* Phiếu thông tin người bệnh được phát triển bởi nghiên cứu viên (Phụ lục 02)
Bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, thu nhập và các dữ liệu lâm sàng bao gồm chẩn đoán, tiền sử bệnh, giai đoạn bệnh.
*Đánh giá chất lượng cuốc sống người người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào bộ công cụ WHOQOL-BREF (Phụ lục 03)
Nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF ( phiên bản tiếng việt dựa trên bộ câu hỏi WHOOQOL-100 của WHOđược dịch và áp dụng bởi Nguyễn Thanh Hương (2009). Với độ tin cậy là 0,93 và kiểm định trước sau độ tin cậy là 0,87[39].
Bộ công cụ này bao gồm 26 câu hỏi được đánh giá trên năm mức độ, trong đó (1) hoàn toàn không hài lòng, (2)không hài lòng, (3) không hài lòng cũng không không hài lòng, (4) hài lòng, và (5) rất hài lòng. Và điểm tổng của mỗi lĩnh vực sẽ được quy đổi theo thang điểm từ 0 - 100. WHOQOL-BREF gồm 2 câu hỏi tự đánh giá (câu 1, câu 2), các câu còn lại kiểm tra bốn lĩnh vực của chất lượng cuộc sống cụ thể làthể chất, tinh thần,mối quan hệ xã hội và môi trường.
Bảng 2.1. Các câu hỏi trong bốn lĩnh vực của bộ công cụ WHOQOL-BREF
Lĩnh vực Số câu hỏi Thứ tự các câu hỏi
Tinh thần 6 5, 6, 7, 11, 19, 26
Xã hội 3 20, 21, 22
Môi trường 8 8, 9, 12, 13, 14, 23, 24, 25
Bảng 2.2. Qui đổi điểm các câu hỏi
Mã số câu hỏi Câu trả lời Qui đổi điểm
5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 1 0 2 25 3 50 4 75 5 100 3, 4, 26 1 100 2 75 2 50 4 25 5 0 * Cách tính điểm
Điểm tổng chất lượng cuộc sống là điểm trung bình cộng của 4 lĩnh vực trên. Điểm số càng cao chất lượng cuộc sống càng tốt. Phân mức chất lượng cuộc sống thấp, trung bình và cao dựa trên điểm cắt phần trăm thứ 33 và 66 của khoảng giao động điểm chất lượng cuộc sống.
* Đánh giá chất lượng giấc ngủdựa vào bộ công cụ ISI (Phụ lục 04)
Thang đo ISI (Insomnia Severity Index)được phát triển bởi Morin (2003) [48]. Đã được dịch sang tiếng Việt theo đúng quy trình.Test thử trên 30 người bệnh với Cronbach’alpha là 0,8.Bộ công cụ này gồm 7 câu hỏi. Các câu hỏi đánh giá nhận thức của người bệnh về mức độ nặng của tình trạng mất ngủ, mức độ hài lòng với giấc ngủ, ảnh hưởng của mất ngủ đến hoạt động ban ngày, mức độ rõ ràng của tình trạng mất ngủ với người xung quanh, và các căng thẳng gây ra do tình tạng mất ngủ. Mỗi câu hỏi chia theo thang điểm likert các mức độ từ 0 - 4.
- Từ 0 - 7 điểm: không mất ngủ. - Từ 8 - 14 điểm: mất ngủ nhẹ. - Từ 15 - 21 điểm: mất ngủ vừa. - Từ 22 - 28: mất ngủ nặng.
*Đánh giá ho dựa vào bộ công cụ MCLCS (Phụ lục 05)
Thang đo MCLCS (Manchester Cough in Lung Cancer Scale)của Molassiotis và cộng sự (2012) đánh giá tình trạng ho của người bệnh trong một tuần gần đây[47]. Đã được dịch sang tiếng Việt theo đúng quy trình.Test thử trên 30 người bệnh với Cronbach’alpha là 0,78.Bộ câu hỏi gồm 10 câu hỏi Likert scale 5 mức độ, từ cầu 1 đến câu 9 chia 5 mức độ lần lượt là: không bao giờ, thỉnh thoảng, thường thường, hầu hết thời gian, mức độ 5 là tất cả thời gian. Câu hỏi số 10 gồm 5 mức độ lần lượt là: rất nhẹ, nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng[47].
*Đánh giá khó thở dựa vào bộ công cụ mMRC (Phụ lục 06)
Thang đo mMRC (modified Medical Research Council) được cải biên từ bộ công cụ MRCdo Hiệp hội nghiên cứu Y khoaAnh đề xuất năm 1999[40]. Đã được dịch sang tiếng Việt theo đúng quy trình và test thử trên 30 người bệnhvới Cronbach’alpha là 0,82. Gồm có 5 mức độ khó thở từ 1 đến 5. Bao gồm: Mức 1: Khó thở khi gắng sức mạnh. Mức 2: Khó thở khi đi nhanh hoặc lên dốc thấp. Mức 3: Khó thở hơn so với người cùng tuổi khi đi lên trên mặt bằng hoặc phải dừng lại để thở khi đi lên trên mặt bằng.Mức 4: Khó thở ngay khi đi bộ chậm trên mặt bằng, khoảng 100m. Mức 5:khó thở ngay trong các cử động nhẹ (ăn, nói, tắm rửa, thay quần áo).
* Đánh giá sự hỗ trợ xã hội dựa vào bộ công cụ MSPSS (Phụ lục 07)
Bộ công cụ MSPSS (The Multidimensional Scale of Perceived Social Support) được phát triển bởi Zimet và cộng sự (1988), được sử dụng để đo lường mức độ hỗ trợ nhận từ ba nguồn như gia đình, bạn bè và những người khác quan trọng. MSPSS được sử dụng trong nhiều bệnh mạn tính như suy tim, ung thư, ESRD, v.v…Độ tin
cậy nội bộ của bản tiếng Anh ban đầu của MSPSS đã được kiểm tra bởi Zimet và cộng sự (1988)[67], với hệ số Cronbach’alpha là 0,88 và độ tin cậy thử nghiệm lại với giá trị 0,85. Phiên bản MSPSS tiếng Việt đã được sử dụng để đo lường sự hỗ trợ xã hội của các người bệnh ESRD với độ tin cậy nội bộ chấp nhận được, với hệ số Cronbach’alpha là 0,80.
MSPSS bao gồm thang đo 12 mục, đánh giá theo thang điểm Likert 7 điểm, từ (1) rất không đồng ý với (7) rất đồng ý. MSPSS được chia thành 3 lĩnh vực như gia đình (4 câu hỏi), bạn bè (4 câu hỏi), và những người quan trọng khác(4 câu hỏi). Khoảng MSPSS từ 12 đến 84 điểm.
Đánh giá sự hỗ trợ xã hội dựa trên điểm tổng MPSS và điểm từng lĩnh vực. Điểm trung bình của mỗi lĩnh vực từ 4 đến 11,9 được xem là mức hỗ trợ thấp; từ 12 đến 20 được coi là hỗ trợ vừa phải; từ 20,1 đến 28 được coi là hỗ trợ cao. Điểm trung bình của toàn bộ thang đo MSPSS từ 12 đến 35,9 được coi là mức hỗ trợ thấp; Điểm từ 36 đến 60 được coi là mức hỗ trợ vừa phải; Và điểm số từ 60,1 đến 84 được coi là hỗ trợ[67].
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
- Dữ liệu được nhập và phân tích bằng cách sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 16.0.
- Kết quả các biến số được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
- Các số liệu thống kê mô tả được đo lường bằng tần số và tỷ lệ %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.
- Xác định mối tương quan giữa các yếu tố liên quan và chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD bằng phân tích hệ số tương quan Pearson.
- Xác định mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố liên quan với chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD bằng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến Multiple Regression.