và bảo đảm cân đối bền vững của hệ thống NS quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách cấp phường thuộc quận Lê Chân, Hải Phòng (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)