Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách cấp phường thuộc quận Lê Chân, Hải Phòng (Trang 76 - 81)

5. Kết cấu luận văn

3.2.7.Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách

- Về phân cấp nguồn thu

Tiếp tục phân cấp các nguồn thu cho phường để giúp quá trình quản lý lãnh đạo cấp phường có thể khai thác tốt nguồn thu này và ủy quyền thu cho cấp phường một số khoản thu dễ gây thất thu như thuế tài nguyên khoáng sản, thuế xây dựng tư nhân …

Tiếp tục thực hiện phân cấp các khoản thu từ phí, lệ phí cho chính quyền cấp phường đảm nhiệm. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cấp phường trong quản lý NS để chính quyền có trách nhiệm đôn đốc các cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước hạn chế tối đa sự thất thoát các khoản thu như thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt....

- Về phân cấp nhiệm vụ chi

Về phân cấp nhiệm vụ chi thì NSTW cũng nên phân cấp chi cho các cấp cơ sở để các cấp cơ sở chủ động lập kế hoạch chi những hoạt động trong phạm vi quản lý của mình. Không những phân cấp theo cấp hành chính từ trên xuống dưới mà còn phân cấp theo ngành để chuyên môn hóa các hoạt động thu chi ngân sách trong phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực. Trong đó đổi mới phân cấp nhiệm vụ chi phải đồng bộ trong phân cấp để đảm bảo quy hoạch theo đúng ngành, địa phương và các mục tiêu phát triển KTXH đã đề ra để thống nhất chính sách và các chế độ. Việc phân định cơ cấu phân chia các khoản chi cho các lĩnh vực khác nhau cũng là vấn đề mà các nhà quản lý tài chính cần quan tâm là nên ưu tiên cho lĩnh vực nào cho phù hợp với tình hình phát triển của địa phương mình: Đối với chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản chi thường xuyên NSP trên địa bàn quận, để đảm bảo nguyên tắc ưu tiên thanh toán lương cho các cán bộ công chức và viên chức của phường.

68

Đối với chi cho đầu tư phát triển cần phải quản lý chặt chẽ nguồn chi cho hoạt động này. Bởi lẽ chi cho hoạt động đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng rất lớn trong công tác chi ngân sách. Ban lãnh đạo địa phương cần chú trọng các công tác từ khâu lập kế hoạch đến các khâu tổ chức, quyết toán cũng như khâu giám sát các đơn vị thực hiện theo đúng quy hoạch,kế hoạch xây dựng ban đầy nhằm đảm bảo chi đúng, đủ, hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản do bố trí dàn trải, kéo dài thời gian đầu tư …Đối với chi thường xuyên: Hàng năm, thành phố kiểm tra rà soát về quản lý chi tại các đơn vị phường, các cán bộ phụ trách, công chức và các cán bộ không chuyên trách đều được các Nhà quản lý cấp trên quyết định về mặt số lượng và phụ cấp

Tiếp tục nâng cao và đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, tranh thủ các nguồn đóng góp từ xã hội và giao cho các cơ sở giao dục, y tế thực hiện hoạt động này.

Đổi mới cơ chế quản lý sự nghiệp công, giao quyền và trách nhiệm cho đơn vị trên cả 3 lĩnh cực tổ chức bộ máy tài chính, tổ chức nhiệm vụ và bộ máy tổ chức và thực hiện tự chủ cho một số cơ sở hành chính sự nghiệp công và được công khai kiểm toán, thực hiện bình dẳng các chính sách quản lý giữa khu vực công lập và ngoài công lập.

KẾT LUẬN

Ngân sách phường có vai trò, vị trí hết sức quan trọng: NSP đảm bảo duy trì sự tồn tại của chính quyền phường, cung cấp phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của chính quyền phường-cấp chính quyền cơ

69

sở, giữ vững an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.Vì vậy việc tăng cường quản lý ngân sách phường ở quận Lê Chân trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu chung của đất nước. Quản lý ngân sách phường trên địa bàn quận Lê Chân đã có những chuyển biến tích cực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội ở cơ sở. Tuy nhiên quản lý ngân sách phường những năm qua còn không ít những tồn tại, đặc biệt là thiếu sót trong nhận thức, trong chỉ đạo, điều hành và trong công tác hoàn thiện cơ chế, chính sách trước sự đòi hỏi của thực tiễn, cần phải nhanh chóng đề ra các giải pháp khắc phục.

Thông qua nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tăng cường công tác

quản lý ngân sách phường trên địa bàn quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng" đã đạt được những kết quả sau:

Khái quát lại những lý luận cơ bản về ngân sách phường, quản lý thu, chi ngân sách phường;

Phân tích thực trạng quản lý thu, chi ngân sách phường qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại quản lý thu chi ngân sách phường.

Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến ngân sách phường và quản lý ngân sách phường; sự cần thiết phải tăng cường quản lý ngân sách phường trong điều kiện hiện nay.

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách phường trên địa bàn quận Lê Chân giai đoạn (2016-2020), chỉ ra những thành tựu đạt được, các tồn tại trong công tác quản lý ngân sách phường và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách phường trên địa bàn quận Lê Chân trong những năm tiếp theo.

Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học, phong phú, toàn diện, cập nhật qua phương pháp tiếp cận hệ thống và thống kê tổng hợp. Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng quản lý ngân sách

70

phường trên địa bàn quận Lê Chân những kết quả đạt được, những mặt yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện.

Việc đổi mới và những đề xuất giải pháp đã nêu trên chỉ có thể thực hiện được hiệu quả trên thực tế khi chúng được tiến hành đồng bộ, nhất quán với nhau và với những giải pháp, chính sách hỗ trợ khác như các giải pháp về phân cấp, về tổ chức và về hiệu lực của bộ máy tư pháp. Đồng thời phải thống nhất với Hiến pháp, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có cố gắng, song do trình độ còn hạn chế khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp để việc nghiên cứu ngày càng tiến bộ hơn, góp phần để quản lý ngân sách phường của quận Lê Chân trong những năm tới đạt kết quả tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2007): Báo cáo kết quả khảo sát kinh nghiệm của Hàn Quốc về quản lý tài chính - ngân sách.

71

bang Đức và Thụy sỹ về quản lý tài chính - Ngân sách.

3. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

4. Chính phủ (2005), Nghị định 43/2005/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Lê Chân: Báo cáo xây dựng dự toán thu

chi NSNN các năm ( 2010, 2011,2012,2013,2014), quận Lê Chân.

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2002), Luật Ngân sách nhà nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;

7. Quốc hội 11 (2005), Luật kiểm toán Nhà nước 2005

8. UBND quận Lê Chân: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND quận Lê Chân các năm (2010, 2011, 2012, 2013,2014) Quận Lê Chân,, Thành phố Hải Phòng

9. UBND quận Lê Chân: Chỉ tiêu kinh tế - xã hội các năm (2010, 2011, 2012, 2013,2014) quận Lê Chân,, Thành phố Hải Phòng.

10. UBND quận Lê Chân:,Kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách các năm (2010,

2011, 2012, 2013,2014) quận Lê Chân,, Thành phố Hải Phòng.

11. UBND quận Lê Chân: Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm (2010, 2011, 2012, 2013,2014) quận Lê Chân,, Thành phố Hải Phòng.

12. UBND quận Lê Chân: Kế hoạch phân bổ dự toán Ngân sách các năm (2010, 2011, 2012, 2013,2014).

13. UBND thành phố Hải Phòng: Quyết định phân bổ dự toán các năm (2010, 2011, 2012, 2013,2014).

14. Sở Tài chính Hải Phòng: Thông báo thẩm tra quyết toán ngân sách quận Lê

Chân các năm (2010, 2011, 2012, 2013,2014).

15.Viện nghiên cứu phổ biến tri thức Bách Khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị

trường, NXB Trẻ Hà Nội.

72 phố Hồ Chí Minh.

17.M.Ivôncốp (1987), Từ điển Kinh tế chính trị học, NXB Tiến bộ

Matxcơva. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, www.chinhphu.vn.

18.Cổng thông tin điện tử Thành phố Hải Phòng.gov.vn. 19.Website Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách cấp phường thuộc quận Lê Chân, Hải Phòng (Trang 76 - 81)