5. Kết cấu luận văn
2.3.2. Những hạn chế trong quản lý ngân sách phường
Thứ nhất công tác kế hoạch hóa nguồn thu chưa được coi trọng. Việc xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính và còn tình trạng thất thu, nợ đọng tiền thuế, gian lận thương mại. Công tác lập dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, phân bổ dự toán còn chậm về thời gian theo quy định; Điều hành dự toán chi thường xuyên còn vượt dự toán, còn tình trạng mua sắm, trang bị phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức;
Thứ hai tốc độ áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý
thuế còn chậm. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành với cơ quan thuế trong quá trình quản lý các khoản thu còn hạn chế.
Thứ ba phương pháp quản lý thu hiệu quả còn thấp. Hiện nay công tác
thu phí, lệ phí vẫn còn tồn tại tình trạng: thu không không có chứng từ ghi thu, sổ sách theo đúng quy định; kế toán chưa theo dõi thường xuyên gây nên tình trạng thất thoát nguồn thu cần phải được khắc phục kịp thời.
48
phân bổ định mức phù hợp với thực tế: Các đơn vị sử dụng ngân sách chưa quyết tóan việc sử dụng NS theo đúng thời gian, chất lượng báo cáo và chất lượng thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao. Còn đối với chi đầu tư phát triển thì chưa có sự xây dựng kế hoạch một cách khoa học và chặt chẽ. Các chất lượng tư vấn về các công trình đầu tư còn chưa cao, việc thực hiện các dự án đầu tư còn chậm tiến độ và chưa kiếm soát tốt chất lượng đấu thầu.
Thứ năm là bộ máy của quản lý đầu tư còn rất nhiều bất cập, chưa được
kiểm soát chặt chẽ và chưa đáp đáp ứng được yêu cầu quản lý; còn chậm trong quá trình quyết toán vốn đầu tư.
2.3.3.Nguyên nhân những hạn chế, yếu kém
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan:
Công tác tuyên truyền Luật thuế, Luật NSNN chưa sâu sát dẫn tới nhận thức của người dân trên địa bàn về thuế còn thấp, ý thức quản lý sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả của chủ đơn vị sử dụng ngân sách chưa cao;
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với quản lý ngân sách chưa được quan tâm đúng mức;
Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý thu, chi ngân sách còn yếu.
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan:
Hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương còn chưa cao;
Môi trường pháp lý về quản lý thu, chi ngân sách chưa đầy đủ, chưa đồng bộ;
Hệ thống thông tin quản lý thu, chi NSNN còn bất cập; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa thực sự hiệu quả.
Từ thực trạng công tác quản lý NSNN cấp phường tại quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng nêu trên là cơ sở để tác giả luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp phường trên địa bàn quận Lê Chân trong thời gian tới.
49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG