Điểm chất lượngcuộc sốngcủa đối tượngnghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 55)

Nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF phiên bản tiếng việt dựa trên bộ câu hỏi WHOOQOL-100 của WHO được dịch và áp dụng bởi Nguyễn Thanh Hương (2009). Với độ tin cậy là 0,93 và kiểm định trước sau độ tin cậy là 0.87[39]. Sử dụng trên toàn thế giới, không có trở ngại về văn hóa của các quốc gia nghĩa để đánh giá các khía cạnh khác nhau của cuộc sống (Skevington 2004)[60].

Với hai mươi sáu câu hỏi chia làm bốn lĩnh vực thể chất, tâm lý, môi trường và xã hội. Theo kết quả từ bảng 3.7 và 3.8cho thấy chất lượng cuộc sống của đối tượng cứu ở mức trung bình với tổng điểm trung bình là 42,9 ± 6,9 điểm. Trong đó có 95,6% đối tượng nghiên cứu có mức chất lượng cuộc sống trung bình, 4,4% ở mức thấp và không có đối tượng nào ở mức cao. Kết quả này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trong và ngoài nước.

Theo Nguyễn Trần Tố Trân, Lê Thị Tuyết Lan (2014) sử dụng bộ câu hỏi SGRQ cho thấy chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD của nhóm có nguy cơ cao ở mức trung bình (36,4 ± 16,7)[16].

Tạ Hữu Duy (2011) chỉ ra chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD ở mức trung bình với tổng điểm CAT là 20,01[4].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà, Đỗ Quyết (2010) cũng có tổng điểm chất lượng cuộc sống theo thang điểm CAT sau điều trị là 18,57 (SD = 4.66)[5].

Bên cạnh đó các nghiên cứu trên thế giới cũng có đặc điểm tương tự. Theo Ahmed (2016) cũng chỉ ra điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD là 38,89 theo thang điểm SGRQ [20].

Kendrova (2015) sử dụng bộ công cụ SF - 36 cho thấy điểm chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 39,85 ± 21,42 điểm[43].

Zamzam (2013) điểm trung bình chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD giai đoạn II là 42,0 ± 4,9 [66].

Đặc biệt là nghiên cứu ở người bệnh điều trị ngoại trú, Martin (2008) cho thấy có 49,3% đối tượng nghiên cứu có mức chất lượng cuộc sống là trung bình[45].

Theo kết quả từ bảng 3.5 và 3.6 cho thấy sự phù hợp của mức chất lượng cuộc sống của người bệnh với sự tự đánh giá về hài lòng về chất lượng cuộc sống của mình. Tự đánh giá chất lượng cuộc sống ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất là 52,7%. Tỉ lệ đối tượng không hài lòng về chất lượng cuộc sống của mình là 70,3%.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy chất lượng cuộc sống ở lĩnh vực thể chất (42,1 ± 8,5)và tâm lý (40,3 ± 9,7) bị giảm nhiều hơn chất lượng sức khoẻ ở lĩnh vực xã hội (52,0 ± 14,9), và môi trường (44,1 ± 9,2). Đặc điểm này phù hợp với nghiên cứu của Hsu (2013) sử dụng cộ công cụ WHOQOL-BREF có các điểm trung bình từng lĩnh vực gồm thể chất, tâm lý, môi trường, xã hội lần lượt là 33,2 ± 17,7, 50,1 ± 19,2, 60,0 ± 18,0, 68,6 ± 12[40].

Chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị giảm có thể giải thích do COPD là bệnh hạn chế đường thở mạn tính không hồi phục, các triệu chứng điển hình đó là khó thở, ho, khạc đờm, tức nặng ngực[3],[13],[14]. Những triệu chứng mạn tính này sẽ làm thể chất của người bệnh suy giảm, mất năng lượng do đối phó với tình trạng thiếu oxy và hạn chế thông khí phổi, đau ngực và mỏi cơ

do ho nhiều.Người bệnh bị giảm khả năng hoạt động và tham gia các hoạt động xã hội,hệ quả dẫn tâm lý bi quan và chán nản về cuộc sống.

4.8. Mối tương quan và mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố tuổi, thu nhập, khó thở, ho, mất ngủ và hỗ trợ xã hội vớichất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Theo kết quả từ bảng 3.12 và 3.13 chúng tôi thấy chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD điều trị ngoại trú có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố tuổi, thu nhập, giai đoạn bệnh, mức độ khó thở, mức độ ho, giấc ngủ và hỗ trợ xã hội. Các yếu tố này có thể dự đoán được 53,8 % chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD với (R2 = 0,538, F(7, 83) = 13,79, p < 0,001). Mức dự đoán tốt nhất về chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD là khó thở (β= -0,430,p< 0,001). Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố được mô tả bằng phương trình hồi quy tuyến tính:

Chất lượng cuộc sống = 41,736- 1,176 (tuổi) + 1,202 (thu nhập) -0,268 (giai đoạn bệnh) - 0,45 (ho) -2,916(khó thở) - 0,373 (giấc ngủ) + 0,270 (hỗ trợ xã hội), hoặc ZCLCS = - 0,134 (Z tuổi) + 0,179(Zthu nhập) -0,035 (ZGiai đoạn bệnh) - 0.32 (Zho)- 0,430 (Z khó thở)-0,204 (Z Giấc ngủ) + 0,177 (Z Hỗ trợ xã hội).

Yếu tố tuổi (r = -0,238, p < 0,05) có mối tương quan nghịch và ở mức nhẹ với chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuổi càng cao thì chất lượng cuộc sống giảm. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu cua Hsu (2013) và Pandolfi (2015)[40],[51].

Theo mô hình hồi quy cho thấy mức ảnh hưởng của yếu tố này với chất lượng cuộc sống ở người bệnh.Cứ tăng 1 điểm tuổi sẽ giảm 1,176 điểm chất lượng cuộc sống. Như vậy, yếu tố tuổi có mức ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng cuộc sống so với các yếu tố còn lại ở người bệnh. Như đã biện luận ở mục 4.1.2 và dựa vào mối tương quan này điều dưỡng viên cần chú ý chăm sóc đặc biệt hơn với người cao tuổi, không có khả năng tự chăm sóc. Vì yếu tố tuổi khó có thể cải thiện và thay đổi

được, do vậy cần có những biện pháp để tăng cường sự hỗ trợ cho người bệnh tại nhà.

Thu nhập có mối tương thuậnở mức trung bình với chất lượng cuộc sống với r = 0,353 (p < 0,01). Theo mô hình hồi qui tuyến tính thì tăng 1 điểm thu nhập sẽ tăng 1,202 điểm CLCS. Ngoài những đối tượng nghiên cứu có lương hưu còn phần lớn mẫu nghiên cứu ở mức tuổi già không có khả năng lao động cho nên việc kiếm ra tiền để tăng thu nhập rất khó. Với đặc điểm này, trong công tác điều dưỡng cần quan tâm tới những người bệnh có thu nhập thấp vì đó là những đối tượng có thể có chất lượng cuộc sống thấp.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy giai đoạn bệnh có mối tương quan nghịch ở mức trung bình với chất lượng cuộc sống (r = -0,316, p < 0,01), trong đó có tương quan với lĩnh vực thể chất (r = -0,286, p < 0,01) và lĩnh vực tinh thần (r = -0,274, p < 0,01). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hsu (2013), Martin (2008)[40],[45]. Theo mô hình hồi qui tuyến tính thì tăng 1 điểm giai đoạn bệnh sẽ giảm 0,268 điểm CLCS.

Như vậy,Giai đoạn bệnh càng nặng thì xuất hiện các triệu chứng càng nặng nề hơn dẫn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Do đó, cần quan tâm tới CLCS của người bệnh ở giai đoạn nặng. Cần chú ý cả lĩnh vực tinh thần vì số liệu cho thấy hệ số tương quan của 2 lĩnh vực thể chất và tinh thần là gần như tương đương. Ở giai đoạn cuối, nhiều vấn đề thể chất xảy ra có thể làm che lấp sự chú ý tới tinh thần. Tuy nhiên, điều dưỡng không được bỏ qua mà phải có sự quan tâm thích đáng tới tinh thần.

Mức độ khó thở có mối tương quan cao với CLCS (r = -0,617, p < 0,01), lĩnh vực thể chất (r = -0,588, p < 0,01), lĩnh vực tinh thần (r = -0,437, p < 0,01) và lĩnh vực môi trường(r = -0,437, p < 0,01). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu mối tương quan về mức độ khó thở theo thang đo mMRC đều cho kết quả phù hợp. Theo Nguyễn Trần Tố Trân (2014) mMRC tương quan với CLCS ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi sử dụng bộ câu hỏiSGRQ (r = 0,7(p < 0,01)[16], Tạ Hữu Duy (2011) cho kết quả mMRC tương quan chặt với CAT (r = 0,72, P <

0,0001)[4], Thái Thị Thùy Linh, Lê Thị Tuyết Lan (2012) mMRC có tương quan mức độ trung bình với CAT (r = 0,34; P < 0,05)[9]. Dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính có thể thấy mức độ khó thở có khả năng dự đoán tốt nhất về chất lượng cuộc sống trên người bệnh (β= -0,601, p<0,001), cứ tăng 1 điểm khó thở sẽ gây giảm 2,916điểm chất lượng cuộc sống. Điều này rất phù hợp với thực tế lâm sàng, khó thở luôn là triệu chứng điển hình khó thở càng nặng biểu hiện cho sự tắc nghẽn và giảm thông khí phổi nặng. Dựa vào kết quả này trong chăm sóc và tiếp cận người bệnh COPD điều dưỡng cần chú trọng đánh giá về tình trạng khó thở. Chỉ cần mất vài phút hỏi quá trình bệnh lý và sử dụng thang đo mMRC để xác định được mức độ khó thở và dự đoán được tình trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó điều dưỡng cần có các can thiệp để cải thiện tình trạng khó thở tại nhà cho người bệnh bằng các biện pháp giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn các kỹ thuật như tập thở chúm môi giúp tống khí cặn trong phổi và để đối phó với cơn khó thở cấp. Tập thở cơ hoành để tăng khả năng hô hấp của cơ hô hấp chính và tiết kiệm năng lượng. Xây dựng kế hoạch luyện tập trong các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, vệ sinh cá nhân, thay quần áo, làm bếp, những lưu ý khi đi xa v.v… và hướng dẫn xử dụng oxy an toàn tại nhà.

Nghiên cứu cho thấy mức độ ho có mối tương quan nghịch với CLCS của người bệnh với hệ số tương quan r = -0,318 (p < 0,01), có tương quan với lĩnh vực thể chất ( r = -0,354, p < 0,01), lĩnh vực tinh thần (r = -0,274, p < 0,01). Theo mô hình hối qui tuyến tính thìtăng 1 điểm ho sẽ gây giảm 0,45 điểm chất lượng cuộc sống. Nhiều nghiên cứu tìm hiểu về mối tương quan giữa mức độ ho và CLCS ở người bệnh COPD cũng chỉ ra rằng ho là có tương quan với CLCS ở người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú [40]. Như vậy ho càng nặng sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất của người bệnh như mệt mỏi, đau mỏi cơ hoành. Ho nhiều còn gây ảnh hưởng tới tinh thần người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng thậm trí là trầm cảm khi tình trạng bệnh nặng hơn[21].

Như vậy, vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc làm giảm ho cho người bệnh là rất cần thiết. Ngoài biện pháp sự dụng thuốc thì trong thực hành lâm sàng điều

dưỡng cần hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật như: ho có kiểm soát, kỹ thuật thở ra mạnh giúp giảm ho, tống đờm hiệu quả và tiết kiệm năng lượng cho người bệnh.

Kết quả của chúng tôi cho thấy chất lượng giấc ngủ có mối tương quan trung bình với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (r = -0,469, p < 0,01), có mối tương quan với lĩnh vực thể chất ( r = -0,569, p < 0,01), lĩnh vực tinh thần (r = - 0,518, p < 0,01) và lĩnh vực môi trường ( r = -0,213, p < 0,05). Mức độ mất ngủ càng nặng thì chất lượng cuộc sống càng giảm. Theo mô hình hồi qui tuyến tính thì tăng 1 điểm chất lượng giấc ngủ sẽ giảm 0,373 điểm chất lượng cuộc sống. Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng có những kết quả phù hợp [4],[30]. Mất ngủ ở người bệnh COPD được giải thích do yếu tố tuổi, lo âu và các triệu chứng hô hấp[50]. Vì vậy, điều dưỡngnên tìm hiểu sâu hơn về giấc ngủ người bệnh COPD và có can thiệp để cải thiện, nhất là cải thiện giấc ngủ tại nhà, bằng các biện pháp như vệ sinh giấc ngủ, giáo dục sức khỏe về tư thế ngủ…

Kết quả của nghiên cứu ghi nhận rằng: hỗ trợ xã hội có mối tương quan thuận với CLCS ở người bệnh (r = 0,409, p < 0,01). Theo mô hình hồi quy tăng 1 điểm hỗ trợ xã hội sẽ tăng 0,302 điểm CLCS. Như vậy việc nâng cao hỗ trợ từ bạn bè ,những người đặc biệt và nhất là từ gia đình là rất quan trọng. Do đó khi tiếp cận và chăm sóc các điều dưỡng cần có biện giáo dục sức khỏe không những cho người bệnh mà còn cho cả gia đình để hiểu được tầm quan trọng của sự quan tâm chăm sóc của người thân đối với người bệnh để góp phần nâng cao CLCS.

Tóm lại, dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nói riêng, ở người bệnh COPD điều trị ngoại trú nói chung cần phải chú trọng đến giảm các triệu chứng khó thở, ho và cải thiện được tình trạng mất ngủ của người bệnh. Cần có sự hỗ trợ từ gia đình, bạn vè và xã hội đặc biệt là quan tâm tới những người sống độc thân và hoàn cảnh kinh tế khó khăn đểgiúp người bệnh được điều trị và chăm sóc tốt nhất.

4.9. Ưu điểm, hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc, can thiệp nhằm cải thiện CLCS của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú.

Nghiên cứu này có thể làm tiền đề, cơ sở so sánh cho các nghiên cứu tương tự về sau, cũng như nghiên cứu đánh giá hiệu quả của quá trình chăm sóc, điều trị thông qua các nghiên cứu phân tích hiệu quả chăm sóc và điều trị dựa vào đánh giá chất lượng cuộc sống.

4.9.2 Hạn chế của nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp sử dụng trong nghiên cứu cũng không thể tránh được những sai lệch về thông tin như thông tin cá nhân và thông tin bênh tật do thời gian mắc bệnh kéo dài hoặc do giảm sút trí nhớ ở những người bệnh lớn tuổi.

Cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ, nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên nên kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện tại Thái Nguyên, không thể suy rộng cho các đơn vị khác cùng thực hiện quản lý người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ, đối tượng nghiên cứu là đối tượng người bệnh điều trị ngoại trú tại một phòng khám do vậy chưa thể mô tả được cho tất cả người bệnh điều trị ngoại trú.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng chưa có điều kiện tìm hiểu về một số yếu tố như dân tộc, tôn giáo, thói quen hút thuốc lá và những bệnh kèm theo v.v… để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh như những nghiên cứu khác.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, tiến hành trên 91 đối tượng, trong thời gian từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 6 năm 2017, chúng tôi có những kết luận như sau:

1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017

Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu ở mức độ trung bình với tổng điểm là 42,9 ± 6,9.

Điểm trung bình từng lĩnh vực: thể chất là 42,1 ± 8,5 điểm, tâm lý là 40,3 ± 9,7 điểm, môi trường là 44,1 ± 9,2 điểm và xã hội là 52,0 ± 14,9 điểm.

2. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2017

Chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú là có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố tuổi, giai đoạn bệnh, khó thở, ho, chất lượng giấc ngủ và có mối tương quan thuận với thu nhập, hỗ trợ xã hội.

Các biến nàygiải thích được 53,8% sự biến thiên của biến số chất lượng cuộc sống của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với(R2 = 0,538, F(7, 83) = 13,79, p < 0,001). Mức dự đoán tốt nhất về chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD là khó thở (β= -0,430,p< 0,001). Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố được mô tả bằng phương trình hồi quy tuyến tính:

Chất lượng cuộc sống = 47,618 - 2,17 (tuổi) + 1,002 (thu nhập) - 0,355 (giai đoạn bệnh) - 0,580 (ho) - 3,032 (khó thở) - 0,401 (giấc ngủ) + 0,302 (hỗ trợ xã hội).

KHUYẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu, nghiên cứu viên có một số ý kiến đề xuất như sau:

* Công tác thực hành điều đưỡng

Kết quả nghiên cứu tìm ra chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú là giảm. Do vậy, thực hành điều dưỡng cần quan tâm và có can thiệp để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chú trọng can thiệp vào các lĩnh vực bị suy giảm nhiều đó là thể chất và tâm lý. Đặc biệt là quan tâm những người bệnh tuổi cao, giai đoạn nặng, thu nhập thấp, sống độc thân không có người chăm sóc vì đây là những đối tượng có nguy cơ có chất lượng cuộc sống thấp.

Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng mạnh tới chất lượng cuộc sống là khó thở, tiếp theo là ho, mất ngủ và hỗ trợ xã hội. Vì vậy, trong thực hành điều dưỡng

cần có chiến lược xây dựng chương trình can thiệp tập trung vào các yếu tố đó, đặc biệt là khó thở bằng các hướng dẫn người bệnh các biện pháp tập thở, tập luyện các hoạt động hàng ngày, cách đối phó với cơn khó thở và xử dụng oxy an toàn tại nhà.

Giảm ho bằng các biện pháp tập ho có kiểm soát, thở ra mạnh. Cải thiện giấc ngủ bằng các biện pháp vệ sinh giấc ngủ, hướng dẫn tư thế ngủ v.v... Nên có chương can thiệp tổng hợp vào khó thở, ho,mất ngủđể nâng cao hiệu quả can thiệp.

* Nghiên cứu Điều dưỡng

Từ kết quả của nghiên cứu và hạn chế của nghiên cứu. Nghiên cứu viên có một số đề xuất cho nghiên cứu tiếp theo về căn bệnh này như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)