Địa bàn Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 29)

Khoa Ngoại Tổng hợp của bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên có 6 bác sĩ phẫu thuật, 11 điều dưỡng chính thức không tính hợp đồng và 9 phòng bệnh. Điều dưỡng sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc trực tiếp trên người bệnh, mỗi điều dưỡng phụ trách 2 phòng bệnh, các phòng cấp cứu, hậu phẫu, điều trị có 10 giường, các phòng yêu cầu có 4 giường bệnh. Thời gian thăm người bệnh: sáng từ 10h – 13h, chiều từ 16h – 22h. Thân nhân được ở lại với những người bệnh trong thời gian nằm viện, người bệnh nặng cần hai người nhà, người bệnh khỏe hơn cần một người nhà chăm sóc.

Ngoại Tổng hợp còn là nơi để các sinh viên học tập thực hành, trực tại khoa, và cùng các bác sĩ, điều dưỡng tham gia chăm sóc người bệnh.

Theo báo cáo của bệnh viện năm 2015, người bệnh nhập khoa khoảng hơn nghìn người bệnh, trong số những trường hợp có phẫu thuật ổ bụng ước tính khoảng 400 trường hợp, mỗi tháng ước tính số lượng phẫu thuật khoảng 25 – 35 người bệnh.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng nằm tại khoa ngoại Tổng hợp Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

* Tiêu chuẩn lựa chọn

+ Người bệnh >= 18 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Người bệnh sau phẫu thuật 3 ngày đầu (24h, 48h, 72h sau phẫu thuật) được theo dõi và điều trị tại khoa.

+ Không có tiền sử rối loạn thần kinh hoặc tâm thần.

+ Có khả năng giao tiếp, đọc và hiểu tiếng Việt và sẵn sàng tham gia nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

+ Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. + Người bệnh có chấn thương sọ não kèm theo. + Sau phẫu thuật bất tỉnh, hôn mê hoặc mê sảng.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.

- Thời gian: tháng 02/2017 – 06/2017.

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:

* Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỷ lệ

2 2 2 / ) 1 ( d p p Z n    Trong đó: α: là mức có ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05. Z2α/2: ở đây Z(0,05/2) = 1,96.

trong giai đoạn hậu phẫu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương của Nguyễn Thị Trường Xuân, 2013).

d: là sai số cho phép, chọn tỉ lệ này là 10%. Cỡ mẫu trong nghiên cứu: n = 96 người bệnh.

* Phuơng pháp chọn mẫu: Vì lưu lượng người bệnh phẫu thuật ổ bụng tại khoa

khoảng 25 - 35 người bệnh/tháng. Do đó, để đủ mẫu chúng tôi sẽ chọn mẫu thuận tiện. Thực tế, chúng tôi thu thập được 102 người bệnh, nhưng trong quá trình nghiên cứu có một số người bệnh được chuyển khoa nên loại bỏ mẫu. Cuối cùng, chúng tôi lấy đủ 96 người bệnh để tiến hành nghiên cứu.

2.5. Phương pháp thu thập số liệu.

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu :

Công cụ thu thập số liệu trong nghiên cứu này gồm các bộ sau :

* Phiếu thông tin người bệnh được phát triển bởi nghiên cứu viên. Bao gồm

tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các dữ liệu lâm sàng bao gồm loại phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật, chẩn đoán, tiền sử phẫu thuật, tình trạng giấc ngủ người bệnh trước khi nhập viện, thời gian phẫu thuật, thuốc giảm đau / thuốc ngủ sử dụng trong những ngày sau khi phẫu thuật…

* Bộ công cụ đánh giá chất lượng giấc ngủ Richard-Campbell Sleep

Questionnaire (RCSQ) được phát triển bởi Richards (1987a). Chất lượng bộ công

cụ này rất tốt và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu liên quan đến chất lượng giấc ngủ ở những người bệnh chăm sóc đặc biệt cũng như phẫu thuật, có độ tin cậy và tính giá trị cao. Phiên bản Tiếng Việt của bộ công cụ này đã được sử dụng để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh phẫu thuật bụng trong giai đoạn hậu phẫu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương [3]. Mặt khác, bộ này ngắn gọn và dễ sử dụng nên được dùng trong nghiên cứu này. Bộ công cụ này gồm 5 mục câu hỏi ngắn dùng để đánh giá độ sâu của giấc ngủ (câu hỏi số 1), độ trễ của giấc ngủ hoặc thời gian để ngủ (câu hỏi số 2), số lần thức giấc (câu hỏi số 3), hiệu quả giấc ngủ hoặc mức độ ngủ trở lại sau thức giấc (câu hỏi số 4), chất lượng giấc ngủ (câu hỏi số 5). Mỗi câu hỏi trong RCSQ được tính trên thang

điểm 100mm. Điểm trung bình của 5 câu hỏi được gọi là "tổng số điểm, đại diện cho chất lượng giấc ngủ nói chung. 0 là giấc ngủ kém nhất và 500 là giấc ngủ tối ưu hay giấc ngủ rất tốt, số điểm mà ít hơn 250 là giấc ngủ kém.

* Bộ công cụ đánh giá đau.

Thang Nummeric Rating Scale (NRS) để đo đau là phổ biến và hữu ích trong đánh giá cường độ đau ở người bệnh phẫu thuật. Thang NRS là thanh nằm ngang (hoặc nằm dọc) gồm 11 mức với điểm số từ 0 (không đau) đến 10 (đau nhất có thể). Người bệnh được yêu cầu để xác định 3 mức độ đau, tương ứng với đau nhẹ hoặc không đau, đau vừa và đau nhất có thể [46].

* Thang đo lo âu (HADS-A) được phát triển bởi Zigmond và Snaith (1983).

HADS gồm 14 câu hỏi và được chia thành 2 phần: 7 hạng mục đo lo âu (HADS-A) và 7 mặt hàng đo lường trầm cảm (HADS-D).

Bởi vì nghiên cứu này tập trung vào mức độ lo lắng của người bệnh, do đó chỉ có các HADS-A đã được sử dụng. Phiên bản Việt của HADS - A đã được sử dụng để đo lường sự lo lắng ở người bệnh phẫu thuật ổ bụng ở Hà Nội, Việt Nam [2]. Để đánh giá mức độ lo lắng, những người tham gia được hỏi để trả lời 7 câu trong bộ câu hỏi. Điểm số lo lắng là tổng số điểm cho tất cả 7 câu hỏi của HADS – A (0 - 21). Cách tính điểm như sau:

 0: Không lo lắng  1 -7: Lo lắng nhẹ

 8-14: Lo lắng đến trung bình  15-21: Lo lắng nặng.

* Bộ câu hỏi về các yếu tố môi trường bệnh phòng được phát triển bởi

(Nguyễn Thị Trường Xuân, 2013). Những ảnh hưởng của yếu tố quấy nhiễu từ môi trường bệnh phòng về sự gián đoạn giấc ngủ được đo trên một thanh ngang bao gồm 10 đơn vị cho thấy các mức độ rối loạn: 0 là không có quấy nhiễu và 10 là sự quấy nhiễu đáng kể nhất. Các yếu tố được đánh giá bao gồm cả tiếng ồn của các hoạt động điều dưỡng (Thay đổi vị trí của người bệnh, lấy dấu hiệu sinh tồn, tiêm truyền và dùng thuốc); ánh sáng bật trong đêm; tiếng ồn từ các thiết bị (chuông điện

thoại, ti vi, di chuyển xe đẩy); và tiếng ồn từ nói chuyện của các nhân viên, người bệnh, hoặc người chăm sóc [3]. Tổng số điểm cho tất cả các câu hỏi nằm trong khoảng 0 - 120 với:

 0: Không Quấy nhiễu  1 - 39: Quấy nhiễu nhẹ  40 - 79: Quấy nhiễu vừa  80 - 120: Quấy nhiễu nặng

2.5.2. Tiến hành nghiên cứu

- Tất cả các dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn người bệnh (nhà nghiên cứu sẽ đọc các câu hỏi, hướng dẫn, giải thích rõ ràng để giúp người bệnh lựa chọn câu trả lời) và tham khảo hồ sơ bệnh án sau khi được sự chấp thuận của bệnh viện.

- Những người tham gia được chọn lựa vào nghiên cứu, nhà nghiên cứu liên lạc với người tham gia và thu thập số liệu. Ở lần đầu tiên, nhà nghiên cứu giới thiệu và tạo mối quan hệ với người bệnh, sau đó nhà nghiên cứu thông báo cho người bệnh về mục đích, phương pháp và quy trình nghiên cứu.

- Vào sáng (8h – 11h) hẫu phẫu ngày thứ 2, 3, 4 gặp người bệnh để thu thập số liệu bao gồm chất lượng giấc ngủ, tình trạng đau, lo lắng, các yếu tố môi trường bệnh phòng. Người nghiên cứu sẽ phỏng vấn người bệnh và giải thích làm thế nào để họ có thể hoàn thành tất cả các mục trong bảng câu hỏi. Các bộ câu hỏi được hoàn thành bởi người tham gia tại giường của họ và thu thập bởi nhà nghiên cứu sau khi hoàn thành.

Trường hợp người bệnh phẫu thuật về phòng bệnh lúc 23h trở đi thì người nghiên cứu đo chất lượng giấc ngủ và các biến đau, yếu tố môi trường, lo lắng ở đêm kế tiếp.

- Các thông tin cần thiết khác như chẩn đoán, loại phẫu thuật, thời gian phẫu thuật… lấy từ hồ sơ bệnh án của người bệnh vào 8h-10h ngày thứ hai sau phẫu thuật.

- Nếu người tham gia cảm thấy khó chịu hoặc không sẵn sàng để trả lời các câu hỏi, nhà nghiên cứu sẽ chờ cho đến khi người tham gia cảm thấy bình tĩnh và sẵn sàng tham gia.

- Sau khi có toàn bộ thông tin, nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra toàn bộ dữ liệu, các số liệu được mã hóa, nhập vào một bảng tính và máy tính chuẩn bị cho việc phân tích dữ liệu.

2.6. Các biến số nghiên cứu.

- Thông tin nhân khẩu học: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp…

- Thông tin về phương pháp điều trị và chăm sóc: Chẩn đoán, tình trạng giấc ngủ trước khi phẫu thuật, tiền sử phẫu thuật, loại phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, dùng thuốc giảm đau, thuốc ngủ…

- Chất lượng giấc ngủ sau phẫu thuật.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: + Phương phápphẫu thuật

+ Thuốc (Thuốc giảm đau, thuốc an thần) + Đau sau phẫu thuật

+ Lo lắng

+ Các yếu tố môi trường.

STT Biến Định nghĩa biến Loại biến

1 Tuổi Độ tuổi tính bằng năm của đối tượng nghiên cứu tính đến thời điểm phỏng vấn.

Biến định danh Biến liên tục

2 Giới Giới tính của người bệnh Định danh

3 Nghề nghiệp Nghề của đối tượng nghiên cứu làm trước khi bị bệnh

Định danh

4 Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân hiện tại của đối tượng nghiên cứu như Kết hôn, chưa kết

hôn, Ly hôn

5 Trình độ văn hóa Trình đọ học vấn của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm phỏng vấn

Thứ tự

6 Chẩn đoán Chẩn đoán hiện tại của người bệnh dựa vào nơi được phẫu thuật

Định danh

7 Tình trạng giấc ngủ trước khi vào viện

Tình trạng giấc ngủ của người bệnh trước khi nhập viện được đánh giá theo chủ quan của người bệnh như tốt, trung bình, kém…

Thứ tự

8 Tiền sử phẫu thuật Tiền sử phẫu thuật trước đây của người bệnh

Thứ tự

9 Loại phẫu thuật Được xác định dựa trên tính chất phẫu thuật như phẫu thuật cấp cứu hay phẩu thuật theo chương trình

Nhị phân

10 Phương pháp phẫu thuật Là cách thức thực hiện phẫu thuật như phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi

Nhị phân

11 Thời gian phẫu thuật Là thời gian diễn ra cuộc phẫu thuật kéo dài bao lâu được tính bằng giờ.

Thứ tự

12 Thuốc giảm đau/ thuốc an thần

Là thuốc giảm đau/ an thần sử dụng cho người bệnh sau phẫu thuật

Nhị phân

người bệnh tính trung bình qua 3 đêm sau phẫu thuật

Liên tục

14 Đau sau phẫu thuật Là tình trạng đau của người bệnh được tính theo thang Nummeric Rating Scale ở 3 mức độ.

Định lượng Liên tục

15 Các yếu tố môi trường Là các yếu tố từ môi trường như ánh sang, tiếng ồn, hoạt động điều dưỡng…

Định lượng Liên tục

16 Lo lắng sau phẫu thuật Là tình trạng tâm lý của người bệnh sau phẫu thuật

Định lượng Liên tục

* Chất lượng giấc ngủ

- Các chỉ số đánh giá về chất lượng giấc ngủ trong thang điểm RSCQ.

- 0 là chất lượng giấc ngủ kém nhất

- 500 là chất lượng giấc ngủ tối ưu hay giấc ngủ rất tốt - < 250 là chất lượng giấc ngủ kém.

* Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

STT Biến số Công cụ

thu thập Kĩ thuật thu thập

1 Yếu tố môi trường

-Yếu tố môi trường -Thuốc

Bộ câu hỏi Phỏng vấn người bệnh Hồ sơ bệnh án

2 Yếu tố tâm lý

- Lo lắng sau phẫu thuật

Bộ câu hỏi Phỏng vấn người bệnh

3 Yếu tố sinh lý

- Mức độ đau sau phẫu thuật

- Phương pháp phẫu thuật

Bộ câu hỏi Phỏng vấn người bệnh Hồ sơ bệnh án

Sơ đồ nghiên cứu

Người bệnh sau mổ ổ bụng

Tiêu chuẩn lựa chọn Tiêu chuẩn loại trừ Phỏng vấn qua bộ câu

hỏi tham khảo HSBA

Chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Mức độ ngủ say

Bắt đầu đi vào giấc ngủ Thức giấc trong đêm Tình trạng ngủ lại sau khi thức giấc

Tự đánh giá CLGN

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

Yếu tố môi trường Yếu tố tâm lý Yếu tố sinh lý

Mối liên quan giữa các yếu tố đến CLGN

2.7. Phương pháp phân tích số liệu: Dữ liệu được nhập và phân tích bằng cách sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 18.0. dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 18.0.

Thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu với mức alpha có ý nghĩa là 0.05. Các số liệu thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc điểm của người bệnh, thông tin về điều trị và chăm sóc, mức độ chất lượng giấc ngủ, đau sau phẫu thuật, lo lắng sau phẫu thuật và yếu tố môi trường.

Trong đó: chất lượng giấc ngủ, đau sau phẫu thuật, mức độ lo lắng sau phẫu thuật và yếu tố môi trường được mô tả sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (tức là trung bình cộng của 3 đêm sau phẫu thuật).

So sánh dữ liệu để đánh giá xem có sự khác biệt giữa nhóm dùng thuốc hay không dung thuốc, giữa nhóm phẩu thuật mở và phẫu thuật nội soi với chất lượng giấc ngủ hay không bằng phép kiểm định T – test.

Hệ số hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm tra mối tương quan dự đoán yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của các yếu tố đau sau phẫu thuật, lo lắng sau phẫu thuật và yếu tố môi trường.

2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Xây dựng bản đồng thuận.

Nghiên cứu được tiến hành sau khi được hội đồng đạo đức của bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên thông qua. Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có quyền dừng tham gia nghiên cứu hoặc từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào mà không cần giải thích. Nghiên cứu viên không tiến hành bất kỳ can thiệp nào trên người tham gia nghiên cứu. Thông tin thu được chỉ phục vụ cho mục đích của nghiên cứu và được giữ bí mật.

2.9. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số.

Có những sai số có thể gặp phải trong quá trình tiến hành nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu khác nhau, ở trình độ khác nhau nên có thể không hiểu rõ được bảng hỏi.

Khắc phục: Chọn nhân viên y tế tại khoa cùng phối hợp và tập huấn trước 2 buổi để giúp họ hiểu rõ về bộ câu hỏi cũng như cách phỏng vấn.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân khẩu học (n =96) Đặc điểm nhân

khẩu học Tần suất Tỉ lệ (%) Range M SD Tuổi 19-85 48.15 17.94 18 – 35 31 30.1 36 – 55 32 31.1 > =56 33 32 Giới tính Nam 53 55.2 Nữ 43 44.8 Nghề nghiệp Tự do 39 40.6

Nhân viên văn phòng 5 5.2

Công nhân 13 13.5 Nông dân 36 37.5 Nghề nghiệp khác 3 3.1 Trình độ học vấn Giáo dục phổ thông 79 82.3 Cao đẳng, đại học

hoặc cao hơn

17 17.7 Tình trạng hôn nhân Độc thân 5 5.2 Kết hôn 85 88.5 Mất vợ/chồng 5 5.2 Ly hôn 1 1

Bảng 1 cho thấy độ tuổi trung bình ở người bệnh phẫu thuật ổ bụng gặp nhiều ở độ tuổi trung niên (48.15 ± 17.94), không có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm tuổi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)