Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách cấp phường thuộc quận Lê Chân, Hải Phòng (Trang 69 - 73)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3.Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách

Hiệu quả của hoạt động QLNS được quyết định bởi công tác quản lý chi NS. Việc quản lý thu chi ngân sách một cách chặt chẽ chống lãng phí và tiết kiệm hiệu quả được Chính phủ ban hành Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng rộng khắp và bắt buộc đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. Để đạt được mục tiêu thực hiện đổi mới chi ngân sách thì cần phải thực hiện các nội dung như sau:

Đối với công tác chi thường xuyên: Hàng năm, thành phố kiểm tra rà soát về quản lý chi tại các đơn vị phường, các cán bộ phụ trách, công chức và các cán bộ không chuyên trách đều được các Nhà quản lý cấp trên quyết định

61

về mặt số lượng và phụ cấp để khắc phục tình trạng khó khăn cân đối ngân sách và bố trí cơ cấu chi những khoản chi không hợp lý. Kiến nghị với Trung ương, thành phố nâng cao định mức chi NS thường xuyên.

Đối với chi quản lý hành chính: Cần tiếp tục rà soát xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý theo hướng tinh giản, gọn nhẹ tránh bộ máy cồng kềnh gây khó khăn trong quá trình quản lý. Hơn nữa đây là kế hoạch và Chính phủ đang kiện toàn bộ máy quản lý. Đồng thời nên giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị thực hiện công tác quản lý tài chính tại đại phương. Nghiêm túc thực hiện Luật ngân sách hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, công khai trong quản lý NS và; công khai trong quản lý, sử dụng NS, gắn trách nhiệm chi tiêu NS với cải cách hành chính, tổ chức lại cơ cấu bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; tinh giản bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước.

Đối với chi sự nghiệp kinh tế: Các địa phương cần xác định các dự án, các chương trình trọng điểm để tập trung xây dựng và huy động nguồn tài chính từ các nguồn lực khác nhau trong xã hội để thực hiẹn công tác phát triển kinh tế đảm bảo nguồn chi ngân sách cho lĩnh vực này hợp lý.

Đối với các lĩnh vực xã hội: Các nguồn lực xã hội là một trong những biện pháp nhằm hạn chế nguồn chi ngân sách cho hoạt động này đặc biệt là nguồn xã hội hóa. Các lãnh đạo nên tối ưu hóa nguồn xã hội hóa để phát triển xã hội theo đúng mục tiêu đề ra nhằm hạn chế nguồn chi ngân sách mà vẫn có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ.. Đổi mới cơ chế quản lý sự nghiệp công, giao quyền và trách nhiệm cho đơn vị trên cả 3 lĩnh cực tổ chức bộ máy tài chính, tổ chức nhiệm vụ và bộ máy tổ chức và thực hiện tự chủ cho một số cơ sở hành chính sự nghiệp công và được công khai kiểm toán, thực hiện bình dẳng các chính sách quản lý giữa khu vực công lập và ngoài công lập.

Chính quyền các địa phương phân bổ định mức: rà soát, xây dựng và bổ sung những định mức chi mới, xoá bỏ những định mức chi lạc hậu đảm bảo cho hệ thống định mức, tiêu chuẩn có tính khoa học, tính thực tiễn cao

62

nhằm nâng cao hiệu quả công tác chi NSNN và thực hiện cấp kinh phí theo các mức tiêu chuẩn đặc biệt là cần kiến nghị các cấp có thẩm quyền néu có hoàn thiện công tác chi NSNN trong giai đoạn ổn định NS.

Để đảm bảo dự toán được phê duyệt, lãnh đạo các cấp cần đổi mới phương thức cấp phát vốn NS theo hướng nhanh gọn và dễ kiểm tra đảm bảo cấp kinh phí theo đúng kế hoạch đề ra. Tiếp tục thực hiện các nguyên tắc thanh toán thông qua Kho bạc Nhà nước và hạn chế thanh toán tại các khâu trung gian cũng như thanh toán bằng tiền mặt. Điều đó giúp cho việc kiểm soát chi một cách hiệu quả, tránh tham nhũng và thất thoát kinh phí, tài sản Nhà nước.

Đổi mới quản lý chi đầu tư phát triển: Chi cho đầu tư phát triển là một

việc làm cần thiết song chính quyền các địa phương cần phải quản lý chặt chẽ nguồn chi cho hoạt động này. Bởi lẽ chi cho hoạt động đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng rất lớn trong công tác chi ngân sách. Ban lãnh đạo địa phương cần chú trọng các công tác từ khâu lập kế hoạch đến các khâu tổ chức, quyết toán cũng như khâu giám sát các đơn vị thực hiện theo đúng quy hoạch,kế hoạch xây dựng ban đầy nhằm đảm bảo chi đúng, đủ, hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản do bố trí dàn trải, kéo dài thời gian đầu tư …

Các đơn vị giao nhiệm vụ cần bám sát theo quy hoạch và kế hoạch để thiết kế các công trình cho phù hợp đảm bảo xác định xây dựng định mức kỹ thuật và các chế độ khách quan của thị trường ở các giai đoạn khác nhau. Hạn chế phát sinh những nguồn chi không nằm trong kế hoạch tránh việc thay đổi làm lãng phí, sai sót.

Cơ quan Kho bạc Nhà nước khi thực hiện kiểm soát thanh toán cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ quản lý NS, kiểm soát chặt chẽ các dự án được ghi kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm. Các dự án đầu tư được cấp phát vốn NSNN phải đảm bảo có đủ thủ tục đầu tư và xây dựng, được ghi kế hoạch và có đủ điều kiện được cấp phát vốn. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các bước kiểm tra theo qui định, kiểm tra trước, trong và sau khi thanh toán. Kho bạc

63

cần có biện pháp đề nghị chủ đầu tư lập và trình duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo đúng qui định; nhận xét về các mặt (tình hình chấp hành trình tự đầu tư XDCB, đối chiếu số vốn đã cấp cho dự án theo từng năm). Nhận xét của cơ quan Kho bạc là căn cứ để cơ quan Tài chính xem xét khi thẩm tra quyết toán dự án công trình hoàn thành.

Thực hiện đổi mới phương thức bố trí, quản lý vốn đầu tư XDCB, mua sắm thiết bị góp phần đấu tranh có hiệu quả với tình trạng đầu tư xây dựng không đúng qui hoạch, phân tán, lãng phí, thất thoát, dàn trải,… nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tư XDCB của Nhà nước và của toàn xã hội. Tập trung vốn đầu tư những công trình hạ tầng lớn, khả năng thu hồi vốn thấp. Các công trình có khối lượng nhỏ như các công trình giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương … nên chuyển sang hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm, Nhà nước có thể hỗ trợ xi măng hoặc cho vay không lãi suất …

Các khoản thu từ cơ sở hạ tầng hay liên quan đến cơ sở hạ tầng như tiền đất, tiền thuê mặt đất mặt nước, phí sử dụng hạ tầng được đầu tư trở lại cho duy tu bảo dưỡng và phát triển hạ tầng; các khoản thu từ nông nghiệp nông thôn được đầu tư để phát triển nông nghiệp nông thôn…

Danh mục đầu tư từ ngân sách cần rút gọn đảm bảo đầu tư tập trung, trọng điểm, có hiệu quả và kích thích các chủ thể kinh tế - xã hội khác tham gia đầu tư.

Huy động sự đóng góp tổng lực của các Doanh nghiệp, sự đồng tình ủng hộ và góp sức của nhân dân. Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của các Sở, Ban, ngành của Tỉnh về nguồn đầu tư các công trình; nguồn vốn thực hiện các chương trình, mục tiêu.

Về công tác quyết toán NSP

Cần khắc phục ngay những tồn tại trong công tác quyết toán NSP cụ thể: Quyết toán NSP phải đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành, phải rõ ràng, rành mạch mục lục NSNN, vừa đảm bảo việc tổng hợp NSP vào NSNN, vừa thực hiện công khai tìa chính thuận lợi. Báo cáo thu, chi NSP phải kịp

64

thời theo tháng, quý cung cấp những thông tin thiết thực giúp công tác quản lý các cấp được thuận tiện và hiệu quả. Số liệu quyết toán phải rõ ràng phục vụ tốt cho việc công khai ngân sách và phục vụ cho chính quyền phường.

Hệ thống KBNN cần tăng cường đổi mới và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán NSP, công tác quản lý thu, chi NSP qua hệ thống KBNN trên tinh thần mọi khoản thu, chi NSP đều được quản lý, kiểm soát qua KBNN. Giải quyết dứt điểm các tồn tại phát sinh trong quá trình kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho các phường thực hiện tốt việc thu, chi qua KBNN. Cần cải tiến các thủ tục giao dịch và hạch toán thu, chi theo tinh thần đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính nhưng đơn giản thủ tục, hạn chế tối đa việc đi lại của cán bộ khi nộp tiền hoặc rút tiền.

Chủ tịch UBND phường có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong chế độ kế toán ngân sách phường. Cán bộ thuộc bộ phận chuyên môn tài chính phường thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn về quản lý tài chính-ngân sách phường, về tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán ngân sách phường theo quy định của Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách cấp phường thuộc quận Lê Chân, Hải Phòng (Trang 69 - 73)