Mục tiêu và phương hướng quản lý ngân sách phường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách cấp phường thuộc quận Lê Chân, Hải Phòng (Trang 60 - 64)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2.Mục tiêu và phương hướng quản lý ngân sách phường

Để quản lý NSP ở quận Lê Chân thực hiện có hiệu quả, đúng quy định của Luật NSNN, đảm bảo NSP là công cụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế- xã hội cơ sở, một số phương hướng cơ bản được đưa ra để giúp UBND phường và Ban tài chính các phường đưa ra các biện pháp cụ thể, thích hợp để tăng cường công tác quản lý ngân sách phường của phường mình.

Tăng cường khai thác, bồi dưỡng, phát triển các nguồn thu trên địa bàn; bố trí các khoản chi hợp lý, hiệu quả để tiến đến tự cân đối ngân sách phường. Tăng cường phân cấp nguồn thu cho ngân sách phường: phường là đơn vị cơ sở, là cầu nối để đưa chủ trương, đường lối các Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào đời sống nhân dân. Có thể thấy phường có vai trò quan trọng. Để thực hiện tốt vai trò đó, phường phải sử dụng các công cụ như ngân sách phường, các cơ quan tuyên truyền, các biện pháp giáo dục, thuyết phục...Nhà nước cần tăng cường lực lượng vật chất cho phường mà quan trọng nhất là ngân sách phường. Điều đó được thể hiện trong Luật NSNN 2002 “Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao, tăng cường cho ngân sách cấp xã”.

52

Quản lý NSP gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội cụ thể:

Thực hiện tiết kiệm là quốc sách, là trách nhiệm và yêu cầu đối với bất kỳ một đơn vị, tổ chức và cá nhân nào sử dụng tiền của NSNN nói chung và NSP nói riêng. Vì vậy trong quản lý NSP phải đảm bảo nguyên tắc: tiết kiệm, thắt chặt trong tiêu dùng, cắt giảm các khoản chi bất hợp lý, kém hiệu quả, gắn liền với cải cách bộ máy hành chính nhà nước. Đối với nội dung chi thường xuyên để giảm bớt tỷ lệ chi tiêu thường xuyên mà vẫn đảm bảo chi tiêu có hiệu quả. Phân bổ hợp lý và lựa chọn hướng ưu tiên đối với các khoản chi cho đầu tư. Bảo đảm nguồn vốn có hạn nhưng vẫn phát huy được tác dụng đối với phát triển kinh tế-xã hội; Đổi mới cơ chế cấp phát; cơ chế phân bổ vốn đầu tư, tăng cường kiểm soát chi NSP bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả.

Tăng cường chi đầu tư phát triển của ngân sách phường: Để thực hiện thành công CNH-HĐH thì phải có tiền đề vật chất, cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, vì vậy không có cách nào khác là chúng ta phải có tích lũy, tiết kiệm chi tiêu để dành vốn cho đầu tư phát triển bởi thực tế cho thấy nếu có thu mà không biết chi tiêu hợp lý thì mặc dù số thu của phường có lớn đến đâu thì cũng chi hết.

Quản lý NSP đảm bảo khai thác nguồn thu, đồng thời tăng cường nuôi dưỡng, tạo lập và phát triển các nguồn thu cho NSP. Tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển, tìm nguồn thu mới, khai thác tối đa năng lực sản xuất kinh doanh do phường trực tiếp quản lý, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; Đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ các nguồn thu NSP.

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý NSP: Các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan Tài chính và KBNN phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trên cơ sở các điều luật quy định. Phân định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm trong công tác quản lý, cơ quan Nhà nước và cơ quan Tài chính chủ yếu quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ, KBNN quản lý quỹ ngân sách, thực hiện tổ chức thu, kiểm soát chi tiêu và

53

thanh toán NSP, tránh sự chống chéo, trùng lắp nhưng lại lỏng lẻo trong quản lý thu, chi ngân sách phường. Từ đó tạo điều kiện cho chính quyền nhà nước cấp phường thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành ngân sách cấp mình.

Thực hiện mở rộng dân chủ, công khai trong quản lý NSP: trên cơ sở phân cấp cụ thể cho từng cấp, từng ngành, quản lý NSP theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ, công khai, có phân công rõ trách nhiệm gắn với quyền hạn, đảm bảo công bằng hợp lý.

Tăng cường công tác kế toán NSP, thực hiện đúng chế độ quản lý NSP, loại bỏ thói quen tùy tiện, phản ánh số liệu theo ý chủ quan, làm sai lệch báo cáo, làm mất ý nghĩa và làm giảm tác dụng của quản lý.

Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống cơ chê, chính sách phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện cụ thể tạo điều kiện cho NSP ngày càng lớn mạnh đủ để thể hiện vai trò của mình trong quản lý kinh tế, chính trị xã hội của chính quyền cấp phường.

Sử dụng nguồn vốn NSP tiết kiệm hiệu quả đảm bảo cơ cấu chi đầu tư phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ở địa phương. Đảm bảo chi thường xuyên duy trì tốt hoạt động của chính quyền phường trong toàn thành phố.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo chính sách, kỷ luật tài chính, đảm bảo công bằng xã hội và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước và nguồn huy động trong dân.

Đảm bảo tính tự chủ, đảm bảo cân đối NSP, tiến tới xây dựng ngân sách các phường lành mạnh tự chủ không phụ thuộc vào ngân sách cấp trên.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế độ, triển khai áp dụng thống nhất các quy định về công tác hạch toán kế toán NSP trong toàn thành phố. Đảm bảo hệ thống sổ sách báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản lý, yêu cầu giám sát, thực hiện tốt chế độ công khai tài chính ngân sách.

Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý NSP đồng bộ đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ.

54

Để có nguồn lực tài chính đủ mạnh thực hiện các chức năng nhiệm vụ cho bộ máy chính quyền cấp phường đòi hỏi phải tăng cường chỉ đạo nuôi dưỡng nguồn thu NSP. Cần triệt để khai thác các nguồn thu và quản lý chặt chẽ nguồn thu cho NSP. Qua tìm hiểu tình hình thu NSP trên địa bàn quận Lê Chân trong ba năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi của quận, ta thấy nguồn thu của các phường có nhiều hạn chế, chưa xứng đáng với tiềm năng, thế mạnh của quận.Vì vậy, trong chấp hành thu NSP không chỉ thuần túy là tổ chức thu- nộp, mà để có thu, trước hết các phường cần quan tâm tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển, đầu tư khoa học kỹ thuật,...có biện pháp nuôi dưỡng, tăng nguồn thu, khai thác tối đa năng lực sản xuất kinh doanh do phường trực tiếp quản lý, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản thu NSP.

Trên cơ sở nhiệm vụ được phân cấp cụ thể, nguồn thu NSP đã được phân cấp mạnh và ổn định lâu dài, cùng với cơ chế tăng thu thì tăng chi, giảm thu thì giảm chi tương ứng sẽ kích thích việc phấn đấu tăng thu, phát huy hết tiềm năng của các phường.

Chính quyền phường cần nắm bắt kịp thời và khai thác triệt để thế mạnh của địa phương về đất đai, hồ, ao, tài nguyên thiên nhiên và các công sản khác. Bên cạnh đó phải có chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp phát triển như: đúc đồng, ngành sản xuất thép, mỹ nghệ...phát triển nhằm tăng thu cho NSP.

Phát huy vai trò thanh tra, kiểm tra và giám sát chặt chẽ NSNN theo hướng tăng cường trật tự kỷ cương, lấy công cụ pháp luật làm thước đo để đảm bảo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quản lý và sử dụng NSNN sai mục đích và thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng và lãng phí làm thất thoát tài sản NN. Các khâu thanh tra kiểm tra cần phải có cơ quan chuyên môn và các cấp có thẩm quyền tiến hành khách quan và minh bạch, tránh trường hợp bao che và thực hiện thu chi Ngân sách sai quy định.

55

Tăng cường công tác chống thất thu thuế nhằm tăng thu ngân sách, tạo nguồn thu ổn định vững chắc cho NSNN. Có các cơ chế tài chính nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, tăng khả năng tích lũy tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định và tăng trưởng nguồn thu cho ngân sách.

Nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước ở cấp phường. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ kế toán ngân sách phường, từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính ở phường có đủ năng lực, trình độ để hoàn thành mọi nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức trong hệ thống quản lý và sử dụng NSNN.

Việc hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn phường phải phù hợp với các qui định của Hiến pháp, Luật NSNN và các chính sách, chế độ quản lý NSNN và phải gắn với tổng thể cơ chế quản lý kinh tế nói chung.

Để công tác quản lý ngân sách phường được đi theo đúng hướng thì cần đẩy mạnh công tác phân cấp quản lý các cấp cơ sở. Và việc thực hiện phân cấp NSNN cần phải tiến hành một cách đồng bộ, gắn phân cấp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương để đảm bảo tính tập trung, thống nhất. Hơn nữa khi phân cấp ngân sách tại các địa phương cơ sở, giúp cho các địa phương cơ sở chủ động tiếp cận nguồn vốn NSNN để quá trình quản lý được diễn ra theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm, giải quyết các vấn đề quản lý một cách kịp thời, hiệu quả.

Quản lý thực hiện, điều chỉnh các giai đoạn của chu trình ngân sách một cách chặt chẽ, và quản lý kiểm soát từ khâu lập dự toán NS, chấp hành và quyết toán NS.

Và để thực hiện tốt điều đó thì cần phải đưa ra hệ thống các biện pháp đồng bộ, có sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhằm đảm bảo thực hiện tính hiệu quả trong quá trình quản lý NS cấp phường.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách cấp phường thuộc quận Lê Chân, Hải Phòng (Trang 60 - 64)