- Bồi dưỡng quốc
THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ỊNH
3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của thị xã An Nhơn từ năm 2011 đến năm 2020 vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã khóa XXII (2010 - 2015) trình Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã khóa XXIII nhiệm kỳ 2015 - 2020, nêu rõ: “Công tác đánh giá cán bộ có trường hợp chưa thật sự sâu sát; quy hoạch, bổ sung quy hoạch cán bộ chất lượng và tính khả thi chưa cao; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa kịp thời, chưa quan tâm đào tạo một số ngành, lĩnh vực quan trọng phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển thị xã; chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đồng đều; số lượng cán bộ kế cận mỏng, hẫng hụt” [41; tr.21]. Mặt khác, “Việc quy hoạch, đào tạo cán bộ có nhiều cố gắng, song vẫn chưa khắc phục được tình trạng hẫng hụt cán bộ ở một số ngành, lĩnh vực chuyên môn. Công tác bố trí sắp xếp, kiện toàn bổ sung cán bộ một số ít trường hợp còn chậm. Chất lượng và hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa cao, còn mang tính hình thức” [55; tr.22].
Đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp xét về số lượng, chất lượng và cơ cấu độ tuổi, thành phần nữ… có mặt chưa đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, chưa ngang tầm với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng. Trình độ năng lực kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ vẫn còn những hạn chế nhất định. Tính năng động sáng tạo, khả năng đột phá, vận dụng chủ trương, nghị quyết vào tình hình thực tế địa phương còn hạn chế so với yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vẫn chưa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn, quy hoạch sử dụng cán bộ, còn nặng về bằng cấp, chưa chú trọng đào tạo chuẩn hóa ngành nghề theo từng chức danh công việc; đào tạo thiếu chuyên sâu nhất là các lĩnh vực then chốt. Trình độ đội ngũ cán chủ chốt ở một số cơ sở còn yếu, thiếu đồng bộ; một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, xem nhẹ vai trò làm chủ của nhân dân; một số ít không nắm bắt tình hình tư tưởng của nhân dân; không chịu khó suy nghĩ, không thường xuyên cập nhật kiến thức, lạc hậu so với thực tiễn cuộc sống. Điều đó ít nhiều gây cản trở cho sự phát triển của địa phương.
Công tác điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ tuy đã thực hiện, song nhìn chung vẫn chưa đạt yêu cầu; thời gian luân chuyển còn ngắn, luân chuyển, hoán đổi vị trí công tác giữa cán bộ lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể còn ít.
Công tác đánh giá cán bộ ở một số cấp ủy, chính quyền vẫn chưa sát hợp với chức trách nhiệm vụ được giao; đánh giá cán bộ có lúc chưa thật sự chú trọng đến năng lực thực tiễn, trong một số trường hợp chưa gắn chặt giữa quy hoạch, đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ, nên chưa tạo được động lực để cán bộ phát huy hết năng lực, sở trường của mình, nhất là cán bộ trẻ.
Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa làm tốt công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt; tinh thần phê bình và tự phê bình trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, còn mang tính hình thức, ngại va chạm; tính năng động, sáng tạo, năng lực quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy, số lượng cán bộ chủ chốt hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ vẫn còn.
Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên, nhưng chủ yếu là do một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức sâu sắc, chú trọng đúng mức đến công tác cán bộ của địa phương, đơn vị. Một số cán bộ chủ chốt chưa đáp ứng về năng lực, trình độ lý luận và tổng kết thực tiễn, chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống. Một bộ phận cán bộ ít tu dưỡng, rèn luyện, tự phê bình và phê bình, bị chủ nghĩa cá nhân chi phối. Cơ quan làm công tác tổ chức cán bộ chậm đổi mới, chưa chú trọng nghiên cứu khoa học về công tác cán bộ. Tổ chức, bộ máy thiếu ổn định, công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ còn lúng túng, bất cập.