Kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng đội ngũcán bộ chủ chốt ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình ịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 81)

- Bồi dưỡng quốc

THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ỊNH

3.3. Kinh nghiệm từ thực tiễn xây dựng đội ngũcán bộ chủ chốt ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình ịnh

thị xã An Nhơn, tỉnh Bình ịnh

Từ thực tiễn gần10 năm triển khai thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệmnhư sau:

Thứ nhất, cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt

Trong quá trình thực hiện chiến lược cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp phải gắn chặt với công tác xây dựng Đảng và công tác chính trị tư tưởng. Các cấp ủy phải chỉ đạo thực hiện tốt việc nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, nhằm làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng. Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án về công tác cán bộ sát hợp với thực tế, có tính khả thi cao, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống đạt kết quả thiết thực.

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm giai cấp trong công tác cán bộ, phải tăng cường đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng mọi nhân tài cho đất nước. Cần thu hút những người có đủ đức, đủ tài, đủ năng lực trình độ vào đội ngũ cán bộ chủ chốt, kể cả những người chưa phải là đảng viên, nếu cán bộ đó đáp ứng tiêu chuẩn, trình độ, phẩm chất đạo đức…

Công tác cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, thường xuyên quán triệt, thực hiện tốt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý công tác cán bộ; xác định rõ công tác cán bộ là trách nhiệm của các cấp uỷ. Mỗi cấp uỷ thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, quản lý, sử dụng cán bộ theo trách nhiệm, quyền hạn được phân cấp. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ, sơ kết, tổng kết kịp thời để đánh giá đúng tình hình, tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề ra những giải pháp phù hợp, nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp củathị xã.

Các cấp ủy phải nắm vững yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ nói chung cũng như tiêu chuẩn riêng của cán bộ chủ chốt các cấp để có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ một cách đồng bộ, đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và lâu dài. Tiêu chuẩn riêng đối với cán bộ chủ chốt các cấp là có năng lực tham gia, quyết định và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ trong phạm vi trách nhiệm của mình. Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tập hợp quần chúng thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và rút kinh nghiệm thực tiễn. Chăm lo xây dựng Đảng, thành thạo công tác tổ chức cán bộ; có phong cách làm việc khoa

học, dân chủ, khách quan, nói đi đôi với làm. Dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

Cấp ủy lãnh đạo thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy chế, quy trình về công tác cán bộ; phát huy dân chủ, công khai, gắn với giữ vững kỷ luật, kỷ cương. Trong các nội dung của công tác cán bộ, cần đặc biệt coi trọng khâu đánh giá cán bộ, lấy quy hoạch cán bộ làm cơ sở để thực hiện chiến lược cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Các cấp ủy phải đánh giá đúng và biết sử dụng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt. Trước hết, phải tìm hiểu kỹ, đánh giá cán bộ đúng quy trình, khách quan, dân chủ, đây là khâu đầu tiên và quan trọng nhất của công tác cán bộ cũng như của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đánh giá đúng thì mới sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng việc, đúng người. Đánh giá cán bộ là hiểu cán bộ trong sự vận động phát triển, từ hiện tượng tìm ra bản chất, từ biểu hiện bề ngoài tìm ra thực chất bên trong, tìm hiểu về quá khứ và hiện tại thấy hướng phát triển tương lai. Đã đánh giá đúng rồi thì cần mạnh dạn sử dụng đề bạt, bổ nhiệm, bố trí và giao nhiệm vụ đúng lúc cho cán bộ.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt gắn với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương

Các cấp ủy phải ra sức phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ. Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong các tổ chức đảng, các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và quần chúng nhân dân, thông qua đó củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, sàng lọc cán bộ đảng viên, kịp thời phát hiện nhân tố mới, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ phải gắn chặt với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Tránh tình trạng đào tạo, bồi dưỡng ồ ạt, không có tính kế hoạch. Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với bố trí, sử dụng cán bộ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở có đạo đức, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Chú trọng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Các cấp ủy, chính quyền phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ của cấp mình, đơn vị mình, nhất là cán bộ chủ chốt. Đồng thời với việc chuẩn bị đường lối, nghị quyết cũng như chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải chuẩn bị chiến lược cán bộ đáp ứng với yêu cầu đó, trong đó chú trọng đến cán bộ chủ chốt. Nội dung quan trọng của xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là xây dựng được quy hoạch cán bộ và chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, giáo dục cán bộ, thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 78 - 81)