Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 26)

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế có chức năng khám chữa bệnh, dự phòng bệnh tật cho nhân dân các dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam. Đây là địa điểm khám chữa bệnh hàng đầu cho người bệnh tại tỉnh Thái Nguyên.

Nghiên cứu được tiến hành tại phòng khám COPD, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Phòng khám COPD được thành lập từ năm 2014

Chức năng sinh học

Triệu chứng

Đặc điểm môi trường Đặc điểm cá nhân Chất lượng cuộc sống Trạng thái cơ thể Sức khỏe

người bệnh COPD điều trị ngoại trú.Hầu hết người bệnh COPD được quản lý bằng hồ sơ bệnh án ngoại trú. Hồ sơ bệnh án được làm một năm làm một lần và không mất chi phí, người bệnh đến khám và được cấp thuốc một tháng 1 lần, thuận tiện cho việc cán bộ y tế theo dõi sát diễn biến của người bệnh từ đó có thể kịp thời điều chỉnh, tư vấn cho người bệnh khi có diễn biến bất thường xảy ra.

Tại Thái Nguyên hiện tại chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu đặc điểm và chất lượng cuộc sống trên người bệnh COPD đang điều trị ngoại trú tại phòng khám. Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm và chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Qua đó làm cơ sở cho công tác điều dưỡng trong bệnh viện và các công trình nghiên cứu khác sâu hơn về đối tượng.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Tất cả người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang điều trị ngoại trú tại Phòng khám COPD -Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

* Tiêu chuẩn lựa chọn

- Người bệnh được chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và lập sổ quản lý BPTNMT tại Phòng khám COPD - Khoa Khám bệnh -Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.Có khả năng đến khám bệnh theo lịch.

- Bệnh nhân ≥18 tuổi.

- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu. - Có khả năng giao tiếp, đọc và hiểu tiếng Việt.

* Tiêu chuẩn loại trừ

- Đối tượng nghiên cứu có tiền sử rồi loạn thần kinh hoặc tâm thần. - Đối tượng đang bị hen có tiền sử hen và đồng thời bị COPD hiện tại. - Đối tượng có tiền sử phẫu thuật cắt phổi.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 01/3/2017 đến ngày 30/6/2017.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Phòng khám COPD - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu

Nghiên cứu trên 91 người bệnh COPD đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đủ tiêu chuẩn và đồng ý tham gia nghiên cứu, từ ngày 01/3/2017 đến 30/6/2017.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện:lấy toàn bộ người bệnh COPD được lập sổ quản lý điều trị ngoại trúđến khám theo lịch tại Phòng khám COPD -Khoa Khám bệnh -Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong 3 tháng thu thập số liệu.

2.5. Phương pháp và qui trình thu thập số liệu

- Sau khi nhận được sự đồng ý của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định và bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, nhà nghiên cứu sẽ gặp Trưởng khoa và Điều dưỡng trưởng khoa Khám bệnh để giải thích mục đích cũng như quy trình thực hiện nghiên cứu.

- Thông tin/dữ liệu sẽ được thu thập trong3 tháng từ 01/3/2017 đến 30/6/2017. - Mỗi người bệnh chỉ phỏng vấn một lần.

- Địa điểm: Nhà nghiên cứu phỏng vấn người bệnh trực tiếp tại Phòng khám COPD -Khoa Khám bệnh -Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

- Thời gian: Theo lịch khám của người bệnh vào thời điểm sau khi người bệnh khám bệnh.

*Tiến trình thu thập thông tin/dữ liệu

án tại phòng khám COPD. Lựa chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.

+ Bước 2: Liên hệ trước với đối tượng bằng thông tin có trong hồ sơ bệnh án (số điện thoại cá nhân, người thân, địa chỉ…) để xác nhận lại lịch khám bệnh và sự có mặt của người bệnh.

+ Bước 3: Gặp người bệnh tại phòng khám COPD, những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu.

+ Bước 4: Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận và được phổ biến hình thức tham gia nghiên cứu sau đó được hướng dẫn về cách trả lời các thông tin trong bộ câu hỏi.

+ Bước 5: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng câu hỏi được thiết kế. Trong quá trình phỏng vấn người bệnh có thể dừng bất cứ lúc nào.

+ Bước 6: Sau khi người bệnh trả lời nhắc lại một lần nữa rồi mới ghi kết quả. + Bước 7: Sau khi có toàn bộ thông tin, nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra toàn bộ dữ liệu. Và các số liệu được mã hóa, nhập vào một bảng tính và máy tínhchuẩn bị cho việc phân tích dữ liệu.

2.6. Biến số nghiên cứu

Nhóm 1: Biến số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thu nhập.

Bảng 2.3. Biến đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Mã biến Tên biến Định nghĩa Cách thu thập

Loại biến

Đặc điểm chung

Tuổi Thời gian đã qua kể từ khi sinh tính

bằng năm đến thời điểm hiện tại. Phỏng vấn

Định danh Giới Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa

nam giới và nữ giới Phỏng vấn

Định danh Trình độ Là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong

bệnh đã theo học Tình

trạng hôn nhân

Là tình trạng kết hôn hiện tại và mối quan hệ hiện như thế nào, người kết hôn còn hay mất...

Phỏng vấn Độc lập

Nghề nghiệp

Là một việc làm có tính ổn định, đem lại thu nhập để duy trì và phát triển cuộc sống cho người bệnh

Phỏng vấn Độc lập

Thu nhập Tiền kiếm được mỗi tháng của người

bệnh Phỏng vấn Độc lập

Nhóm 2: Biến số đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD bao gồm: Thể chất, tinh thần, môi trường, xã hội.

Bảng 2.4. Biến số đánh giá chất lượng cuộc sống

Mã biến Tên biến Định nghĩa Cách

thu thập Loại biến Chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống

Tình trạng cuộc sống hiện tại của người bệnh

Phỏng vấn

Phụ thuộc

Nhóm 3:Biến sô một số yêu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống gồm: Giai đoạn bệnh, mức độ ho, mức độ khó thở, chất lượng giấc ngủ, mức độ hỗ trợ xã hội.

Mã biến Tên biến Định nghĩa Cách thu thập Loại biến Các yếu tố liên quan đến Giai đoạn bệnh

Giai đoạn bệnh của người bệnh ở thời điểm hiện tại

Tham khảo

bệnh án Độc lập Mức độ

ho

Tình trạng ho của người bệnh thời gian một tuần gần đây

Phỏng vấn

CLCS Mức độ

khó thở Tình trạng thở hiện tại của người bệnh

Phỏng vấn Phụ thuộc Chất lượng giấc ngủ

Tình trạng giấc ngủ hiện tại của người

bệnh Phỏng vấn Phụ thuộc

Mức độ hỗ trợ xã hội

Sự hỗ trợ từ gia đình, người quan trọng

và bạn bè với người bệnh Phỏng vấn Phụ thuộc

2.7. Cáckhái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

* Phiếu thông tin người bệnh được phát triển bởi nghiên cứu viên (Phụ lục 02)

Bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thu nhập và các dữ liệu lâm sàng bao gồm chẩn đoán, tiền sử bệnh, giai đoạn bệnh.

*Đánh giá chất lượng cuốc sống người người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào bộ công cụ WHOQOL-BREF (Phụ lục 03)

Nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF ( phiên bản tiếng việt dựa trên bộ câu hỏi WHOOQOL-100 của WHOđược dịch và áp dụng bởi Nguyễn Thanh Hương (2009). Với độ tin cậy là 0,93 và kiểm định trước sau độ tin cậy là 0,87[39].

Bộ công cụ này bao gồm 26 câu hỏi được đánh giá trên năm mức độ, trong đó (1) hoàn toàn không hài lòng, (2)không hài lòng, (3) không hài lòng cũng không không hài lòng, (4) hài lòng, và (5) rất hài lòng. Và điểm tổng của mỗi lĩnh vực sẽ được quy đổi theo thang điểm từ 0 - 100. WHOQOL-BREF gồm 2 câu hỏi tự đánh giá (câu 1, câu 2), các câu còn lại kiểm tra bốn lĩnh vực của chất lượng cuộc sống cụ thể làthể chất, tinh thần,mối quan hệ xã hội và môi trường.

Bảng 2.1. Các câu hỏi trong bốn lĩnh vực của bộ công cụ WHOQOL-BREF

Lĩnh vực Số câu hỏi Thứ tự các câu hỏi

Tinh thần 6 5, 6, 7, 11, 19, 26

Xã hội 3 20, 21, 22

Môi trường 8 8, 9, 12, 13, 14, 23, 24, 25

Bảng 2.2. Qui đổi điểm các câu hỏi

Mã số câu hỏi Câu trả lời Qui đổi điểm

5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 1 0 2 25 3 50 4 75 5 100 3, 4, 26 1 100 2 75 2 50 4 25 5 0 * Cách tính điểm

Điểm tổng chất lượng cuộc sống là điểm trung bình cộng của 4 lĩnh vực trên. Điểm số càng cao chất lượng cuộc sống càng tốt. Phân mức chất lượng cuộc sống thấp, trung bình và cao dựa trên điểm cắt phần trăm thứ 33 và 66 của khoảng giao động điểm chất lượng cuộc sống.

* Đánh giá chất lượng giấc ngủdựa vào bộ công cụ ISI (Phụ lục 04)

Thang đo ISI (Insomnia Severity Index)được phát triển bởi Morin (2003) [48]. Đã được dịch sang tiếng Việt theo đúng quy trình.Test thử trên 30 người bệnh với Cronbach’alpha là 0,8.Bộ công cụ này gồm 7 câu hỏi. Các câu hỏi đánh giá nhận thức của người bệnh về mức độ nặng của tình trạng mất ngủ, mức độ hài lòng với giấc ngủ, ảnh hưởng của mất ngủ đến hoạt động ban ngày, mức độ rõ ràng của tình trạng mất ngủ với người xung quanh, và các căng thẳng gây ra do tình tạng mất ngủ. Mỗi câu hỏi chia theo thang điểm likert các mức độ từ 0 - 4.

- Từ 0 - 7 điểm: không mất ngủ. - Từ 8 - 14 điểm: mất ngủ nhẹ. - Từ 15 - 21 điểm: mất ngủ vừa. - Từ 22 - 28: mất ngủ nặng.

*Đánh giá ho dựa vào bộ công cụ MCLCS (Phụ lục 05)

Thang đo MCLCS (Manchester Cough in Lung Cancer Scale)của Molassiotis và cộng sự (2012) đánh giá tình trạng ho của người bệnh trong một tuần gần đây[47]. Đã được dịch sang tiếng Việt theo đúng quy trình.Test thử trên 30 người bệnh với Cronbach’alpha là 0,78.Bộ câu hỏi gồm 10 câu hỏi Likert scale 5 mức độ, từ cầu 1 đến câu 9 chia 5 mức độ lần lượt là: không bao giờ, thỉnh thoảng, thường thường, hầu hết thời gian, mức độ 5 là tất cả thời gian. Câu hỏi số 10 gồm 5 mức độ lần lượt là: rất nhẹ, nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng[47].

*Đánh giá khó thở dựa vào bộ công cụ mMRC (Phụ lục 06)

Thang đo mMRC (modified Medical Research Council) được cải biên từ bộ công cụ MRCdo Hiệp hội nghiên cứu Y khoaAnh đề xuất năm 1999[40]. Đã được dịch sang tiếng Việt theo đúng quy trình và test thử trên 30 người bệnhvới Cronbach’alpha là 0,82. Gồm có 5 mức độ khó thở từ 1 đến 5. Bao gồm: Mức 1: Khó thở khi gắng sức mạnh. Mức 2: Khó thở khi đi nhanh hoặc lên dốc thấp. Mức 3: Khó thở hơn so với người cùng tuổi khi đi lên trên mặt bằng hoặc phải dừng lại để thở khi đi lên trên mặt bằng.Mức 4: Khó thở ngay khi đi bộ chậm trên mặt bằng, khoảng 100m. Mức 5:khó thở ngay trong các cử động nhẹ (ăn, nói, tắm rửa, thay quần áo).

* Đánh giá sự hỗ trợ xã hội dựa vào bộ công cụ MSPSS (Phụ lục 07)

Bộ công cụ MSPSS (The Multidimensional Scale of Perceived Social Support) được phát triển bởi Zimet và cộng sự (1988), được sử dụng để đo lường mức độ hỗ trợ nhận từ ba nguồn như gia đình, bạn bè và những người khác quan trọng. MSPSS được sử dụng trong nhiều bệnh mạn tính như suy tim, ung thư, ESRD, v.v…Độ tin

cậy nội bộ của bản tiếng Anh ban đầu của MSPSS đã được kiểm tra bởi Zimet và cộng sự (1988)[67], với hệ số Cronbach’alpha là 0,88 và độ tin cậy thử nghiệm lại với giá trị 0,85. Phiên bản MSPSS tiếng Việt đã được sử dụng để đo lường sự hỗ trợ xã hội của các người bệnh ESRD với độ tin cậy nội bộ chấp nhận được, với hệ số Cronbach’alpha là 0,80.

MSPSS bao gồm thang đo 12 mục, đánh giá theo thang điểm Likert 7 điểm, từ (1) rất không đồng ý với (7) rất đồng ý. MSPSS được chia thành 3 lĩnh vực như gia đình (4 câu hỏi), bạn bè (4 câu hỏi), và những người quan trọng khác(4 câu hỏi). Khoảng MSPSS từ 12 đến 84 điểm.

Đánh giá sự hỗ trợ xã hội dựa trên điểm tổng MPSS và điểm từng lĩnh vực. Điểm trung bình của mỗi lĩnh vực từ 4 đến 11,9 được xem là mức hỗ trợ thấp; từ 12 đến 20 được coi là hỗ trợ vừa phải; từ 20,1 đến 28 được coi là hỗ trợ cao. Điểm trung bình của toàn bộ thang đo MSPSS từ 12 đến 35,9 được coi là mức hỗ trợ thấp; Điểm từ 36 đến 60 được coi là mức hỗ trợ vừa phải; Và điểm số từ 60,1 đến 84 được coi là hỗ trợ[67].

2.8. Phương pháp phân tích số liệu

- Dữ liệu được nhập và phân tích bằng cách sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 16.0.

- Kết quả các biến số được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.

- Các số liệu thống kê mô tả được đo lường bằng tần số và tỷ lệ %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

- Xác định mối tương quan giữa các yếu tố liên quan và chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD bằng phân tích hệ số tương quan Pearson.

- Xác định mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố liên quan với chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD bằng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến Multiple Regression.

2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

- Đề cương được phê duyệt bởi hội đồng đạo đức Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trước khi tiến hành triển khai nghiên cứu.

- Trước khi tiến hành nghiên cứu được sự chấp nhận của phòng kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

- Quá trình thu thập số liệu không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh.

- Trước khi tiến hành nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích về mục tiêu và nội dung của nghiên cứu, đối tượng sẽ ký vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu, chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu.

- Người tham gia nghiên cứu là tự nguyện và có thể từ chối tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu.

- Trong lúc đánh giá người tham gia có thể đặt câu hỏi hoặc từ chối trả lời câu hỏi, hoặc dừng đánh giá ở bất kỳ thời điểm nào.

- Đây là nghiên cứu mô tả hoàn toàn không có hoạt động can thiệp trên đối tượng nghiên cứu.

- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ kín. Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu về BPTNMT.

2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang chỉ tại một thời điểm ngắn.

- Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp sai số do kỹ năng phỏng vấn.

2.10.2. Sai số

- Sai số nhớ lại: Đối tượng nghiên cứu có thể không nhớ chính xác.

- Sai số ngẫu nhiên: Do điều tra viên có thể giải thích chưa rõ câu hỏi, hoặc đối tượng nghiên cứu không hiểu rõ câu hỏi.

2.10.3. Biện pháp khắc phục sai số

+ Được tập huấn kỹ về kỹ năng giao tiếp và cách khai thác nội dung câu hỏi và phỏng vấn thử.

+ Được giải thích rõ ràng mục đích của nghiên cứu, các câu hỏi trong nghiên cứu.

+ Khi phỏng vấn: Có đủ thời gian phỏng vấn để điền đầy đủ bảng câu hỏi. + Sau mỗi buổi phỏng vấn, các bộ câu hỏi đều được kiểm tra xem có ghi chép đầy đủ, đúng quy định không, nếu có gì sai sót thì loại bỏ, sắp xếp theo thứ tự.

- Tiến hành điều tra thử một cách cẩn thận trước khi tiến hành thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)