Một số đặc điểm của Bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả áp dụng biểu mẫu phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh cải tiến tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình (Trang 26)

- Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình là Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II, được thành lập ngày 4 tháng 2 năm 2010. Với nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và các khu vực lân cận như Nam Định, Thanh Hóa, Hòa Bình... Bệnh viện đã luôn hoàn thành tốt và xuất sắc các nhiệm vụ được giao, ngày càng phát triển được nhiều kỹ thuật mới, trở thành địa chỉ tin cậy đối với người dân trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

- Tổng số nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên hiện tại là 319.

- Tổng số giường bệnh kế hoạch là 440 giường, trong khi đó số giường bệnh thực kê lên tới 769 giường.

- Tổng số nhân lực điều dưỡng/ bác sỹ: 319/114=2,7/1

- Số lượt người bệnh đến khám bệnh và điều trị nội trú năm 2016 lần lượt là: 76,039; 38,095.

- Năm 2011 Bệnh viện đã xây dựng biểu mẫu cải tiến phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh, trong quá trình áp dụng vào thực tế đã phát hiện ra sự bất cập: biểu mẫu kết hợp của phiếu chăm sóc người bệnh, phiếu truyền dịch, phiếu theo dõi chức năng sống, trong đó phần theo dõi chăm sóc người bệnh ghi theo hướng mở vì vậy việc ghi chép vẫn rườm rà gây lãng phí thời gian, hơn nữa có quá nhiều thông tin

Khảo sát ý kiến về phiếu

TDCSNB cũ

Đánh giá ghi phiếu TDCSNB cũ

Xây dựng biểu mẫu mới và áp dụng

Thảo luận nhóm về phiếu

TDCSNB cũ

Đánh giá ghi phiếu TDCSNB cải tiến Thảo luận nhóm về phiếu TDCSNB cải tiến Khảo sát ý kiến về phiếu TDCSNB cải tiến

được đưa vào phiếu vì vậy gây khó khăn khi viết và khi đọc lại, ô thuốc - dịch nhỏ không đủ ghi tên thuốc có nhiều ký tự và bất tiện khi cần ghi tăng hoặc giảm tốc độ dịch truyền... do đó biểu mẫu này đã không còn phù hợp để sử dụng trong tình hình hiện nay.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu định lượng

* Đối tượng Điều dưỡng/hộ sinh tham gia ghi chép phiếu TDCSNB

Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng điều dưỡng:

+ Điều dưỡng viên/ hộ sinh viên thuộc khoa: Truyền nhiễm, Ngoại Nhi, Sản + Đối với điều dưỡng viên/ hộ sinh viên yêu cầu phải đang trực tiếp làm công tác CSNB

+ Đồng ý tham gia vào nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ:

Đang trong thời gian nghỉ (nghỉ đi học, nghỉ ốm, nghỉ thai sản)

* Phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh trước cải tiến và phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh cải tiến

Tiêu chuẩn lựa chọn :

- Phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh trước cải tiến:

+ Lựa chọn các HSBA đã ra viện: vì nghiên cứu được bắt đầu lấy số liệu từ đầu tháng 2 do đó chúng tôi lựa chọn các HSBA ra viện có số ngày điều trị từ 3 đến 7 ngày trong tháng 12 năm 2016 và tháng 1 năm 2017 để đảm bảo rằng các HSBA đó đã được thống kê trong sổ ra- vào viện giúp cho việc lên danh sách và chọn xác xuất HSBA đủ tiêu chuẩn được ngẫu nhiên.

- Phiếu theo dõi chăm sóc NB cải tiến:

+ Các HSBA ra viện có số ngày điều trị từ 3 đến 7 ngày trong tháng 4 và tháng 5 năm 2017 (sau khi áp dụng biểu mẫu phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh cải tiến được 2 tháng).

Tiêu chuẩn loại trừ:

HSBA có số ngày điều trị nhỏ hơn 3 ngày và lớn hơn 7 ngày

2.1.2. Nghiên cứu định tính

- Điều dưỡng trưởng, Hộ sinh trưởng

- Điều dưỡng viên, Hộ sinh viên có khả năng cung cấp nhiều thông tin (nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, thẳng thắn, có kiến thức tốt...)

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện tại 3 khoa lâm sàng của Bệnh viện Sản - Nhi Ninh Bình: Khoa Ngoại nhi, khoa Sản và khoa Truyền nhiễm

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 9 năm 2017

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả kết hợp định tính và định lượng

2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu

a) Cỡ mẫu

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ý kiến của điều dưỡng/hộ sinh về ghi phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh: Có 114 điều dưỡng, hộ sinh

- Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả thực trạng các phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:

2 2 ) 2 1 (   Zpq n  Trong đó: 2 1 Z = 1,96 tương ứng với α = 0,05

P = 50% = 0,5 (Do không có nghiên cứu tương tự) q = 1- p= 1-0,5= 0,5

= 0,05 là khoảng sai lệch cho phép trong nghiên cứu Thay vào công thức ta được: 2 2

05 , 0 5 , 0 . 5 , 0 96 , 1  n = 384,16

Như vậy cỡ mẫu cho phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh là 384 phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh cũ và 384 phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh cải tiến.

Có 8 cuộc thảo luận nhóm đã thực hiện (mỗi giai đoạn 4 cuộc thảo luận nhóm), đối tượng và số lượng tham gia ở mỗi cuộc thảo luận nhóm trước và sau cải tiến là như nhau, cụ thể:

+ Cuộc thảo luận nhóm 1: 9 người, gồm: Lãnh đạo Bệnh viện, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng các khoa: Ngoại nhi, Truyền nhiễm, Sản

+ Cuộc thảo luận nhóm 2: 8 Điều dưỡng khoa Ngoại nhi + Cuộc thảo luận nhóm 3: 9 Điều dưỡng khoa Truyền nhiễm + Cuộc thảo luận nhóm 4: 10 Hộ sinh khoa Sản

b) Phương pháp chọn mẫu

- Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả ý kiến của điều dưỡng/hộ sinh về ghi phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh:

Lấy mẫu toàn bộ: Có 114 điều dưỡng, hộ sinh đủ tiêu chuẩn được lựa chọn tham gia nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu được phân bố ở các khoa như sau:

Khoa Truyền nhiễm Khoa Sản Khoa Ngoại nhi

31 60 23

- Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả thực trạng các phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh:

+ Căn cứ theo số lượng người bệnh điều trị nội trú trung bình trong tháng 10 năm 2016 tại các khoa, số lượng phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh được phân bổ như sau: Khoa Nội dung Khoa Truyền nhiễm Khoa Sản Khoa Ngoại nhi Số NB điều trị nội trú 815 1136 336

Số phiếu chăm sóc được

+ Cách chọn mẫu HSBA vào nghiên cứu: Rà soát trong sổ ra viện các HSBA đủ điều kiện đưa vào nghiên cứu, sau đó tổng hợp lại danh sách và đánh số thứ tự từng HSBA, tiến hành rút ngẫu nhiên số HSBA theo cỡ mẫu.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

- Sử dụng bộ câu hỏi tự điền

- Sử dụng Hồ sơ bệnh án lưu trữ để lấy dữ liệu điền vào bộ phiếu có sẵn - Tổ chức thảo luận nhóm lấy ý kiến của đối tượng nghiên cứu

- Người tham gia thu thập số liệu: 05 điều dưỡng trưởng/hộ sinh trưởng do nghiên cứu viên (là học viên) làm trưởng nhóm thực hiện thu thập số liệu.

2.6. Các biến số nghiên cứu

* Các biến số nghiên cứu về ý kiến của Điều dưỡng, hộ sinh - Thông tin cá nhân

Tên biến Chỉ số Phân loại biến

Tuổi Hiệu số của 2017 trừ

năm sinh của ĐTNC

Biến rời rạc

Giới 1. Nam

2. Nữ

Biến nhị phân

Chuyên ngành 1. Điều dưỡng

2. Hộ sinh Biến định danh Trình độ 1. Đại học 2. Cao đẳng 3. Trung học Biến thứ hạng

Thâm niên công tác 1. Dưới 1 năm 2. 1- 3 năm 3. 3- 5 năm 4. Trên 5 năm

Biến định danh

Số lượng NB được phân công chăm sóc/ ngày

- Thông tin về phiếu theo dõi chăm sóc

Tên biến Chỉ số Phân loại biến

Ghi chép chiếm nhiều thời gian Có Không

Nhị phân

Phiếu TDCSNB hiện nay có thuận tiện để theo dõi người bệnh

Có Không

Nhị phân

phiếu TDCSNB hiện nay có thuận tiện để bảo quản/ lưu trữ

Có Không Nhị phân Ghi chép theo trình tự hợp lý Có Không Nhị phân Trùng lặp thông tin Có Không Nhị phân Ghi chép thống nhất theo một quy cách trong toàn Bệnh viện

Có Không

Nhị phân

Nội dung ghi chép thể hiện đầy đủ hoạt động thực tế về CSNB của Điều dưỡng

Có Không

Nhị phân

Thông tin ghi chép trong phiếu TDCSNB hiện nay có được Bác sỹ quan tâm và sử dụng

Có Không

Nhị phân

Phiếu TDCSNB hiện nay có phù hợp để sử dụng

Có Không

Nhị phân

Mong muốn được sử dụng biểu mẫu phiếu TDCSNB này

Có Không

Nhị phân

Muốn thay đổi biểu mẫu này Có Không

* Các biến nghiên cứu về ghi chép phiếu theo dõi chăm sóc - Thông tin chung

Tên biến Chỉ số Phân loại biến

Thời gian điều trị của NB Số ngày tính từ khi nhập viện đến khi ra viện Rời rạc Mức độ phân cấp chăm sóc 1. Cấp I 2. Cấp II 3. Cấp III Biến thứ hạng

Số điều dưỡng tham gia ghi chép

- Nhóm biến về phần ghi chép các thông tin

Tên biến Chỉ số Phân loại biến

Thông tin được ghi đầy đủ 1. Có 2. Không

Nhị phân

Thông tin được ghi rõ ràng 1. Có 2. Không

Nhị phân

Ghi theo trình tự 1. Có

2. Không

Nhị phân

Nêu rõ vấn đề NB cần can thiệp 1. Có 2. Không

Nhị phân

Ghi theo đặc thù chuyên khoa 1. Có 2. Không Nhị phân Ghi phù hợp 1. Có 2. Không Nhị phân Chính xác 1. Có 2. Không Nhị phân Trùng lặp 1. Có 2. Không Nhị phân

- Nhóm Tần suất lặp lại của các thông tin

Tên biến Chỉ số Phân loại biến

Tiền sử dị ứng Số lần lặp lại Biến rời rạc

Da, niêm mạc Số lần lặp lại Biến rời rạc

Tinh thần/ ý thức Số lần lặp lại Biến rời rạc Tình trạng ăn uống Số lần lặp lại Biến rời rạc Tình trạng giấc ngủ Số lần lặp lại Biến rời rạc

Tình trạng đau Số lần lặp lại Biến rời rạc

Phân Số lần lặp lại Biến rời rạc

Nước tiểu Số lần lặp lại Biến rời rạc

Thực hiện thuốc Số lần lặp lại Biến rời rạc

Lấy bệnh phẩm xét nghiệm Số lần lặp lại Biến rời rạc Hướng dẫn nội quy Số lần lặp lại Biến rời rạc Hướng dẫn chế độ vệ sinh Số lần lặp lại Biến rời rạc Hướng dẫn chế độ ăn uống Số lần lặp lại Biến rời rạc Hướng dẫn vận động Số lần lặp lại Biến rời rạc Tình trạng tiết sữa Số lần lặp lại Biến rời rạc

Co hồi tử cung Số lần lặp lại Biến rời rạc

Cơn co tử cung Số lần lặp lại Biến rời rạc

Tim thai Số lần lặp lại Biến rời rạc

Máu ra âm đạo/ sản dịch Số lần lặp lại Biến rời rạc Tình trạng tầng sinh môn Số lần lặp lại Biến rời rạc Tình trạng vết mổ/ vết thương Số lần lặp lại Biến rời rạc

Thay băng Số lần lặp lại Biến rời rạc

Cắt chỉ Số lần lặp lại Biến rời rạc

Rút sonde Số lần lặp lại Biến rời rạc

2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

- Căn cứ vào các nội dung được ghi trong phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh hiện tại

- Căn cứ Điều 15, thông tư 07/ 2011/ TT- BYT, ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế “Hướng dẫn điều dưỡng về công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”

- Căn cứ quyết định 4069/2011/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ Y tế, hướng dẫn cách ghi chép các thông tin trong phiếu chăm sóc, phiếu theo dõi chức năng sống và phiếu theo dõi truyền dịch.

- Phiếu số 1: Bộ câu hỏi “Khảo sát ý kiến của Điều dưỡng, Hộ sinh về việc ghi phiếu theo dõi chăm sóc”, gồm 10 câu hỏi. Bộ câu hỏi cấu trúc do nhóm nghiên cứu xây dựng sử dụng để khảo sát ý kiến của điều dưỡng/ hộ sinh về việc ghi phiếu theo dõi chăm sóc. Bộ câu hỏi này được phát cho các điều dưỡng/ hộ sinh tham gia nghiên cứu tự điền thông tin trả lời cho từng câu hỏi sau khi được nghiên cứu viên giải thích về mục đích, cách trả lời từng câu hỏi và cách điền mẫu phiếu, mẫu phiếu khảo sát này được sử dụng để khảo sát ý kiến của điều dưỡng/ hộ sinh trước và sau khi cải tiến biểu mẫu phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh (Phụ lục 1).

- Phiếu số 2: Bộ câu hỏi “Đánh giá thực trạng ghi phiếu theo dõi chăm sóc của điều dưỡng/ hộ sinh”, gồm 6 câu hỏi. Bộ công này được xây dựng dựa trên hướng dẫn ghi chép phiếu chăm sóc, phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu theo dõi truyền dịch ban hành kèm theo quyết định 4069/2001/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 9 năm 2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ, bệnh án. Bản thảo bộ công cụ được xin ý kiến của lãnh đạo Bệnh viện, điều dưỡng trưởng Sở y tế, điều dưỡng trưởng và điều dưỡng/hộ sinh chăm sóc người bệnh để hoàn thiện. Tiếp theo bộ công cụ này được thử trên 30 HSBA đã ra viện để hoàn thiện tiếp trước đánh giá chính thức, sau đó đưa vào sử dụng đánh giá các phiếu TDCSNB trong HSBA(Phụ lục 2).

- Hướng dẫn thảo luận nhóm: Hỏi về tình hình ghi phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh hiện tại, có cần thiết phải thay đổi biểu mẫu mới, nếu thay đổi sẽ theo hình thức nào. Thảo luận nhóm được thực hiện ở 2 giai đoạn:

+ Trước khi cải tiến biểu mẫu: TLN để lấy ý kiến thực trạng ghi phiếu TDCSNB, những nội dung cần cải tiến biểu mẫu phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh.

+ Sau khi áp dụng biểu mẫu cải tiến: TLN nhóm để lấy ý kiến đánh giá kết quả sau khi áp dụng biểu mẫu cải tiến.

+ Các cuộc thảo luận nhóm do nghiên cứu viên trực tiếp điều hành, có sự hỗ trợ của 01 thư ký, các nội dung của cuộc họp được thư ký ghi lại.

2.8. Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu định lượng sau khi thu thập về được làm sạch bằng cách đánh số thứ tự các phiếu theo từng khoa và theo thời gian, đồng thời loại bỏ các phiếu không đủ tiêu chuẩn.

- Số liệu sau khi làm sạch được nhập liệu vào phần mềm EPIDATA - Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

- Số liệu định tính được phân tích theo chủ đề. Nội dung các cuộc thảo luận nhóm được mã hóa theo chủ đề. Các ý kiến tiêu biểu được trích dẫn để minh họa cho vấn đề nghiên cứu.

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện khi được sự đồng ý của Ban lãnh đạo bệnh viện - Các đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện không bị ép buộc - Thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được bảo mật

- Trong suốt quá trình nghiên cứu không gây ra bất cứ một hậu quả xấu nào cho các đối tượng nghiên cứu.

2.10. Sai số và biện pháp khắc phục

- Khi khảo sát ý kiến của Điều dưỡng, Hộ sinh có người chỉ trả lời qua loa mà không đọc kỹ nội dung của phiếu, vì vậy dẫn đến trả lời chưa đúng trọng tâm, chưa thực tế. Để khắc phục điều này chúng tôi đã giải thích và hướng dẫn rất kỹ cho đối tượng nghiên cứu về những nội dung của bộ câu hỏi và dành thời gian đủ để họ có thể đọc kỹ phiếu trước khi điền.

- Một yếu tố nữa gây ra sai số đó là người tham gia thu thập số liệu lúc đầu khi tham gia lấy số liệu đã không hiểu cặn kẽ vấn đề dẫn đến thu thập số liệu chưa đúng yêu cầu. Khi phát hiện ra vấn đề này ngay ở những phiếu đầu tiên chúng tôi đã hủy những phiếu đó và hướng dẫn lại một cách chi tiết cho họ về cách thu thập số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả áp dụng biểu mẫu phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh cải tiến tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình (Trang 26)