Công tác đánh giá cán bộ chủ chốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 60)

- Bồi dưỡng quốc

2.2.1. Công tác đánh giá cán bộ chủ chốt

Trong công tác cán bộ, đánh giá cán bộ là vấn đề hệ trọng, là khâu mở đầu, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi việc đánh giá đúng cán bộ sẽ quyết định tới việc bổ nhiệm, cất nhắc, bố trí, sử dụng cán bộ nói riêng và chất lượng của đội ngũ cán bộ nói chung. Thực tiễn cho thấy, chỉ có đánh giá khách quan, đúng phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ mới đảm bảo chính xác, khách quan trong công tác tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ.Ngược lại, nếu đánh giá cán bộ không đúng, thiếu chính xác sẽ dẫn đến lựa chọn, bố trí, sử dụng sai, để lọt những cán bộ không đủ năng lực, phẩm chất, uy tín vào hệ thống chính trị, sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công việc, ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của Đảng và sự nghiệp cách mạng.

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng luôn quan tâm đến công tác đánh giá cán bộ, ban hành nhiều văn bản liên quan như Nghị quyết Trung ương 3 khóa

VIII Về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 50-QĐ/TW ngày 03/5/1999 Về Quy chế đánh giá cán bộ, công chức; Quyết định 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 Về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức; Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 Về Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 08/3/2018 của Bộ

Chính trị Về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; Quy định số 214-QĐ/TW ngày

02/01/2020 Về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban

Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Nghị quyết Trung

ương 7, khóa XII Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp

chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ… Tổng Bí

thưNguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh: “cần phải có con mắt tinh đời trong giới thiệu, đánh giá, lựa chọn nhân sự”, đừng thấy đỏ tưởng chín, đừng để mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong” [69].

Với vai trò đặc biệt quan trọng, chi phối tất cả các khâu còn lại của công tác cán bộ, việc tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ nhằm “đánh giá đúng cán bộ” để có thể “sử dụng đúng cán bộ” là một yêu cầu bức thiết. Căn cứ các quy chế của Bộ Chính trị và Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá cán bộ theo định kỳ hàng năm, đánh giá cán bộ khi hết nhiệm kỳ bầu cử, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu cán bộ ứng cử. Cán bộ được đánh giá hàng năm là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp từ huyện đến cơ sở; cán bộ cấp nào quản lý thì cấp đó cho ý kiến kết luận, đánh giá xếp loại cán bộ theo ba mức: hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Từ năm 2010, đánh giá cán bộ thực hiện theo Quyết định số 286- QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị Về việc ban hành quy chế đánh

giá cán bộ, công chức và Luật cán bộ, công chức. Theo đó, đánh giá cán bộ

theo bốn mức: hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ; hoàn thành chức trách, nhiệm vụ và chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ. Ở những địa phương, cơ quan, đơn vị có vấn đề hoặc có phản ánh từ quần chúng về đạo đức, phẩm chất, về lãnh đạo, quản lý, điều hành được cấp ủy có thẩm quyền gợi ý để kiểm điểm, đánh giá, giải trình, nếu có vi phạm thì xử lý theo quy định. Quy trình đánh giá cán bộ được thực hiện nghiêm túc, khách quan, chặt chẽ, dân chủ trên cơ sở thực hiện chế độ phê và tự phê, đồng thời phải đúng theo quy định của các văn bản cấp trên. Về nội dung và phương pháp đánh giá luôn bám sát theo yêu cầu đánh giá toàn diện về phẩm chất, đạo đức lối sống, kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, tham khảo ý kiến nhận xét của tập thể cơ quan, cấp ủy nơi cư trú của cán bộ đó để tiến hành nhận xét đánh giá đảm bảo đầy đủ thông tin nhiều mặt, đúng thực chất hơn; kết quả đánh giá cán bộ được tập thể và cá nhân đánh giá nhất trí đồng tình. Kết quả đánh giá cán bộ hàng năm có trên 90% cán bộ chủ chốt được đánh giá hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Kết quả đánh giá cán bộ từ năm 2011 đến năm 2015 của thị xã An Nhơn

Đơn vị tính: người

Nội dung Năm

2011 Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số CB, lãnh đạo, quản lý

thuộc diện BTV Thị ủy quản lý 325 334 324 334 342

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 25 15 13 34 39

Hoàn thành tốt nhiệm vụ 173 163 186 202 238

Hoàn thành nhiệm vụ 125 146 123 91 63

Không hoàn thành nhiệm vụ 02 10 02 07 02

Nguồn: Thị ủy An Nhơn (2016), Báo cáo sơ kết công tác đánh giá cán bộ giai đoạn 2011 - 2015, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Thị ủy, tr.3-4.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, việc đánh giá cán bộ tiếp tục được Thị ủy quan tâm. Công tác đánh giá cán bộ ngày càng được đổi mới, có nhiều chuyển biến về nội dung, phương pháp so với trước đây; từng bước góp phần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ của thị xã, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới ở địa phương. Quy chế đánh giá cán bộ, công chức do cấp trên ban hành đã từng bước đưa việc đánh giá cán bộ đi vào nề nếp, ngày càng được định lượng rõ ràng, sát thực tế hơn. Quy trình đánh giá cán bộ chặt chẽ hơn, bao gồm: Bản thân cán bộ tự kiểm điểm, đánh giá; tập thể nơi cán bộ công tác đánh giá; cấp ủy nơi cán bộ công tác và cư trú đánh giá; cấp trên và cấp dưới đánh giá; các tổ chức đoàn thể mà cán bộ đó là thành viên đánh giá; lấy ý kiến nhận xét của quần chúng nhân dân. Nghĩa là, công tác đánh giá cán bộ được thực hiện một cách toàn diện, nhiều chiều; nhờ đó, kết quả đánh giá dần đi vào thực chất.

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá cán bộ từ năm 2016 đến năm 2020 của thị xã An Nhơn

Đơn vị tính: người

Nội dung Năm

2016 Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số CB, lãnh đạo, quản lý

thuộc diện BTV Thị ủy quản lý 255 355 266 238 293

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 12 50 23 37 42

Hoàn thành tốt nhiệm vụ 189 236 218 194 238

Hoàn thành nhiệm vụ 38 34 21 3 13

Không hoàn thành nhiệm vụ 16 15 4 4 0

Nguồn: Thị ủy An Nhơn (2020), Báo cáo sơ kết công tác đánh giá cán bộ giai đoạn 2016 - 2020, Tài liệu lưu trữ tại Văn phòng Thị ủy, tr.3-4.

Đối với cán bộ chủ chốt các cấp, khi hết thời gian bổ nhiệm năm năm đều thực hiện việc đánh giá xem xét bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm lại theo quy định. Những cán bộ được đánh giá chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm pháp luật thì không bổ nhiệm lại hoặc chuyển công tác khác. Việc bổ nhiệm lại cán bộ có tác dụng thiết thực, từng bước khắc phục sự trì trệ, bảo thủ trong mỗi cán bộ và công tác cán bộ, tạo cho cán bộ có ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trước đây, việc đánh giá cán bộ thường chỉ được tiến hành khi bổ nhiệm, đề bạt, điều động, thuyên chuyển. Hiện nay, việc đánh giá cán bộ được tiến hành định kỳ hàng năm, trước khi hết nhiệm kỳ, trước khi bổ nhiệm, điều động, luân chuyển trở thành công việc thường xuyên, nề nếp của các địa phương, cơ quan, đơn vị. Hệ thống các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức, quy chế về phân cấp quản lý cán bộ, quy chế đánh giá cán bộ đã tạo ra cơ sở pháp lý, những căn cứ cơ bản cho công tác này. Đội ngũ cán bộ được định hình rõ ràng hơn về các chức danh, các lĩnh vực, vị trí, chức năng, nhiệm

vụ, thẩm quyền. Vai trò của cá nhân, tổ chức tham gia đánh giá cán bộ được xác định rõ hơn, việc đánh giá cán bộ ngày càng khách quan, dân chủ, công bằng hơn. Công tác đánh giá cán bộ củathị xã đã quán triệt khá sâu sắc các quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, thực tiễn, lịch sử, cụ thể; không những xem xét kỹ hoàn cảnh, điều kiện công tác mà còn chú trọng đến kết quả trong thực tế hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của cán bộ. Công tác đánh giá cán bộ được gắn kết chặt chẽ với các khâu của công tác cán bộ. Đánh giá cán bộ chỉ là một khâu góp phần làm cho công tác cán bộ chuyển động theo hướng tích cực, hạn chế tiêu cực và tạo sự đồng bộ trong công tác cán bộ.

Tuy nhiên, do chưa thật sự chú trọng đến vai trò, ý nghĩa của công tác đánh giá nên cách đánh giá của một số cấp ủy còn hình thức, cảm tính, chủ quan, chung chung, chủ yếu nêu ưu điểm mà ít khi đề cập đến khuyết điểm của cán bộ. Cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị, địa phương còn nể nang, ngại va chạm, sợ trù dập nên việc tham gia góp ý phê bình cán bộ lãnh đạo còn dè dặt, bỏ phiếu đánh giá cán bộ chưa đúng thực chất; có đơn vị đánh giá cán bộ không đúng nguyên tắc, quy trình nên đánh giá không chính xác, gây ảnh hưởng không tốt đến đoàn kết nội bộ. Tình trạng tương đối phổ biến trong công tác đánh giá cán bộ là chủ nghĩa trung bình, dễ người dễ ta, ngại đấu tranh. Một số cấp ủy, người đứng đầu vẫn có biểu hiện nặng về nêu thành tích, chưa thật sự nghiêm túc với những tồn tại, thiếu sót ở cơ quan, đơn vị mình. Một số cơ quan, đơn vị chưa tập trung kiểm điểm sâu sắc những khuyết điểm, thiếu sót gây nên vấn đề bức xúc trong nội bộ. Do vậy, nhiều cơ quan, đơn vị tồn tại nội bộ không đoàn kết nhất trí, nhiệm vụ chính trị hoàn thành không cao nhưng cán bộ chủ chốt vẫn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chính vì thế, những hiện tượng vi phạm các nguyên tắc trong quản lý, điều hành dẫn tới tình trạng một số cán bộ lãnh đạo, quản lý của thị xã đã bị xử lý, kỷ luật.

Bảng 2.11. Số lƣợng cán bộ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020 của thị xã An Nhơn

Đơn vị tính: người

Nội dung Giai đoạn

2010 - 2015

Giai đoạn 2015 - 2020

Ghi chú Tổng số cán bộ, lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật 3 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 60)