Lo lắng sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 54 - 82)

Nghiên cứu cho thấy người bệnh ít lo lắng sau phẫu thuật (4.16 ± 2.04/21). Điều này được giải thích là do trước phẫu thuật hầu hết người bệnh được giải thích rõ về tình trạng bệnh để trấn an tâm lý. Phẫu thuật giúp giải quyết nguyên ngân gây bệnh. Bên cạnh đó người bệnh vẫn còn lo lắng về khả năng lành bệnh, tiến triển, cũng như gia đình, kinh tế…

4.6. Mối liên quan giữa các yếu tố với chất lượng giấc ngủ.

4.6.1. Mối tương quan giữa các yếu tố phương pháp phẫu thuật, dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần với chất lượng giấc ngủ.

Nghiên cứu cho thấy:

Khác biệt trung bình giữa phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở ở đêm đầu tiên và đêm thứ hai sau phẫu thuật (214.21 – 164.87 = 49.34; 258.79 – 207.17 = 51.62) có ý nghĩa thống kê về chất lượng giấc ngủ với p < 0.05. Kết quả cho thấy Người bệnh phẫu thuật nội soi có chất lượng giấc ngủ tốt hơn người bệnh phẫu thuật mở trong đêm thứ nhất và đêm thứ 2 sau phẫu thuật. Khác biệt trung bình giữa phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở ở đêm thứ 3 sau phẫu thuật không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Điều này được giải thích là do người bệnh phẫu thuật mở vết mổ lớn hơn phẫu thuật nội soi nên sau phẫu thuật người bệnh thường đau nhiều hơn. Đau chủ yếu trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật và giảm dần. Đến ngày thứ 3 hầu hết người bệnh chỉ còn đau nhẹ nên chất lượng giấc ngủ ở đêm thứ 3 tốt hơn và không có sự khác biệt giữa 2 nhóm phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi.

Sự khác biệt trung bình giữa nhóm dùng thuốc giảm đau và nhóm không dùng thuốc giảm đau có ý nghĩa thống kê về chất lượng giấc ngủ trong 3 đêm sau phẫu thuật, p < 0.05. Điều đó cho thấy, nhóm người bệnh không dùng thuốc giảm

đau có chất lượng giấc ngủ tốt hơn nhóm người bệnh dùng thuốc giảm đau. Thông thường người bệnh bị đau nhiều nên chất lượng giấc ngủ kém, vì vậy họ được dùng thuốc giảm đau. Nếu giảm đau hiệu quả thì người bệnh thường ngủ ngon hơn. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại cho thấy nhóm người bệnh dùng thuốc giảm đau chất lượng giấc ngủ lại kém hơn có thể được giải thích như sau: người bệnh sau phẫu thuật thường được dùng thuốc buổi tối theo y lệnh lúc 21h, thuốc sử dụng chủ yếu là truyền paracetamol đường tĩnh mạch, theo dược động học paracetamol đạt được nồng độ đỉnh sau 2-5 phút dùng thuốc, thời gian bán hủy là 2 giờ. Và thường nếu muốn dùng tiếp liều sau thì phải cách ít nhất 4h, người bệnh dùng lúc 21h thường tới 1h là thuốc giảm tác dụng hoặc bị đào thải hết, do đó thời gian từ 1h trở đi người bệnh có thể ngủ kém do đau xuất hiện, hết tác dụng của thuốc giảm đau. Hoặc có thể việc quản lý đau chưa tốt. Một số bằng chứng khoa học cũng cho thấy việc giảm đau sau phẫu thuật chưa thực sự tốt, dẫn đến dù được dùng giảm đau nhưng người bệnh vẫn mất ngủ.

Kết quả nghiên cứu chưa tìm ta sự khác biệt có ý nghiã thông kê về chất lượng giấc ngủ giữa 2 nhóm dùng và không dùng an thần (p > 0.05).

4.6.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đau sau phẫu thuật, yếu tố môi trường, lo lắng sau phẫu thuật với chất lượng giấc ngủ.

Nghiên cứu cho thấy đau sau phẫu thuật, lo lắng, yếu tố môi trường phòng bệnh có tương quan nghịch và có thể giải thích được 47.5% thay đổi về chất lượng giấc ngủ vào đêm đầu tiên ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng (R2 =0 .475, p < 0.01), 45.9% vào đêm thứ 2 (R2 = 0.459, p < 0.01) và 36.7% vào đêm thứ 3 sau phẫu thuật (R2 = 0,367, p < 0.01). Kết quả cho thấy tới ngày thứ 3 các yếu tố đau, lo lắng, môi trường ảnh hưởng thấp hơn ngày đầu và ngày thứ hai, có thể có yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ giai đoạn này mà không được đề tới trong nghiên cứu.

Đêm đầu tiên sau phẫu thuật

Chất lượng giấc ngủ đêm 1 sau phẫu thuật = 449.45 – 27.27 (Đau) - 1.94 (Yếu tố môi trường) – 7.51 (Lo lắng).

Dựa trên phương trình hình hồi quy cho thấy người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tăng 1 điểm đau sau phẫu thuật có thể giảm 27.27 điểm trong tổng số điểm của chất lượng giấc ngủ. Thứ hai, tăng 1 điểm yếu tố mối trường phòng bệnh có thể giảm 1.94 điểm trong tổng số điểm của chất lượng giấc ngủ đêm đầu tiên sau phẫu thuật. Thứ ba, tăng 1 điểm lo lắng sau phẫu thuật có thể giảm 7.51 điểm trong tổng số điểm của chất lượng giấc ngủ.

Đêm thứ 2 sau phẫu thuật

Phương trình hồi quy:

Chất lượng giấc ngủ sau phẫu thuật 48h = 486.92- 38.03 (Đau) - 2.54 (Yếu tố môi trường) - 4.37 (Lo lắng).

Dựa trên phương trình hình hồi quy cho thấy người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tăng 1 điểm đau sau phẫu thuật có thể giảm 38.03 điểm trong tổng số điểm của chất lượng giấc ngủ. Thứ hai tăng 1 điểm yếu tố mối trường phòng bệnh có thể giảm 2.54 điểm trong tổng số điểm của chất lượng giấc ngủ đêm đầu tiên sau phẫu thuật. Yếu tố lo lắng không có ý nghĩa thông kê p > 0.05.

Đêm thứ 3 sau phẫu thuật

Phương trình hồi quy:

Chất lượng giấc ngủ đêm thứ 3 = 458.42– 26.97 (Đau) – 3.14 (Yếu tố môi trường) – 5.51 (Lo lắng).

Dựa trên phương trình hình hồi quy cho thấy người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tăng 1 điểm đau sau phẫu thuật có thể giảm 26.97 điểm trong tổng số điểm của chất lượng giấc ngủ. Thứ hai tăng 1 điểm yếu tố mối trường phòng bệnh có thể giảm 3.14 điểm trong tổng số điểm của chất lượng giấc ngủ đêm đầu tiên sau phẫu thuật. Yếu tố lo lắng không có ý nghĩa thông kê p > 0.05.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Yếu tố dự đoán ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giấc ngủ người bệnh sau 3 đêm phẫu thuật là đau sau phẫu thuật. Đau tăng thì chất lượng giấc ngủ giảm. Điều này được giải thích là do đau liên quan đến

tổn thương mô, cơ và thần kinh sau phẫu thuật và đây là điều không thể tránh khỏi. Những đêm đầu sau phẫu thuật, đau làm cho phần lớn người bệnh thức trắng đêm hay giấc ngủ chập chờn, hoặc khó đi vào giấc ngủ, thức giấc trong đêm và không có khả năng quay trở lại giấc ngủ. Nghiên cứu của Jolfaei (2014) cho thấy chất lượng giấc ngủ ở người bệnh nhập viện có tương quan nghịch với mức độ nghiêm trọng của đau (r = 0.50, p< 0.001) [32]. Một nghiên cứu khác của Phùng Văn Lợi, 2014 cũng cho thấy đau có tương quan nghịch với chất lượng giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng (r = 0.256, p < 0.01) [1]. Nghiên cứu của Mạc Bá Hải, 2014 cũng cho thấy đau là yếu tố dự đoán ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ sau phẫu thuật (B = -3.06, p < 0.05) [11].

Yếu tố dự đoán ảnh hưởng thứ 2 đến chất lượng giấc ngủ là yếu từ môi trường. Yếu tố môi trường phòng bệnh tăng sẽ dẫn đến chất lượng giấc ngủ giảm. Trong đó ánh sáng và tiếng ồn từ người nhà được tìm thấy là ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giấc ngủ sau đó đến các hoạt động điều dưỡng.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Trường Xuân, 2014 trên người bệnh phẫu thuật ổ bụng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương cũng cho thấy chất lượng giấc ngủ có thể được dự đoán bởi yếu tố môi trường (R2 = 0.17, p < 0.001)[3].

Một nghiên cứu khác cũng cho thấy yếu tố môi trường như ánh sáng, nhân viên y tế và người bệnh khác, tiếng ồn và điều kiện giường bệnh có tương quan với chất lượng giấc ngủ (r = 0.8) (Lane & East, 2008) [14].

Qua quan sát thực tế, chúng tôi thấy: Một phòng bệnh hậu phẫu từ 4 đến 8 người bệnh việc mỗi một người bệnh có thói quen ngủ để đèn và tắt đèn hoặc với ánh sáng mờ là khác nhau nên cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ. Một số người phải làm quen với bóng tối, hoặc một số người phải làm quen với ánh sáng của một số thiết bị y tế sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ sinh lý của họ. Mặt khác, sau phẫu thuật người bệnh cần được theo dõi sát nhất là ngày đầu tiên nên phòng vẫn cần để ánh sáng dẫn đến chất lượng giấc ngủ sẽ giảm ở những người bệnh không quen ngủ khi có ánh sáng. Hơn nữa, ánh sáng ban đêm tại các vị trí khác như ngoài hành lang, phòng trực… cũng có ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh. Người bệnh sau phẫu thuật

luôn có người nhà túc trực hỗ trợ bên cạnh thường từ một đến hai người nhà chăm sóc. Phòng bệnh đông nên tiếng trò chuyện, hoạt động chăm sóc của người nhà tạo nên tiếng ồn trong phòng bệnh là điều không tránh khỏi gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Người điều dưỡng có các hoạt động chăm sóc cho người bệnh để theo dõi các biến chứng sau phẫu thuật, giúp đỡ người bệnh trong các hoạt động mà sau phẫu thuật họ không thể tự bản thân làm được. Trong nghiên cứu này có thể giải thích cho tác động của hoạt động điều dưỡng bởi hai lý do: (1) người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng cần có sự chăm sóc của người điều dưỡng liên tục 24 giờ, (2) người điều dưỡng đề cao hoạt động chăm sóc người bệnh là sự hoàn thành nhiệm vụ chứ không phải là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng.

Nghiên cứu cũng cho thấy lo lắng có tương quan nghịch với chất lượng giấc ngủ ở đêm đầu tiên sau phẫu thuật và có thể giải thích được 47.5% thay đổi về chất lượng giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật. Những ngày sau lo lắng không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Điều này được giải thích là do đêm đầu tiên vừa phẫu thuật người bệnh xong còn lo lắng về bệnh tật, khả năng lành bệnh, tiến triển phục hồi, sợ biến chứng sau phẫu thuật, một số người bệnh lo lắng về gia đình, kinh tế, viện phí vì người bệnh trong nghiên cứu đa số là nông dân, công nhân với thu nhập thấp…Nghiên cứu của Mạc Bá Hải, 2014 cũng cho thấy lo lắng được cho là một trong những yếu tố dự đoán chất lượng giấc ngủ (B = -1.04, p < 0.05) [11]. Kết quả nghiên cứu trước kia cho thấy lo lắng gây gián đoạn giấc ngủ của người bệnh do những khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ (Silveira, 2012) [42].

Đêm thứ 2, 3 sau phẫu thuật người bệnh còn lo lắng nhưng tỉ lệ rất ít hầu như không ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh vì phẫu thuật đã giải quyết được nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cũng được động viên yên tâm điều trị.

Từ kết quả trên cho thấy, đau sau phẫu thuật là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới chất lượng giấc ngủ. Người bệnh có mức độ đau càng lớn, chất lượng giấc ngủ càng kém. Việc kiểm soát đau tốt và hiệu quả ngay từ ngày đầu sau phẫu thuật có ảnh

hưởng tốt trong việc cải thiện giấc ngủ cho người bệnh sau phẫu thuật. Bên cạnh chăm sóc giảm đau sau phẫu thuật cho người bệnh đã được chú trọng 93% người bệnh được dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật thì người điều dưỡng vẫn cần chú trọng quan tâm hơn nữa đến vấn đề giảm đau sau phẫu thuật, sử dụng phương pháp giảm đau vật lý như động viên an ủi, tăng trò chuyện cùng người bệnh để họ quên đi nỗi đau, tư thế giảm đau …kết hợp dùng thuốc. Thêm vào đó, người điều dưỡng cũng tăng cường công tác chăm sóc tâm lý, tinh thần cho người bệnh trước và sau phẫu thuật. Điều dưỡng là người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, vì vậy cần thăm hỏi, động viên để tạo sự tin tưởng và yên tâm điều trị, hạn chế tác động tiêu cực của yếu tố này chất lượng giấc ngủ. Về yếu tố quấy nhiễu môi trường, nếu kiểm soát tốt yếu tố này thì chất lượng giấc ngủ được cải thiện. Vì vậy, nhân viên y tế cần có kế hoạch để cắt giảm bớt sự quấy nhiễu. Ví dụ như giới hạn số người thăm/lần, có những bảng nhắc nhở dán mỗi phòng bệnh, có biển báo nhắc nhở mọi người giữ yên lặng khi vào viện, có biển cấm chuông điện thoại trong phòng bệnh, thường xuyên nhắc nhở người nhà người bệnh giữ yên tĩnh phòng bệnh, tắt giảm bớt đèn ở những vị trí không cần thiết, có quy định giờ tắt mở đèn trong phòng bệnh, có chương trình phổ biến nội quy phòng bệnh hàng tuần.

Hạn chế của nghiên cứu:

Thu thập số liệu trong thời gian ngắn, tỷ lệ giữa nam và nữ không đồng đều, số lượng mẫu nhỏ, hơn nữa trong nghiên cứu này các thông số về đau, loại phẫu thuật không giống nhau ở những người bệnh. Sự hạn chế đó sẽ không phản ánh chất lượng giấc ngủ của tất cả người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng.

Đánh giá chất lượng giấc ngủ sau phẫu thuật 3 ngày cũng là một hạn chế của nghiên cứu, cần đánh giá theo một quá trình sẽ tốt hơn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 96 người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa Ngoại Tổng hợp, bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Chất lượng giấc ngủ, đau, yếu tố môi trường phòng bệnh, lo lắng của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng.

Chất lượng giấc ngủ trung bình của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng ở mức độ kém (249.58± 91.20/500). Chất lượng giấc ngủ kém xảy ra ở đêm đầu tiên và đêm thứ 2 sau phẫu thuật (202.39± 90.64; 246.43± 95.83). Chất lượng giấc ngủ ở đêm thứ 3 sau phẫu thuật đạt mức trung bình (299.92 ± 94.32).

Đau sau phẫu thuật ở mức độ trung bình (4.43 ± 1.00/10).

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ở mức độ quấy nhiễu nhẹ ở cả 3 đêm sau phẫu thuật (22.63 ± 10.44/120).

Người bệnh có lo lắng ít sau phẫu thuật (4.16 ± 2.04/21). Trong đó đêm đầu tiên sau phẫu thuật người bệnh lo lắng nhiều nhất (6.11 ± 2.69).

2. Mối liên quan giữa các yếu tố đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng.

Có sự khác biệt điểm số chất lượng giấc ngủ trung bình của người bệnh giữa phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi ở đêm đầu tiên và đêm thứ hai sau phẫu thuật, giữa nhóm dùng thuốc giảm đau và không dùng thuốc ở cả ba đêm sau phẫu thuật (p < 0.05). Người bệnh phẫu thuật mở và người bệnh dùng thuốc giảm đau có chất lượng giấc ngủ kém hơn.

Đau, yếu tố môi trường và lo lắng có mối tương quan nghịch với chất lượng giấc ngủ và có thể giải thích được 47.5% thay đổi về chất lượng giấc ngủ vào đêm đầu tiên ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng (R2 = 0.475, p < 0.01), 45.9% vào đêm thứ 2 (R2 = 0.459, p < .01) và 36.7% vào đêm thứ 3 sau phẫu thuật (R2 = 0.367, p < 0.01).

Đau sau phẫu thuật là yếu tố dự đoán ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng giấc ngủ tiếp đến là yếu tố môi trường. Đau tăng, yếu tố môi trường tăng thì chất lượng giấc ngủ giảm

KHUYẾN NGHỊ

* Thực hành điều dưỡng

Dựa trên những kết quả nghiên cứu, mô hình hồi quy tìm ra ở ba ngày chúng tôi thấy chất lượng giấc ngủ sau phẫu thuật ổ bụng tiếp cận mức trung bình sau 3 ngày phẫu thuật và yếu tố ảnh hưởng nhất là đau sau phẫu thuật, sau đó đến yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Vì vậy, người Điều dưỡng cần phải cung cấp các chiến lược thích hợp nâng cao chất lượng giấc ngủ và phục hồi sức khỏe của người bệnh, có một số gợi ý như sau: kế hoạch quản lý đau cho người bệnh liên tục và hiệu quả đặc biệt là ban đêm, khi lập kế hoạch chăm sóc cần lưu ý đến các yếu tố như tiếng ồn từ các hoạt động chăm sóc, từ người nhà của người bệnh, người bệnh khác, ánh sáng, các hoạt động điều dưỡng.

* Đối với nghiên cứu Điều dưỡng.

Nghiên cứu can thiệp nâng cao chất lượng giấc ngủ ở người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng để thúc đẩy chất lượng giấc ngủ và nâng cao chất lượng chăm sóc. Can thiệp tới hai yếu tố: Đau sau phẫu thuật và yếu tố môi trường đặc biệt là ánh sáng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng giấc ngủ và yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau phẫu thuật ổ bụng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 54 - 82)