Kiến của Điều dưỡng/hộ sinh về việc ghi phiếu theo dõi chăm sóc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả áp dụng biểu mẫu phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh cải tiến tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình (Trang 38 - 60)

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nội dung Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Giới tính

Nam 16 14,0

Nữ 98 86,0

Thâm niên công tác

Dưới 1 năm 22 20,0 Từ 1- 3 năm 27 24,5 Từ 3- 5 năm 21 19,1 Trên 5 năm 40 36,4 Tuổi Dưới 25 25 21,9 Từ 25-35 77 67,5 Từ trên 35- 45 10 7,8 Trên 45 2 1,8 Trình độ Đại học 23 20,2 Cao đẳng 23 20,2 Trung học 68 59,6

Đối tượng nghiên cứu chiếm tới 86% là nữ, chỉ có 14% nam giới; Trong đó tỷ lệ có thời gian công tác trên 5 năm chiếm 40%, còn lại chủ yếu là có thời gian công tác dưới 5 năm chiếm 60%, nhóm tuổi chiếm nhiều nhất là từ 25 đến 35 tuổi (77%). Trình độ trung học chiếm tỷ lệ cao 68%.

Bảng 3.2. Số lượng người bệnh được phân công chăm sóc

Nội dung Chuyên ngành

Điều dưỡng Hộ sinh Số lượng người bệnh được phân công chăm sóc 11,79 ± 0,26 13,19 ± 0,48

Số lượng người bệnh mỗi Điều dưỡng được phân công chăm sóc trong một ngày làm việc bình quân là 11,79 người và Hộ sinh chăm sóc là 13,19 người bệnh. Bình quân chung mỗi Điều dưỡng, Hộ sinh phải chăm sóc cho 12,18 người bệnh trong một ngày làm việc.

Bảng 3.3. Thực trạng ghi phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh hiện nay tại Bệnh viện

Trả lời

Phiếu cũ Phiếu mới

Có n (%) Không n (%) Có n (%) Không n (%) Còn mang tính hình thức 88 (77,2 ) 26 (22,8) 23 (20,2) 91 (79,8) Chưa được ghi kịp thời 81 (71,1 ) 33 (28,9) 40 (35,1) 74 (64,9) Thông tin thiếu chính xác 19 (16,7 ) 95 (83,3) 1 (0,9) 113 (99,1) Thông tin không đầy đủ 47 (41,2 ) 67 (58,8) 9 (7,9) 105 (92,1) Thông tin thiếu tính đặc hiệu 25 (21,9 ) 89 (78,1) 1 (0,9) 113 (99,1) Thông tin thiếu thống nhất

với thông tin của bác sỹ 30 (26,3 ) 84 (73,7) 3 (2,6) 111 (97,4) Có 77,2% số Điều dưỡng, Hộ sinh được hỏi cho rằng việc ghi phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh theo mẫu cũ còn mang tính hình thức và 71,1% cho rằng các thông tin chưa được ghi kịp thời. Trong khi đó đối với mẫu phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh mới thì tỷ lệ này lần lượt là 20,2% và 35,1%.

Các cuộc thảo luận nhóm với đối tượng nghiên cứu cũng cho thấy thực trạng ghi phiếu TDCSNB đối với mẫu phiếu cũ còn nhiều bất cập, như: việc ghi phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh mang tính hình thức, rườm rà, ghi phiếu chưa kịp thời, chưa đầy đủ và đôi khi thiếu tính chính xác như ý kiến của Lãnh đạo Bệnh viện tham gia thảo luận đã khái quát: “...Thực sự việc ghi phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh hiện nay quá mang tính hình thức, không thể hiện được nội dung mà điều dưỡng đã làm, ghi chép thì rườm rà thừa vẫn thừa mà thiếu vẫn thiếu và đôi khi còn đưa ra các thông tin thiếu chính xác...”

“Hầu hết các nội dung ghi vào phiếu chưa kịp thời, chủ yếu hoàn thiện sau khi hết ngày, thậm chí có điều dưỡng còn để đến khi bệnh nhân ra viện mới viết

làm cho việc ghi phiếu chỉ mang tính hình thức.” (Trưởng phòng Quản lý chất lượng Bệnh viện)

Các Trưởng khoa tham gia thảo luận nhóm cũng đồng quan điểm:

“Tôi thấy ghi chép phiếu chăm sóc hiện nay đang quá rườm rà, ghi chép chỉ mang tính hình thức, chủ yếu là để đối phó còn để sử dụng thì hầu như không có, chữ nghĩa thì viết nhiều nhưng thông tin chưa đầy đủ, chưa chính xác...” (Lãnh đạo khoa Truyền nhiễm).

Điều dưỡng khoa Truyền nhiễm cũng có ý kiến tương tự:

“ Em thấy bắt buộc thì phải ghi cho đúng quy định thôi còn ghi xong thì cũng để đấy chứ không mấy khi sử dụng.... ít khi ghi phiếu ngay sau khi làm cho bệnh nhân xong mà chủ yếu là lúc nào xong hết việc thì mới viết được, cũng có lúc phải đem về nhà để viết vì phải viết rườm rà quá nên không kịp”

Ý kiến của Điều dưỡng khoa Ngoại nhi cũng nhất trí với những ý kiến trên:

“ Bệnh nhân đông vì vậy chủ yếu phải tập trung vào công việc tiêm truyền và hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục bảo hiểm, cho mượn, đổi đồ vải... Không thể làm xong cho một bệnh nhân lại ngồi viết chăm sóc luôn được mà phải sau buổi làm việc hoặc có lúc còn phải đến cuối ngày mới viết được chăm sóc... thỉnh thoảng trực thứ 7, chủ nhật không viết kịp thì người làm ngày thứ 2 lại phải viết hỗ trợ”

Một ý kiến khác của Điều dưỡng khoa Truyền nhiễm:

“ Theo tôi thấy thì đôi khi nhận xét về tình trạng bệnh nhân, các chỉ số theo dõi, hành động chăm sóc cũng ghi chưa đầy đủ và có lúc chưa chính xác lắm... như khi bệnh nhân có khí dung thì cũng không ghi nên cũng bị phạt nhiều... khi bệnh nhân sốt cần phải chườm nhưng nhiều người không ghi hành động chăm sóc đó vào phiếu... bệnh nhân bị đi ngoài như ở khoa tôi cũng rất nhiều nhưng vẫn có bạn viết là phân bình thường....”

Trong khi đó đối với mẫu phiếu mới hầu hết Lãnh đạo Bệnh viện, Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa cho rằng sau khi cải tiến biểu mẫu phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh thì chất lượng ghi phiếu của Điều dưỡng, hộ sinh được cải

thiện rõ rệt: giảm thiểu những thông tin thiếu chính xác về người bệnh, các hành động chăm sóc đầy đủ hơn

“Tôi thấy rằng việc các đồng chí thay đổi cải tiến biểu mẫu phiếu chăm sóc người bệnh có ý nghĩa rất tích cực... Các đồng chí cũng thấy đấy ạ! Mỗi lần bình bệnh án gần đây thì tỷ lệ sai sót về thông tin của người bệnh là rất thấp...” (Lãnh đạo bệnh viện)

“... ngay kể cả kiểm định của Bảo hiểm y tế những tháng trước khi chưa có phiếu mới thì như ở khoa Ngoại, khoa Sản bị thiếu rất nhiều trường hợp thay băng cho bệnh nhân mà không ghi vào, còn khoa Truyền nhiễm thì thủ thuật khí dung cũng bị thiếu và bị bảo hiểm y tế từ chối thanh toán, hiện nay hầu như không còn hiện tượng đó” (trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp)

Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại nhi cũng có ý kiến:

“Trước đây ở phiếu cũ có một số nội dung chưa được ghi đầy đủ, đặc biệt là phần thực hiện chăm sóc người bệnh, với mẫu phiếu này điều dưỡng đã ghi tương đối đầy đủ các nội dung theo yêu cầu... Các nội dung nhận xét về tình trạng người bệnh và các chỉ số sinh tồn cũng chính xác hơn do các nội dung này được ghi vào phiếu sau khi đo hoặc sau khi chăm sóc bệnh nhân”

Bảng 3. 4. Ý kiến nhận xét về thời gian dành cho ghi phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh

Trả lời

Phiếu cũ Phiếu mới

p Có n (%) Không n (%) Có n (%) Không n (%) Chiếm nhiều thời gian

làm việc 108 (94,7) 6 (5,3) 3 (2,6) 111 (97,4) < 0.05

Thời gian trung bình

= 10,47 ± 0,24 = 3,87 ± 0,11 < 0.05

Min 5 2

Đối với mẫu phiếu cũ có tới 94,7% Điều dưỡng, hộ sinh trả lời là ghi phiếu chiếm nhiều thời gian làm việc, nhưng đối với mẫu phiếu mới thì tỷ lệ này là 3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Về thời gian trung bình dùng để ghi phiếu cho một người bệnh đối với phiếu cũ là 10,47 phút/ ngày, còn đối với phiếu mới thời gian được rút ngắn chỉ còn 3,87 phút với mức ý nghĩa thống kê p< 0,05. Giá trị thời gian thấp nhất khi thực hiện ghi phiếu cũ là 5 phút trong khi đó ở phiếu mới chỉ còn 2 phút; giá trị thời gian cao nhất khi thực hiện ghi phiếu cũ là 17 phút trong khi phiếu mới là 7 phút.

Qua nghiên cứu định tính, đối tượng nghiên cứu cũng có ý kiến tương đồng với kết quả trên:

Đối với phiếu cũ khi nói về thời gian dành cho việc ghi phiếu, từ Lãnh đạo Bệnh viện, Trưởng khoa cho đến Điều dưỡng, Hộ sinh trưởng khoa và các Điều dưỡng, Hộ sinh đều có ý kiến việc ghi phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh hiện nay mất nhiều thời gian như ý kiến của Lãnh đạo bệnh viện:

“... Điều dưỡng đang dành quá ít thời gian để chăm sóc người bệnh, thời gian chủ yếu tập trung vào viết phiếu chăm sóc, có phiếu còn sửa đi sửa lại... Phải xem lại hiện nay điều dưỡng mất quá nhiều thời gian vào chăm sóc hồ sơ bệnh án.”

Điều dưỡng trưởng khoa Sản cũng chia sẻ ý kiến của mình trong khi thảo luận nhóm:

“Hiện nay điều dưỡng đang làm rất nhiều công việc hành chính mà trong đó việc ghi phiếu chăm sóc chiếm nhiều thời gian nhất... Điều dưỡng hết ca trực là phải ở lại hoàn thiện hồ sơ bệnh án mà có khi đến quá trưa cũng không xong, nhất là thứ 7, chủ nhật... Thực sự rất mệt mỏi với việc ghi phiếu chăm sóc... Phần nhận xét thường là nếu bệnh nhân không có diễn biến gì thì mỗi ngày viết 2 lần mà lần nào cũng viết các thông tin như nhau lặp đi lặp lại nên rất mất thời gian...”

Một Điều dưỡng khoa Ngoại nhi tham gia thảo luận nhóm bổ sung:

“Hiện nay điều dưỡng đang phải mất rất nhiều thời gian vào việc viết chăm sóc cho bệnh nhân ... Thực tế thì chỉ cho bệnh nhân dùng thuốc xong là không để ý đến bệnh nhân được nữa vì viết chăm sóc với lại làm thủ tục thanh toán ra viện”

Ngược lại, hầu hết đối tượng nghiên cứu đều đồng quan điểm rằng mẫu phiếu mới giúp điều dưỡng tiết kiệm thời gian ghi phiếu hơn phiếu cũ rất nhiều, tạo điều kiện cho điều dưỡng chăm sóc người bệnh

Ý kiến của Trưởng khoa Ngoại nhi:

“Từ khi có mẫu phiếu chăm sóc này điều dưỡng giảm tải được rất nhiều trong việc viết lách, ghi chép, tiết kiệm được thời gian… Trước đây suốt ngày thấy điều dưỡng ngồi ôm lấy bệnh án có khi bệnh nhân truyền dịch cũng không vào theo dõi nhưng bây giờ cũng đỡ hơn rồi”.

Một Điều dưỡng khoa Truyền nhiễm cũng có ý kiến tương tự:

“Mẫu phiếu chăm sóc mới này rất tốt... giúp điều dưỡng tiết kiệm thời gian rất nhiều, có những lúc giảm xuống đến hơn 1 nửa thời gian so với phiếu cũ.”

Ý kiến của một Hộ sinh khoa Sản cũng tương đồng với ý kiến trên:

“Phiếu này viết rất đơn giản, hiệu quả, giảm thời gian viết phiếu gần một nửa vì đã in sẵn chỉ phải tích thôi, vì vậy có nhiều thời gian chăm sóc bệnh nhân và làm các công việc khác hơn”

Cùng quan điểm như trên, một Điều dưỡng khoa Ngoại nhi cho rằng:

“Mẫu phiếu này tốt hơn hẳn phiếu cũ... chỉ cần tích vào ô tương ứng theo ngày giờ hoặc viết vài chữ vào là được nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu nên đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian viết phiếu”

Bảng 3.5. Nhận xét về nội dung ghi trong phiếu

Trả lời

Phiếu cũ Phiếu mới

Có n(%) Không n(%) Có n(%) Không n(%) Thể hiện đầy đủ hoạt động thực

tế về CSNB của Điều dưỡng 49 (43,0) 65 (57,0) 82 (71,9) 32 (28,1) Ghi theo trình tự hợp lý 57 (50) 57 (50) 111 (97,4) 3 (2,6) Trùng lặp thông tin 82 (71,9) 32 (28,1) 0 (0) 114 (100) Ghi thống nhất theo một quy

Về nội dung ghi trong phiếu theo dõi chăm sóc đối với phiếu cũ chỉ có 43,0% Điều dưỡng cho rằng việc ghi phiếu này thể hiện đầy đủ hoạt động thực tế về CSNB, trong khi đó ở phiếu mới là 82,0%; nhận xét rằng các nội dung được ghi theo trình tự hợp lý ở phiếu cũ là 50% và phiếu mới là 97,4%; đặc biệt khi nói về tính trùng lặp thông tin được ghi trong phiếu thì ở phiếu cũ tỷ lệ ghi trùng lặp rất cao chiếm tới 71,9% trong khi đó ở phiếu mới không có hiện tượng ghi trùng lặp thông tin (0%); các thông tin được ghi thống nhất theo một quy cách trong toàn Bệnh viện với phiếu cũ chỉ có 28,9% và phiếu mới là 88,6%.

Theo kết quả thảo luận nhóm đối với mẫu phiếu cũ các Điều dưỡng trưởng khoa cho rằng nội dung yêu cầu ghi trong phiếu rất trùng lặp. Ý kiến này cũng được các điều dưỡng đồng tình như ý kiến phát biểu của một điều dưỡng khoa Truyền nhiễm:

“...Các thông tin ghi trong phiếu còn bị trùng lặp, ví dụ như phần theo dõi đã có cột để ghi SpO2, phân, nước tiểu rồi nhưng vẫn viết lại ở phần diễn biến”

Tuy nhiên với mẫu phiếu mới hầu hết đối tượng tham gia thảo luận nhóm đều cho ý kiến rằng các thông tin ghi trong phiếu mới không bị trùng lặp

“Ngày trước em hay viết phần nhận xét phân với cả nước tiểu ở cả phần theo dõi dấu hiệu sinh tồn và phần đánh giá diễn biến của bệnh nhân nhưng bây giờ chỉ có một chỗ để viết thôi thì không bị lặp lại nữa... Phần thuốc dùng cho bệnh nhân thì không phải chép lại từ sổ thuốc sang nữa.” (nữ Điều dưỡng khoa Truyền nhiễm)

Phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh hiện nay được ghi tương đối đầy đủ, theo một trình tự hợp lý, các nội dung đã không còn bị trùng lặp

“Phiếu chăm sóc hiện nay đã được in sẵn các nội dung nên hầu như là đầy đủ và hợp lý theo trình tự rồi, không còn bị trùng lặp thông tin nữa” (Một Hộ sinh Khoa Sản)

Hiện nay phiếu chăm sóc đã được ghi thống nhất về quy cách trong toàn Bệnh viện

“…ngày trước viết chăm sóc thì theo cách viết của riêng mỗi người, như người thì viết SpO2 bên diễn biến, người thì viết bên dấu hiệu sinh tồn, dẫn lưu

cũng vậy ai muốn viết bên nhận xét diễn biến thì viết ai viết bên dấu hiệu sinh tồn thì viết nên không thống nhất với nhau, bây giờ viết theo kiểu này thì ai cũng phải viết theo quy chuẩn giống nhau cả viện.” (Hộ sinh khoa Sản)

Bảng 3.6. Đánh giá trình tự hợp lý của các nội dung khi nhận xét diễn biến người bệnh

Phiếu mới Tổng OR (95% CI) p Có n(%) Không n(%) Phiếu cũ Có n (%) 57 (50) 57 (50) 114 0,5 (0,1-0,7) <0,001 Không n (%) 111 (97,4) 3 (2,6) 114

Các thông tin nhận xét về diễn biến người bệnh trong phiếu mới cao hơn so với phiếu cũ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Bảng 3.7. Đánh giá mức độ trùng lặp thông tin giữa phiếu cũ và phiếu mới

Phiếu mới Tổng OR (95% CI) p Có n(%) Không n(%) Phiếu cũ Có n (%) 82 (71,9) 32 (28,1) 114 1,3 (1,2- 1,5) <0,001 Không n (%) 0 (0) 114 (100) 114

Các thông tin ghi ở phần nhận xét diễn biến người bệnh và phần theo dõi người bệnh ở phiếu cũ và phiếu mới có sự khác biệt rõ ràng với p< 0,05.

Bảng 3.8. Đánh giá sự thống nhất về quy cách ghi phiếu giữa phiếu cũ và phiếu mới

Phiếu mới Tổng OR (95% CI) p Có n(%) Không n(%) Phiếu cũ Có n (%) 33 (28,9) 81 (71,1) 114 (0,5- 1,0) >0,05 0,8 Không n (%) 101 (88,6) 13 (11,4) 114

Sự thống nhất về quy cách ghi phiếu trong toàn bệnh viện đối với phiếu mới chiếm tỷ lệ cao hơn phiếu cũ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

Bảng 3.9. Mức độ quan tâm và sử dụng phiếu TDCSNB của Bác sỹ

Trả lời

Phiếu cũ Phiếu mới

Có n (%) Không n (%) Có n (%) Không n (%) Thông tin ghi trong phiếu được

Bác sỹ quan tâm và sử dụng 22 (19,3) 92 (80,7) 54 (47,4) 60 (52,6) Nhận xét về sự quan tâm của Bác sỹ đến các thông tin ghi trong phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh: ở phiếu cũ có 19,3% và phiếu mới có 47,4% người được phỏng vấn cho rằng các thông tin này được bác sỹ quan tâm sử dụng.

Nói về vấn đề này trong thảo luận nhóm đối với mẫu phiếu cũ từ Lãnh đạo Bệnh viện đến các Trưởng khoa cho rằng trong quá trình làm việc bác sỹ hầu như không quan tâm hoặc rất ít quan tâm đến các nội dung điều dưỡng ghi trong phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh “Nói thật là bản thân tôi là bác sỹ và trong quá trình làm việc tôi thấy thực sự bác sỹ chúng tôi rất ít khi nhìn vào phiếu chăm sóc...”.

Đối với phiếu mới các bác sỹ tham gia thảo luận nhóm cho rằng họ chủ yếu chỉ xem đến chỉ số sinh tồn và cân bằng dịch vào ra:“Bác sỹ chúng tôi cũng có xem phiếu chăm sóc nhưng không thường xuyên, chủ yếu là xem nhiệt độ, cân nặng và cân bằng dịch vào-ra...” (trưởng khoa Truyền nhiễm)

Bảng 3.10. Lý do Bác sỹ không quan tâm sử dụng thông tin trong phiếu TDCSNB

Trả lời Phiếu cũ

n (%)

Phiếu mới

n (%)

Thông tin không chính xác 14 (12,3) 2 (1,8)

Thông tin không thống nhất với BS 40 (35,1) 2 (1,8)

Thông tin không đầy đủ 46 (40,4) 4 (3,5)

Thông tin đã được báo với BS bằng miệng 73 (64,0) 53 (46,5)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả áp dụng biểu mẫu phiếu theo dõi chăm sóc người bệnh cải tiến tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình (Trang 38 - 60)