Đặc điểm chất lượngcuộc sốngcủa đối tượngnghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 39)

3.2.1. Tự đánh giá về chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên

Tự đánh giá chất lượng cuộc sống Số người bệnh % Rất kém 3 3,3 Kém 35 38,5 Trung bình 48 52,7 Tốt 5 5,5 Rất tốt 0 0

Bảng 3.5 chỉ ra có 52,7% đối tượng nghiên cứu tự đánh giá về chất lượng cuộc sống của mình ở mức trung bình, 38,5% đối tượng tự đánh giá chất ở mức kém, 3,3 % tự đánh giá ở mức rất kém. Chỉ có 5,5% tự đánh giá ở mức tốt.

3.2.2.Mức độ hài lòng với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu(n =91) Bảng 3.6. Mức độ hài lòng với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Mức độ hài lòng về chất lượng cuộc sống Số người bệnh %

Không hài lòng 64 70,3

Trung bình ( phân vân ) 24 26,4

Hài lòng 3 3,3

Bảng 3.6 chỉ ra đối tượng nghiên cứu không hài lòng về chất lượng cuộc sống của mình chiếm tỉ lệ lớn (70,3%), Có 26,4% tự đánh giá ở mức độ trung bình, chỉ có 3,3% tự đánh giá là hài lòng với chất lượng cuộc sống.

3.2.3. Phân loại mức chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (n =91) Bảng 3.7.Phân loại mức chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Phân loại chất lượng cuộc sống Số người bệnh %

Thấp 4 4,4

Trung bình 87 95,6

Bảng 3.7 cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình chiếm 95,6%, có 4% đối tượng có chất lượng cuộc sống ở mức thấp và không có đối tượng nào ở mức cao.

3.2.4. Điểm chất lượng cuộc sốngcủa đối tượng nghiên cứu (n =91) Bảng 3.8. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Điểm chất lượng cuộc sống Mean ± SD Min ± Max

Thể chất 42,1 ± 8,5 25,0 ± 60,7

Tâm lý 40,3 ± 9,7 20,8 ± 62,5

Xã hội 52,0 ± 14,9 25,0 ± 75,0

Môi trường 44,1 ± 9,2 28,1 ± 78,1

Tổng điểm 42,9 ± 6,9 28,8 ± 66,3

Bảng 3.8 cho thấy tổng điểm chất lượng cuộc sống là 42,9 ± 6,9 điểm,trong các lĩnh vực của chất lượng cuộc sống thì xã hội có điểm số cao nhất (52,0 ± 14,9), tiếp theo là môi trường (44,1 ± 9,2), lĩnh vực thể chất (42,1 ± 8,5) và thấp nhất là tâm lý (40,3 ± 9,7). Những kết quả này cho thấy chất lượng cuộc sống ở lĩnh vực thể chất và tinh thần bị giảm nhiều hơn chất lượng sức khoẻ ở lĩnh vực xã hội và môi trường.

Biểu đồ 3.

Biểu đồ 3.3 cho thấy giai đoạn II (26,4%) của bệnh. IV.Như vậy, phần lớn mẫu nghi hưởng lên sức khỏe của ng

3.4. Đặc điểmmức độ ho Biểu đồ 3. Biểu đồ 3. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 GĐ I 16 17.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nhẹ 11 12.1

ểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo giai đoạn bệnh

ấy đa số đối tượng nghiên cứu ở giai đoạn III (45,1%) v ạn II (26,4%) của bệnh. Chỉ có 17,6% ở giai đoạn I và 11%

ần lớn mẫu nghiên cứu đang ở giai đoạn nặng và trung bình ức khỏe của người bệnh.

ức độ ho của đối tượng nghiên cứu (n = 91 )

ểu đồ 3.4.Phân bố người bệnh theo mức độ ho

GĐ II GĐ III GĐ IV 24 41 10 26.4 45.1 11.0 Trung bình Nặng 74 6 12.1 81.3 6.6

ời bệnh theo giai đoạn bệnh

ứu ở giai đoạn III (45,1%) và à 11% ở giai đoạn trung bình gây ảnh Tần số % Tần số %

Biểu đồ 3.4 cho thấy mức độ ho của đối tượngnghiên cứu ở mức độ trung bình với tỉ lệ là 81,2 % (1,94± 0,43).Mức độ nhẹ chiếm 12,1% và 6,6% ở mức độ nặng.Tự đánh giá mức độ ho thì mức độ trung bình cũng chiếm ti lệ nhiều nhất là 48,4% với điểm trung bình (3,0 ±0,8).

3.5. Đặc điểmmức độ khó thở của đối tượng nghiên cứu (n = 91)

Bảng 3.9. Đặc điểm mức độ khó thở của đối tượng nghiên cứu

Mức độ khó thở Số người bệnh Tỉ lệ

1. Khó thở khi gắng sức mạnh 10 11,0

2. Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi

lên dốc nhẹ 16 17,6

3. Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi cùng tốc độ với người cùng tuổi trên đường bằng

35 38,5

4. Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng

100m hay vài phút trên đường bằng 27 29,7

5. Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi

nhà, khi thay quần áo 3 3,3

Điểm trung bình Min - Max = 1 - 5; X = 2,97,SD = 1,027

Bảng 3.9 cho thấy mức độ khó thở của đối nghiên cứu có điểm trung bình là 2,97 ± 1,027 điểm. Phần lớn đối tượng nghiên cứu có mức độ khó thở ở mức 3 và 4 với tỉ lể lần lượt là 38,5% và 29,7%. Đối tượng nghiên cứu khó thở ở mức độ 1 là 11%, chỉ có 3,3 % khó thở ở mức độ 5.

3.6.Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n =91)

Bảng 3.10. Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu

Mức độ mất ngủ Số người bệnh Tỉ lệ (%) Không mất ngủ 5 5,5 Nhẹ 42 46,2 Vừa 43 47,3 Nặng 1 1,1 Min - Max = 5,0 - 23,0 X = 13,7, SD = 3,8

Bảng 3.10 cho thấy tổng điểm chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu ở mức mất ngủ nhẹ (X = 13,7, SD = 3,8). Số đối tượng nghiên cứu có chất lượng giấcngủ ở mức độ mất ngủ vừa là 47,3% và mức độ nhẹ là 46,2%. Chỉ có 1,1% là ở mức nặng.

3.7.Mức độ hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu (n =91)

Bảng 3.11. Mức độ hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu

Hỗ trợ xã hội Min - Max SD Mức độ

Tổng điểm hỗ trợ xã hội 45-68 57.8 4,6 Trung bình

Những người quan trọng 11-25 16,9 2,8 Trung bình

Gia đình 21-28 25,4 1,6 Cao

Bảng 3.11 cho thấy tổng điểm hỗ trợ xã hội ở mức trung bình (X = 57,8, SD =

4,6).Trong đó hỗ trợ từ gia đình ở mức độ cao (X = 25,4, SD = 1,6), hỗ trợ từ những người quan trọng ở mức độ trung bình (X = 16,9, SD = 2,8) và hỗ trợ từ bạn bè cũng ở mức độ trung bình (X = 15,4, SD = 2,0).

3.8.Mối tương quan giữa các yếu tố tuổi, thu nhập, giai đoạn bệnh, mức độ ho, mức độ khó thở, chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (n=91)

Bảng 3.12. Mối tương quan giữa một số yếu tốchất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Biến

Chất lượngcuộc sống

r p

Tuổi -0,238 <0,05

Thu nhập 0,353 <0,01

Giai đoạn bệnh theo GOLD -0,316 <0,01

Ho -0,318 <0,01

Khó thở -0,617 <0,01

Chất lượng giấc ngủ -0,469 <0,01

Hỗ trợ xã hội 0,409 <0,01

Bảng 3.12 cho thấy chất lượng cuộc sống là có ý nghĩa quan trọng và có mối tương quan cao với khó thở (r = -0,617, p < 0,01), mối tương quantrung bình với các yếu tố: thu nhập (r = 0,353, p < 0,01), giai đoạn bệnh(r = -0,316, p < 0,01), ho (r = -0,318, p < 0,01), chất lượng giấc ngủ (r = -0,469, p < 0,01) và hỗ trợ xã hội (r = 0,409, p < 0,01). Có mối tương quan nhẹ với tuổi (r = -0,238, p < 0,05).

3.9. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố tuổi, thu nhập, giai đoạn bệnh, mức độ ho, mức độ khó thở, chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (n=91)

Bảng 3.13. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Biến R2 α B SE Beta

Tuổi

0,538 41,736

-1,176 0,738 -0,134

Thu nhập 1,202* 0,573 0,179*

Giai đoạn bệnh theo GOLD -0,268 0,684 -0,035

Ho -0,45 0,122 -0,32

Khó thở -2,916*** 0,654 -0,430***

Chất lượng giấc ngủ -0,373 0,159 -0,204

Hỗ trợ xã hội 0,270* 0,125 0,177*

* p<0,05, ** p< 0,01, *** p<0,001.

Bảng 3.13 cho thấy các yếu tố tuổi, thu nhập, giai đoạn bệnh, ho, khó thở, chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ xã hội có thể dự đoán được 53,8 % chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD với (R2 = 0,538, F(7, 83) = 13,79, p < 0,001). Mức dựđoán tốt nhất về chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD là khó thở (β= -0,430,p<0,001).

Phương trình hồi quy tuyến tính

Chất lượng cuộc sống = 41,736- 1,176 (tuổi) + 1,202 (thu nhập) -0,268(giai đoạn bệnh) -0,45(ho) -2,916(khó thở) - 0,373 (giấc ngủ) + 0,270 (hỗ trợ xã hội), hoặc ZCLCS = - 0,134 (Ztuổi) +0,179(Zthu nhập) -0,035(ZGiai đoạn bệnh) - 0.32 (Zho)- 0,430 (Z khó thở)-0,204(Z Giấc ngủ) + 0,177 (Z Hỗ trợ xã hội).

Dựa vào mô hình hồi quy cho thấy tăng 1 một điểm tuổi sẽ giảm 1,176 điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD. Tăng 1 điểm giai đoạn bệnh gây giảm 0,268 điểm chất lượng cuộc sống, ho tăng một đểm gây giảm 0,45 điểm chất

sống và mức độ mất ngủ tăng 1 điểm gây giảm 0,373 điểm chất lượng cuộc sống.Bên cạnh đó nếu thu nhập tăng 1 điểm sẽ tăng 1,202 điểm chất lượng cuộc sống và hỗ trợ xã hội tăng 1 điểm sẽ tăng 0,270 điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD.

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu

Dựa vào kết quả từ biểu đồ 3.2 đã chỉ ranghiên cứu có 72 đối tượng là nam chiếm 79,1% và 19 đối tượng là nữ chiếm 20,9 %. Tỉ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu trong nước như Nguyễn Trần Tố Trân (2014) tỉ lệ nam là 93,8%[16], nghiên cứu của Tạ Hữu Duy (2011) tỉ lệ nam chiếm tuyệt đối là 100%[4], theo Thái Thị Thùy Linh (2012) tỉ lệ này cũng là 100%[7]. Nguyễn Thị Thu Hà, Đỗ Quyết (2011) tỉ lệ nam mắc bệnh là 92,1%[5]. Nghiên cứu của Đinh Ngọc Sĩ, Nguyễn Viết Nhung (2010) tỉ lệ nam/nữ là 3,4/1,1[12]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu nước ngoài cũng có những kết quả chỉ ra tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nam giới cao hơn nữ giới. Theo Ahmed (2016) tỉ lệ nam là 86,4% [20], Benzo (2016) tỉ lệ này là 79,5%[24]...Với đặc điểm tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nam cao hơn nữ cũng phù hợp với nhiều Y văn đã nêu[3],[18],[35]và một trong những lý do dẫn đến sự khác biệt này đã được giải thích là tỷ lệ hút thuốc lá ở nam cao hơn hơn ở nữ[40]…Như vậy, kết quả này cho thấy trong công tác tiếp cận cũng như chăm sóc người BPTNMT điều dưỡng viên cần chú trọng với đối tượng nam giới, vì tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ hơn, tỉ lệ mắc cao hơn, cũng có thể nghiêm trọng hơn so với nữ giới. Hơn nữa, trong xã hội hiện nay nam giới thường vẫn là người lao động chính trong gia đình, vì vậy việc nâng cao chất lượng cuộc sống ở đối tượng nam giới là rất quan trọng. Bên cạnh đó, đối với công tác giáo dục sức khỏe cần đẩy mạnhtuyên truyền với đối tượng nam giới về tác hại của thuốc lá để giảm tỉ lệ mắc bệnh.Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc quản lý ngoại trú với các đối tượng đã mắc bệnh để kiểm soát và nâng cao chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD.

4.1.2. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu

đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trần Tố Trân (2014) là 70,1 ± 7,5[16], gần tương đương với kết quả nghiên cứu của Tạ Hữu Duy (2011) là 67,9 ± 8,8[4]. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 49,5% đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi từ 61 đến 70 và có tổng số là 92,3% ở độ tuổi trên 60 là độ tuổi nghỉ hưu và tuổi già. Các nghiên cứu ngoài nước cũng cho kết quả tương ứng, theo Martin (2008) nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD ngoại trú thấy độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 67,8 ± 9,8. Trong đó 80,3% tổng số đối tượng có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Đặc điểm về độ tuổi của nghiên cứu cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu và y văn cho rằng độ tuổi mắc BPTNMT thường trên 40 tuổi [6],[12],[15]. Chứng tỏ tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh cao hơn và những lý do đã được nhắc tới như: tuổi già làm giảm sức đề kháng, khoảng thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh nhiều hơn.Bên cạnh đó, theo nghiên cứu củaPeruzza (2008) về chất lượng cuộc sống ở người già mắc COPD đã chỉ ra ở đối tượng người già chất lượng cuộc sống bị suy giảm nhiều hơn, trong đó sự suy giảm về hoạt động hàng ngày và tâm lý là nhiều nhất[56].

Do vậy, qua kết quả của nghiên cứu này chúng tôi thấy rằng đối tượng nghiên cứu là những người bệnh cao tuổi vậy càng cần hơn những sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Vì có thể yếu tố tuổi già kéo theo trí nhớ suy giảm, tâm lý phức tạp, khả năng tự chăm sóc kém, người bệnh có thể quên thuốc, hay lo lắng bi quan có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn và khó kiểm soát hơn.Mà đặc biệt hơn là đối tượng điều trị ngoại trú sẽ có sự phụ thuộc lớn vào bản thân và gia đình không có sự chăm sóc hàng ngày từ cán bộ y tế như khi điều trị nội trú.

4.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu

Theo kết quả từ bảng 3.2của nghiên cứucho thấy nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu chiếm phần lớn là hưu trí (29,7%) và nghề nghiệp khác (tuổi già) là 25,3 %. Điều này hoàn toàn phù hợp với độ tuổi mắc bệnh của người nghiên cứu. Bên cạnh đó các nhóm nghề nghiệp lao động chân tay như nông dân (25,3%), công nhân (3,3%) và tự do (14,2 %) nhiều hơn lao động trí óc công chức/viên chức (2.2%). Kết quả cũng phù hợp với các nghiên cứu trước, theo Tạ Hữu Duy (2011) lao động

chân tay chiếm tỉ lệ cao nhất là 52% chỉ có 18% là lao động trí óc[4]. Đặc điểm này phù hợp với nghiên cứu của Trương Thị Kim Nga, Ngô Quý Châu (2006)[10] lao động chân tay chiếm 50,6% và Nguyễn Ngọc Phương Thư, Lê Tuyết Lan là 43,2%[8].

Theo nhiều y văn và nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm môi trường lao động công nghiệp và khói bụi, trong điều trị và chăm sóc có thể phải thay đổi môi trường làm việc để thay đổi môi trường làm việc để giảm tiến triển của bệnh.Tuy rằng trong nghiên cứu này đa số đối tượng đã trong độ tuổi hưu trí nhưng từ những sự tương đồng giữa các nghiên cứu cho thấy việc quan tâm trong chăm sóc người bệnh ở những đối tượng lao động chân tay và có môi trường sống và làm việc nhiều khói bụi là cần thiết. Vì có thể những đối tượng này là những đối tượng có tình trạng bệnh nặng và khó kiểm soát được tiến triển của bệnh hơn.

4.1.4. Trình độ văn hóa

Kết quả từ bảng 3.2 của nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu có mức trình độ văn hóa là thấp trong đó hoàn thành giáo dục trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất (37,4%), thứ hai là tiểu học chiếm 22% và có đến 17,6% là thất học. Đặc điểm này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, như theo Nguyễn Ngọc Phương Thư (2006) trình độ văn hóa của đối tượng ở mức thấp và có mối tương quan nghịch với tần suất bệnh PTNMT[8], TheoBalcells (2010) đối tượng nghiên cứu mắc COPD có trình độ văn hóa từ tiểu học trở xuống chiếm 41,2%[22], theo Schure (2016) nhóm có chất lượng cuộc sống thấp trình độ văn hóa từ trung học phổ thông trở xuống chiếm 52,3%[59], cũng như vậy kết quả nghiên cứu của Pandolfi (2015) có 42% đối tượng nghiên cứu có trình độ văn hóa tiểu học trở xuống[54]. Kết quả này cũng phù hợp với độ tuổi của đối tượng nghiên cứu trưởng thành trong thời kỳ xã hội nước ta giáo dục còn chưa phát triển do vậy trình độ văn hóa thấp hơn so với những năm gần đây.

Với trình độ học vấn ở mức trung bình và thấp cũng là một yếu tố có thể dẫn tới việc thiếu kiến thức về bệnh như các yếu tố gây bệnh, tiến triển và hậu quả của

bệnh. Đặc biệt là ý thức tự quản lý bệnh khi điều trị ngoại trú như không dùng thuốc theo đơn, dùng sai cách… sẽ khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Do đó, trong công tác điều dưỡng cần có sự quan tâm tới những đối tượng có trình độ văn hóa thấp vì đó có thể là nhóm có CLCS thấp hơn.

4.1.4. Đặc điểm tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

Theo kết quả từ bảng 3.3 chỉ ra phần lớn đối tượng nghiên cứu ở tình trạng hôn nhân là kết hôn, đang sống chung với vợ hoặc với con cái (80,2%). Kết quả này cũng tương đương với các nghiên cứu khác như theo Balcells (2010) tỉ lệ người bệnh kết hôn là 80,7%[21], theo Gruenberge (2017) tỉ lệ người bệnh kết hôn và sống với người thân là 60,7%[35]. Ngoài ra kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 16,5% là mất vợ hoặc chồng, kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Schure (2016) là 20,5%[54].

Đặc điểm tình trạng hôn nhân ở người già nói chung và người bệnh COPD nói riêng có thể ảnh hướng tới tâm lý tình cảm cũng như thể chất của người bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người trong tình trạng kết hôn và sống với người thân có tinh thần tốt hơn, được chăm sóc tốt hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn ở những người sống độc thân, ly hôn. Bên cạnh đó người bệnh còn có sự chăm sóc và hỗ trợ từ những người thân trong gia đình rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh[28],[30].

4.1.5. Đặc điểm thu nhập cá nhân của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4 cho kết quả tổng thu nhập trung bình trên một tháng của đối tượng nghiên cứu là X = 3.393626,3 (SD =2134817,4).Nhóm có tỷ lệ cao đó là nhóm thu nhập bình quân từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (44%). Đây là nhóm hưu trí có thu nhập cao từ lương hưu là chủ yếu. Bên cạnh đó nhập dưới 1.500.000 đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)