Khái quát công tác xây dựng đội ngũcán bộ chủ chốt ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định trước năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 35)

An Nhơn, tỉnh Bình Định trước năm 2011

Với quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế ở địa phương và thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 20/06/1988 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về Một số vấn đề

cấp bách về xây dựng Đảng, Huyện ủy coi trọng công tác quy hoạch và công

tác bổ nhiệm cán bộ. Tất cả các khâu như lựa chọn, xây dựng đề án công tác cán bộ, từ nhận xét, đánh giá đến đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đều thực hiện theo hướng dân chủ tập thể. Đồng thời, từ năm 1989, Huyện ủy tiến hành điều động, sắp xếp và phân công lại nhiệm vụ trong Ban Thường vụ nhằm phát huy sở trường của từng đồng chí lãnh đạo cốt cán, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo.

Việc bổ nhiệm cán bộ cũng đổi mới, dựa việc để chọn người. Đối với các đơn vị kinh tế, khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo dựa vào đề án phát triển doanh nghiệp và lấy phiếu tín nhiệm của tập thể cán bộ, nhân viên đơn vị1. Thực hiện chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tăng cường đào tạo tại chỗ và đưa đi đào tạo nâng cao trình độ, huyện mạnh dạn đề bạt, giao nhiệm vụ cho nhiều cán bộ trẻ đảm nhiệm những vị trí quan trọng, cử nhiều lượt cán bộ tham gia các lớp học quản lý kinh tế, hành chính, luật,... và có chính sách hỗ trợ kịp thời cho họ. Riêng năm 1989, huyện đề bạt, giao nhiệm vụ cho 150 cán bộ trẻ có năng lực khoa học - kỹ thuật. Với cách làm và kết quả như trên, An Nhơn được xem là một trong những huyện làm tốt công tác cán bộ [1; tr.147].

Ngày 31/7/2001, Huyện ủy ban hành Kế hoạch đánh giá, bổ nhiệm lại

đội ngũ cán bộ lãnh đạo của huyện. Ngày 14/8/2002, Huyện ủy xây dựng và

triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Kế hoạch của

1 Trong năm 1986, cấp huyện bổ sung 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch; cấp xã, thị trấn bổ sung 4 Chủ tịch, 5 Phó Chủ tịch, 1 Ủy viên thư ký, 8 thành viên khác; đề bạt, bổ nhiệm 54 đồng chí giữ chức vụ trưởng, phó phòng Chủ tịch, 1 Ủy viên thư ký, 8 thành viên khác; đề bạt, bổ nhiệm 54 đồng chí giữ chức vụ trưởng, phó phòng ban, công ty, xí nghiệp, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

Tỉnh ủy Bình Định về Luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý. Mục đích của kế hoạch là nhằm tạo môi trường để cho cán bộ rèn luyện, thử thách, phấn đấu; từng bước sắp xếp, bố trí lại hợp lý nhằm nâng cao chất lượng công tác của cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp. Cùng ngày, Huyện ủy cũng đề xuất

Kế hoạch bổ sung quy hoạch cán bộ nhằm xây dựng, đào tạo, nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ dự nguồn trên địa bàn trong 10 năm 2001 - 2010. Trên cơ sở đó, ngày 15/11/2002, Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch thực hiện việc bổ sung quy hoạch cán bộ Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Thường vụ, Trưởng các ban Đảng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Công an, Quân sự huyện. Ngày 24/3/2003, Huyện ủy triển khai Kế hoạch thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) Nghị quyết Trung ương 3 và 7 (khóa VIII) về Công tác tổ chức vàcán bộ. Ngày

07/8/2003, Huyện ủy triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện cũng có những bước chuyển biến đáng kể. Quán triệt Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kế hoạch số 14-KH/TU ngày 02/7/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý, Huyện ủy nhanh chóng triển khai xây dựng kế hoạch và danh sách đối tượng luân chuyển, điều động, bước đầu thực hiện nghiêm túc nội dung này. Theo đó, đến cuối năm 2002, Huyện ủy đã xem xét, quyết định điều động trong nội bộ các khối Đảng, khối Dân vận, khối Chính quyền cấp huyện là 5 đồng chí và 1 đồng chí từ cơ sở về huyện. Năm 2003, Huyện ủy điều động cán bộ từ cơ sở về huyện 4 đồng chí, cán bộ các khối cấp huyện là 7 đồng chí và luân chuyển cán bộ từ huyện về cơ sở giữ chức vụ Bí thư, Chủ tịch xã, thị trấn 3 đồng chí. Năm 2004, Huyện ủy tiến hành thực hiện việc luân chuyển ngang cán bộ lãnh đạo từ xã, thị trấn này sang xã, thị trấn khác: Bí thư Đảng ủy 7 đồng chí; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy 2 đồng chí; Phó

Bí thư - Chủ tịch UBND 1 đồng chí; Luân chuyển từ huyện về cơ sở 1 đồng chí Chủ tịch UBND thị trấn; Điều động cán bộ từ các khối của huyện 4 đồng chí, từ cơ sở lên huyện 3 đồng chí [19; tr.2-3].

Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ các cấp được chú trọng. Nếu năm 2001, huyện chi 300 triệu đồng để cử 8 cán bộ đi học lớp Trung cấp quản lý hành chính, 9 cán bộ đi học lớp Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và 90 cán bộ đi học lớp Bồi dưỡng quản lý Nhà nước cấp cơ sở, thì còn số cán bộ được cử đi học các lớp tương ứng trong năm 2003 là 13, 19 và 100 [2; tr.254]. Sang năm 2004, bên cạnh việc cử 10 cán bộ đi học Lớp đào tạo chỉ huy Trưởng quân sự xã, huyện cử thêm 15 cán bộ đi học Luật để nâng cao chất lượng công tác tư pháp trên địa bàn. Cùng với đó, công tác kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp cũng được huyện đẩy mạnh với Đề án tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ

về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Đến năm 2002, huyện đã hoàn thành việc tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp cấp huyện từ 12 phòng xuống còn 10 phòng và bố trí lại đội ngũ cán bộ hợp lý hơn. Song song với việc chỉ đạo bầu trưởng thôn, trưởng khu vực là tiến hành mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ này để họ hoạt động có hiệu quả hơn.

Bước sang những năm 2005 - 2010, Huyện ủy đã tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng về công tác cán bộ, nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) và các Nghị quyết của Huyện ủy, giai đoạn 2005 - 2010 về công tác cán bộ từng bước đi vào nề nếp. Theo đó, ngày 18/5/2006, Huyện ủy An Nhơn đã ra Nghị quyết số 02-NQ/HU về Công tác cán bộ đến năm 2010. Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, mặt mạnh, mặt yếu

trong công tác cán bộ, Nghị quyết xác định phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của huyện đến năm 2010 như sau: “Tiếp tục quán triệt Nghị quyết TW 3 (khóa VIII), Kết luận Hội nghị TW 6 (Khóa IX) và

Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy, tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có lập trường giai cấp công nhân, có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm tính kế thừa liên tục giữa các nhiệm kỳ và các thế hệ” [18; tr.4]. Về mục tiêu, Nghị quyết nêu rõ:

“Thực hiện tốt việc quy hoạch, lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, tăng cường cán bộ nữ, chuẩn bị đầy đủ đội ngũ cán bộ khi tách huyện thành hai đơn vị hành chính và chuẩn bị cán bộ cho bầu cử HĐND - UBND năm 2009, cho Đại hội Đảng bộ huyện và cơ sở năm 2010.

Về cấp huyện: Xây dựng Ban Chấp hành Đảng bộ và Ban Thường vụ của 2 đơn vị hành chính có đủ tiêu chuẩn, số lượng và trẻ hóa, chú trọng nữ theo quy định; xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng, phó các ban, phòng, đoàn thể có đủ trình độ về chuyên môn, đạo đức phẩm chất, có trách nhiệm cao trong công tác.

Về cấp cơ sở: Đội ngũ cán bộ xã, thị trấn phải chuẩn bị đủ khi thành lập các đơn vị hành chính mới của huyện và thị xã (nhất là thịtrấn Bình Định, Đập Đá, xã Nhơn Hòa và Nhơn Thành), bảo đảm chuẩn hóa theo Quy định 04 của Bộ Nội vụ” [18; tr.5].

Cùng với đó, huyện An Nhơn đã xây dựng quy hoạch cán bộ theo từng giai đoạn phù hợp với tình hình đối với từng cơ quan, đơn vị; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển, sử dụng cán bộ hợp lý. Phần lớn cán bộ được đề bạt, luân chuyển và bổ nhiệm đều phát huy được vai trò, trách nhiệm. Trong năm 2005, Huyện ủy thực hiện điều động cán bộ các khối của huyện 3 đồng chí. Năm 2006, tiếp tục luân chuyển từ huyện về cơ sở 3 đồng chí (giữ chức Bí thư 2 đồng chí, Phó Bí thư thường trực 1 đồng chí); từ xã, thị trấn này qua xã, thị trấn khác 2 đồng chí (Chủ tịch UBND xã, thị trấn); điều động từ cơ sở về huyện 4 đồng chí, các khối trong huyện 4 đồng chí. Năm 2007, Huyện ủy điều động các đồng chí trong các khối của huyện 3 đồng chí [19; tr.3]. Công tác

điều động, luân chuyển cán bộ đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền từ thị xã đến xã, phường. Nhờ vậy, công tác cán bộ trong giai đoạn này có tác động tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương.

Tuy vậy, trong quá trình thực hiện công tác cán bộ thời kỳ trước năm 2011 của huyện An Nhơn vẫn còn một số mặt hạn chế. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở vẫn còn nhiều bất cập như: thiếu cán bộ giỏi, cán bộ chuyên môn cao; một số ít cán bộ còn chưa tận tụy với công việc, khả năng thực thi nhiệm vụ yếu, hiệu quả đạt thấp; ít tư duy, thiếu tinh thần trách nhiệm, tính tập thể và tinh thần cộng tác thấp; ít chịu khó rèn luyện, thiếu tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Công tác nhận xét, đánh giá cán bộ ở một số cấp ủy, cơ quan, đơn vị còn mang nặng tính hình thức, đánh giá chung chung. Công tác bố trí đội ngũ cán bộ có lúc, có nơi còn bị động, đội ngũ cán bộ kế cận hẫng hụt, công tác quản lý cán bộ chưa thật sự khoa học và thiếu chặt chẽ; công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu…

Những hạn chế nêu trên ngoài những nguyên nhân khách quan như: quá trình chuyển đổi sang cơ chế mới, những chủ trương, chính sách về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước chưa đồng bộ và kịp thời; chế độ, chính sách chưa hấp dẫn cán bộ về công tác ở cơ sở, nhất là những người có trình độ, năng lực giỏi… chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan đó là: một số cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác cán bộ, chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ. Việc phát hiện những nhân tố mới, công tác bồi dưỡng, đào tạo theo từng chức danh có lúc chưa được quan tâm đúng mức. Trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quy hoạch, đề bạt, xử lý kỷ luật cán bộ theo phân cấp quản lý chưa cao. Công tác bố trí, sắp xếp cán bộ có lúc chưa bám vào quy hoạch, trách nhiệm của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ còn nhiều hạn chế…

Từ thực tiễn của công tác cán bộ giai đoạn trước năm 2011, huyện An Nhơn tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, từng bước hoạch định và thực thi có hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo các cấp trong công tác cán bộ ở giai đoạn sau.

Tiểu kết chƣơng 1

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh rằng: trong mọi thời điểm của tiến trình cách mạng, công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt luôn là vấn đề trọng yếu, là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Bởi, cán bộ là gốc của mọi công việc; công việc có thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém; khi đã có đường lối chính trị đúng đắn thì yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng là công tác tổ chức và cán bộ. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước là nhằm mục đích phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ trương, đường lối đó có đi vào lòng dân hay không, có được cụ thể hóa vào thực tiễn cuộc sống hay không, phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ chủ chốt.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của tỉnh Bình Định và các huyện trên địa bàn của tỉnh, đối với thị xã An Nhơn cũng không phải ngoại lệ. Những thành quả đạt được trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt giai đoạn trước năm 2011 góp phần hình thành một đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, có năng lực và tư duy sáng tạo, có khả năng thích ứng với môi trường mới. Đây là cơ sở tạo động lực mạnh mẽ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đưa An Nhơn từng bước chuyển mình trên con đường tiến lên đô thị hiện đại. Đồng thời còn là tiền đề quan trọng cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của địa phương ở giai đoạn tiếp theo.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)