Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 34)

- Đề cương được phê duyệt bởi hội đồng đạo đức Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trước khi tiến hành triển khai nghiên cứu.

- Trước khi tiến hành nghiên cứu được sự chấp nhận của phòng kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

- Quá trình thu thập số liệu không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh.

- Trước khi tiến hành nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích về mục tiêu và nội dung của nghiên cứu, đối tượng sẽ ký vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu, chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượng nghiên cứu.

- Người tham gia nghiên cứu là tự nguyện và có thể từ chối tham gia hoặc rút khỏi nghiên cứu.

- Trong lúc đánh giá người tham gia có thể đặt câu hỏi hoặc từ chối trả lời câu hỏi, hoặc dừng đánh giá ở bất kỳ thời điểm nào.

- Đây là nghiên cứu mô tả hoàn toàn không có hoạt động can thiệp trên đối tượng nghiên cứu.

- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ kín. Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

- Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu về BPTNMT.

2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

2.10.1. Hạn chế của nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang chỉ tại một thời điểm ngắn.

- Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp sai số do kỹ năng phỏng vấn.

2.10.2. Sai số

- Sai số nhớ lại: Đối tượng nghiên cứu có thể không nhớ chính xác.

- Sai số ngẫu nhiên: Do điều tra viên có thể giải thích chưa rõ câu hỏi, hoặc đối tượng nghiên cứu không hiểu rõ câu hỏi.

2.10.3. Biện pháp khắc phục sai số

+ Được tập huấn kỹ về kỹ năng giao tiếp và cách khai thác nội dung câu hỏi và phỏng vấn thử.

+ Được giải thích rõ ràng mục đích của nghiên cứu, các câu hỏi trong nghiên cứu.

+ Khi phỏng vấn: Có đủ thời gian phỏng vấn để điền đầy đủ bảng câu hỏi. + Sau mỗi buổi phỏng vấn, các bộ câu hỏi đều được kiểm tra xem có ghi chép đầy đủ, đúng quy định không, nếu có gì sai sót thì loại bỏ, sắp xếp theo thứ tự.

- Tiến hành điều tra thử một cách cẩn thận trước khi tiến hành thu thập số liệu. Những phiếu đánh giá ban đầu sẽ được nghiên cứu đánh giá mẫu. Nghiên cứu sẽ được thử nghiệm trên 30 người bệnh COPD (không thuộc mẫu nghiên cứu) đúng với tiêu chuẩn chọn mẫu trước khi tiến hành nghiên cứu để điều chỉnh sai sót trong bộ câu hỏi.

- Đối với đối tượng được phỏng vấn: được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn để đối tượng hiểu rõ và chấp nhận hợp tác.

Chương3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ

Biểu đồ 3.1 cho thấy đối t Cao nhất là 87 tuổi, thấp nhất l

đến 70 tuổi (49,5%) và độ tuổi từ 60 trở xuống thấp nhất l

3.1.2. Đặc điểm giới của đối t

Biểu đồ 3.

Biểu đồ 3.2 cho thấy tỉ lệ nam giới

3.1.3. Đặc điểmnghề nghiệp Bảng 3.1. Đặc Nghề nghiệp 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 ≤ 60 7 7.7

ểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo tuổi

ấy đối tượng nghiên có độ tuổi trung bình là

ổi, thấp nhất là 52 tuổi. Phần lớn đối tượng nằm ở độ tuổi từ 61 ộ tuổi từ 60 trở xuống thấp nhất là 7,7 %.

ủa đối tượng nghiên cứu (n = 91)

ểu đồ 3.2. Phân bố người bệnh theo giới

ấy tỉ lệ nam giới (79,1%) mắc bệnh cao hơn nữ giới (20,9%)

ề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 91) ặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên c

Số người bệnh Tỉ lệ 61 - 70 71 - 80 > 80 45 29 10 49.5 31.9 11.0 79.1 20.9 ình là70,3 ± 7,7 tuổi. ợng nằm ở độ tuổi từ 61 ữ giới (20,9%). ên cứu Tỉ lệ (%) Tần số % Nam Nữ

Tự do 13 14,2 Công nhân 3 3,3 Nông dân 23 25,3 Công chức/ Viên chức 2 2,2 Hưu trí 27 29,7 Nghề nghiệp khác 23 25,3

Bảng 3.1 cho thấychủ yếu các đối tượng nghiên cứu đã nghỉ hưu (29,7%) và tuổi già (25,3%) không có khả năng lao động. Các đối tượng có khả năng lao động thì thành phần chính là nông dân (25,3%).

3.1.4. Đặc điểm trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu (n =91) Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu

Trình độ văn hóa Số người bệnh Tỉ lệ (%)

Thất học 16 17,6

Cấp 1 20 22,0

Cấp 2 34 37,4

Cấp 3 12 13,1

Cao đẳng/Trung cấp 9 9,9

Đại học/Sau đại học 0 0

Bảng 3.2 cho thấy có 37,4% số đối tượng nghiên cứu hoàn thành giáo dục chính qui là cấp 2, 22,0% là cấp 1, có 17,6% đối tượng nghiên cứu thất học, chỉ có 9,9% học cao đẳng/trung cấp và không có đối tượng nào học đại học/sau đại học.

3.1.5. Đặc điểmtình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n =91)

Bảng 3.3. Đặc điểmtình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu

Độc thân 0 0

Kết hôn 73 80,2

Mất vợ/chồng 15 16,5

Ly hôn 3 3,3

Bảng 3.3 cho thấy hầu hết đối tượng nghiên cứu đang sống chung với gia đình (80,2%), 19,8% đối tượng nghiên cứu đã mất vợ (chồng) và ly hôn. Không có đối tượng nào sống độc thân.

3.1.6. Đặc điểmthu nhập cá nhân của đổi tượng nghiên cứu (n = 91)

Bảng 3.4. Đặc điểmthu nhập cá nhân của đối tượng nghiên cứu

Thu nhập bình quân/ tháng Số người bệnh Tỉ lệ (%)

< 1 500 000 vnđ 24 26,4

Từ 1 500 000 - < 3 000 000 vnđ 14 15,4

Từ 3 000 000 - < 5 000 000 vnđ 40 44,0

≥ 5 000 000 vnđ 13 14,2

X = 3 393626,3; SD = 2134817,4

Bảng 3.4 cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu (44,0%) có mức thu nhập từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng một tháng. Thu nhập mức dưới 1.500.000 một tháng chiếm 26,4%, ở mức từ1 500 000 - < 3 000 000 là 15,4%.Chỉ có 14,3% đối tượng nghiên cứu thu nhập bình quân một tháng là từ 5.000.000 đồng trở lên.

3.2. Đặc điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (n= 91)

3.2.1. Tự đánh giá về chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên

Tự đánh giá chất lượng cuộc sống Số người bệnh % Rất kém 3 3,3 Kém 35 38,5 Trung bình 48 52,7 Tốt 5 5,5 Rất tốt 0 0

Bảng 3.5 chỉ ra có 52,7% đối tượng nghiên cứu tự đánh giá về chất lượng cuộc sống của mình ở mức trung bình, 38,5% đối tượng tự đánh giá chất ở mức kém, 3,3 % tự đánh giá ở mức rất kém. Chỉ có 5,5% tự đánh giá ở mức tốt.

3.2.2.Mức độ hài lòng với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu(n =91) Bảng 3.6. Mức độ hài lòng với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Mức độ hài lòng về chất lượng cuộc sống Số người bệnh %

Không hài lòng 64 70,3

Trung bình ( phân vân ) 24 26,4

Hài lòng 3 3,3

Bảng 3.6 chỉ ra đối tượng nghiên cứu không hài lòng về chất lượng cuộc sống của mình chiếm tỉ lệ lớn (70,3%), Có 26,4% tự đánh giá ở mức độ trung bình, chỉ có 3,3% tự đánh giá là hài lòng với chất lượng cuộc sống.

3.2.3. Phân loại mức chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (n =91) Bảng 3.7.Phân loại mức chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Phân loại chất lượng cuộc sống Số người bệnh %

Thấp 4 4,4

Trung bình 87 95,6

Bảng 3.7 cho thấy phần lớn đối tượng nghiên cứu có chất lượng cuộc sống ở mức trung bình chiếm 95,6%, có 4% đối tượng có chất lượng cuộc sống ở mức thấp và không có đối tượng nào ở mức cao.

3.2.4. Điểm chất lượng cuộc sốngcủa đối tượng nghiên cứu (n =91) Bảng 3.8. Điểm chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Điểm chất lượng cuộc sống Mean ± SD Min ± Max

Thể chất 42,1 ± 8,5 25,0 ± 60,7

Tâm lý 40,3 ± 9,7 20,8 ± 62,5

Xã hội 52,0 ± 14,9 25,0 ± 75,0

Môi trường 44,1 ± 9,2 28,1 ± 78,1

Tổng điểm 42,9 ± 6,9 28,8 ± 66,3

Bảng 3.8 cho thấy tổng điểm chất lượng cuộc sống là 42,9 ± 6,9 điểm,trong các lĩnh vực của chất lượng cuộc sống thì xã hội có điểm số cao nhất (52,0 ± 14,9), tiếp theo là môi trường (44,1 ± 9,2), lĩnh vực thể chất (42,1 ± 8,5) và thấp nhất là tâm lý (40,3 ± 9,7). Những kết quả này cho thấy chất lượng cuộc sống ở lĩnh vực thể chất và tinh thần bị giảm nhiều hơn chất lượng sức khoẻ ở lĩnh vực xã hội và môi trường.

Biểu đồ 3.

Biểu đồ 3.3 cho thấy giai đoạn II (26,4%) của bệnh. IV.Như vậy, phần lớn mẫu nghi hưởng lên sức khỏe của ng

3.4. Đặc điểmmức độ ho Biểu đồ 3. Biểu đồ 3. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 GĐ I 16 17.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nhẹ 11 12.1

ểu đồ 3.3. Phân bố người bệnh theo giai đoạn bệnh

ấy đa số đối tượng nghiên cứu ở giai đoạn III (45,1%) v ạn II (26,4%) của bệnh. Chỉ có 17,6% ở giai đoạn I và 11%

ần lớn mẫu nghiên cứu đang ở giai đoạn nặng và trung bình ức khỏe của người bệnh.

ức độ ho của đối tượng nghiên cứu (n = 91 )

ểu đồ 3.4.Phân bố người bệnh theo mức độ ho

GĐ II GĐ III GĐ IV 24 41 10 26.4 45.1 11.0 Trung bình Nặng 74 6 12.1 81.3 6.6

ời bệnh theo giai đoạn bệnh

ứu ở giai đoạn III (45,1%) và à 11% ở giai đoạn trung bình gây ảnh Tần số % Tần số %

Biểu đồ 3.4 cho thấy mức độ ho của đối tượngnghiên cứu ở mức độ trung bình với tỉ lệ là 81,2 % (1,94± 0,43).Mức độ nhẹ chiếm 12,1% và 6,6% ở mức độ nặng.Tự đánh giá mức độ ho thì mức độ trung bình cũng chiếm ti lệ nhiều nhất là 48,4% với điểm trung bình (3,0 ±0,8).

3.5. Đặc điểmmức độ khó thở của đối tượng nghiên cứu (n = 91)

Bảng 3.9. Đặc điểm mức độ khó thở của đối tượng nghiên cứu

Mức độ khó thở Số người bệnh Tỉ lệ

1. Khó thở khi gắng sức mạnh 10 11,0

2. Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi

lên dốc nhẹ 16 17,6

3. Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi cùng tốc độ với người cùng tuổi trên đường bằng

35 38,5

4. Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng

100m hay vài phút trên đường bằng 27 29,7

5. Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi

nhà, khi thay quần áo 3 3,3

Điểm trung bình Min - Max = 1 - 5; X = 2,97,SD = 1,027

Bảng 3.9 cho thấy mức độ khó thở của đối nghiên cứu có điểm trung bình là 2,97 ± 1,027 điểm. Phần lớn đối tượng nghiên cứu có mức độ khó thở ở mức 3 và 4 với tỉ lể lần lượt là 38,5% và 29,7%. Đối tượng nghiên cứu khó thở ở mức độ 1 là 11%, chỉ có 3,3 % khó thở ở mức độ 5.

3.6.Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu (n =91)

Bảng 3.10. Chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu

Mức độ mất ngủ Số người bệnh Tỉ lệ (%) Không mất ngủ 5 5,5 Nhẹ 42 46,2 Vừa 43 47,3 Nặng 1 1,1 Min - Max = 5,0 - 23,0 X = 13,7, SD = 3,8

Bảng 3.10 cho thấy tổng điểm chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu ở mức mất ngủ nhẹ (X = 13,7, SD = 3,8). Số đối tượng nghiên cứu có chất lượng giấcngủ ở mức độ mất ngủ vừa là 47,3% và mức độ nhẹ là 46,2%. Chỉ có 1,1% là ở mức nặng.

3.7.Mức độ hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu (n =91)

Bảng 3.11. Mức độ hỗ trợ xã hội của đối tượng nghiên cứu

Hỗ trợ xã hội Min - Max SD Mức độ

Tổng điểm hỗ trợ xã hội 45-68 57.8 4,6 Trung bình

Những người quan trọng 11-25 16,9 2,8 Trung bình

Gia đình 21-28 25,4 1,6 Cao

Bảng 3.11 cho thấy tổng điểm hỗ trợ xã hội ở mức trung bình (X = 57,8, SD =

4,6).Trong đó hỗ trợ từ gia đình ở mức độ cao (X = 25,4, SD = 1,6), hỗ trợ từ những người quan trọng ở mức độ trung bình (X = 16,9, SD = 2,8) và hỗ trợ từ bạn bè cũng ở mức độ trung bình (X = 15,4, SD = 2,0).

3.8.Mối tương quan giữa các yếu tố tuổi, thu nhập, giai đoạn bệnh, mức độ ho, mức độ khó thở, chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (n=91)

Bảng 3.12. Mối tương quan giữa một số yếu tốchất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Biến

Chất lượngcuộc sống

r p

Tuổi -0,238 <0,05

Thu nhập 0,353 <0,01

Giai đoạn bệnh theo GOLD -0,316 <0,01

Ho -0,318 <0,01

Khó thở -0,617 <0,01

Chất lượng giấc ngủ -0,469 <0,01

Hỗ trợ xã hội 0,409 <0,01

Bảng 3.12 cho thấy chất lượng cuộc sống là có ý nghĩa quan trọng và có mối tương quan cao với khó thở (r = -0,617, p < 0,01), mối tương quantrung bình với các yếu tố: thu nhập (r = 0,353, p < 0,01), giai đoạn bệnh(r = -0,316, p < 0,01), ho (r = -0,318, p < 0,01), chất lượng giấc ngủ (r = -0,469, p < 0,01) và hỗ trợ xã hội (r = 0,409, p < 0,01). Có mối tương quan nhẹ với tuổi (r = -0,238, p < 0,05).

3.9. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố tuổi, thu nhập, giai đoạn bệnh, mức độ ho, mức độ khó thở, chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu (n=91)

Bảng 3.13. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố với chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu

Biến R2 α B SE Beta

Tuổi

0,538 41,736

-1,176 0,738 -0,134

Thu nhập 1,202* 0,573 0,179*

Giai đoạn bệnh theo GOLD -0,268 0,684 -0,035

Ho -0,45 0,122 -0,32

Khó thở -2,916*** 0,654 -0,430***

Chất lượng giấc ngủ -0,373 0,159 -0,204

Hỗ trợ xã hội 0,270* 0,125 0,177*

* p<0,05, ** p< 0,01, *** p<0,001.

Bảng 3.13 cho thấy các yếu tố tuổi, thu nhập, giai đoạn bệnh, ho, khó thở, chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ xã hội có thể dự đoán được 53,8 % chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD với (R2 = 0,538, F(7, 83) = 13,79, p < 0,001). Mức dựđoán tốt nhất về chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD là khó thở (β= -0,430,p<0,001).

Phương trình hồi quy tuyến tính

Chất lượng cuộc sống = 41,736- 1,176 (tuổi) + 1,202 (thu nhập) -0,268(giai đoạn bệnh) -0,45(ho) -2,916(khó thở) - 0,373 (giấc ngủ) + 0,270 (hỗ trợ xã hội), hoặc ZCLCS = - 0,134 (Ztuổi) +0,179(Zthu nhập) -0,035(ZGiai đoạn bệnh) - 0.32 (Zho)- 0,430 (Z khó thở)-0,204(Z Giấc ngủ) + 0,177 (Z Hỗ trợ xã hội).

Dựa vào mô hình hồi quy cho thấy tăng 1 một điểm tuổi sẽ giảm 1,176 điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD. Tăng 1 điểm giai đoạn bệnh gây giảm 0,268 điểm chất lượng cuộc sống, ho tăng một đểm gây giảm 0,45 điểm chất

sống và mức độ mất ngủ tăng 1 điểm gây giảm 0,373 điểm chất lượng cuộc sống.Bên cạnh đó nếu thu nhập tăng 1 điểm sẽ tăng 1,202 điểm chất lượng cuộc sống và hỗ trợ xã hội tăng 1 điểm sẽ tăng 0,270 điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh COPD.

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu

Dựa vào kết quả từ biểu đồ 3.2 đã chỉ ranghiên cứu có 72 đối tượng là nam chiếm 79,1% và 19 đối tượng là nữ chiếm 20,9 %. Tỉ lệ này thấp hơn so với các nghiên cứu trong nước như Nguyễn Trần Tố Trân (2014) tỉ lệ nam là 93,8%[16], nghiên cứu của Tạ Hữu Duy (2011) tỉ lệ nam chiếm tuyệt đối là 100%[4], theo Thái Thị Thùy Linh (2012) tỉ lệ này cũng là 100%[7]. Nguyễn Thị Thu Hà, Đỗ Quyết (2011) tỉ lệ nam mắc bệnh là 92,1%[5]. Nghiên cứu của Đinh Ngọc Sĩ, Nguyễn Viết Nhung (2010) tỉ lệ nam/nữ là 3,4/1,1[12]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu nước ngoài cũng có những kết quả chỉ ra tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nam giới cao hơn nữ giới. Theo Ahmed (2016) tỉ lệ nam là 86,4% [20], Benzo (2016) tỉ lệ này là 79,5%[24]...Với đặc điểm tỉ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở nam cao hơn nữ cũng phù hợp với nhiều Y văn đã nêu[3],[18],[35]và một trong những lý do dẫn đến sự khác biệt này đã được giải thích là tỷ lệ hút thuốc lá ở nam cao hơn hơn ở nữ[40]…Như vậy, kết quả này cho thấy trong công tác tiếp cận cũng như chăm sóc người BPTNMT điều dưỡng viên cần chú trọng với đối tượng nam giới, vì tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ hơn, tỉ lệ mắc cao hơn, cũng có thể nghiêm trọng hơn so với nữ giới. Hơn nữa, trong xã hội hiện nay nam giới thường vẫn là người lao động chính trong gia đình, vì vậy việc nâng cao chất lượng cuộc sống ở đối tượng nam giới là rất quan trọng. Bên cạnh đó, đối với công tác giáo dục sức khỏe cần đẩy mạnhtuyên truyền với đối tượng nam giới về tác hại của thuốc lá để giảm tỉ lệ mắc bệnh.Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc quản lý ngoại trú với các đối tượng đã mắc bệnh để kiểm soát và nâng cao chất lượng cuộc sống ở người bệnh COPD.

4.1.2. Đặc điểm tuổi của đối tượng nghiên cứu

đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trần Tố Trân (2014) là 70,1 ± 7,5[16], gần tương đương với kết quả nghiên cứu của Tạ Hữu Duy (2011) là 67,9 ± 8,8[4]. Trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có 49,5% đối tượng nghiên cứu ở độ tuổi từ 61

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cuộc sống ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2017 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)