NAM CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Khái quát về huyện Tây Sơn
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Với vị trí nằm trên trục Quốc lộ 19, tuyến giao thông huyết mạch Đông - Tây thông ra cảng biển Quy Nhơn, gần sân bay Phù Cát, có quần thể các di tích lịch sử, văn hóa, khu du lịch phong phú... Tây Sơn là huyện giàu tiềm năng, thế mạnh phát triển. Tây Sơn được xem là cửa ngõ của tỉnh Bình Định với vùng cao nguyên, có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Tây Sơn có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch; điều kiện đất đai, thổ nhưỡng thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng phục vụ cho công nghiệp chế biến… Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Phù Cát; phía Nam giáp huyện Vân Canh; phía Đông giáp huyện An Nhơn; phía Tây giáp tỉnh Gia Lai.
Địa hình Tây Sơn tương đối phức tạp, núi cao, gò đồi, đồng bằng xen kẽ, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối lớn nhỏ trong vùng. Phần lớn địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 500m, nơi thấp nhất là mặt sông Kôn độ cao khoảng 15m so với mặt biển và nơi cao nhất là đỉnh Thiếu lĩnh cao 503m thuộc xã Tây Phú. Địa hình toàn huyện như là một thung lũng hở thấp dần từ Tây sang Đông. Tây Sơn có 3 dạng địa hình chính là địa hình đồi núi, gò đồi thấp và đồng bằng.
Nhiệt độ trung bình năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,50C, tập trung vào các tháng mùa khô, nhất là từ tháng 3 - 6 nhiệt độ có lúc lên trên 400C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 230C. Nhìn chung nền nhiệt độ tương đối cao, nắng nóng quanh năm, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng nhiệtđới phát triển tốt. Khung nhiệt độ nằm trong khoảng 15 - 400C chưa vượt
quá mức độ giới hạn về yêu cầu sinh thái của các loại cây hiện có trong vùng. Mùa mưa kéo dài 4 tháng, bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 1 năm sau và lượng mưa tập trung chủ yếu vào 2 tháng (tháng 10, tháng 11). Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, lượng mưa đạt từ 400 - 700 mm, những tháng ít mưa nhất là tháng 1,2 và 3. Độ ẩm trung bình năm là 81,4 %, lượng bốc hơi bình quân hàng năm 1.000 mm, chiếm 60 - 70% tổng lượng mưa hàng năm. Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 6, 7, và 8 trung bình từ 110 - 130 mm, là các tháng có gió mùa Tây Nam mạnh nhất trong năm, nền nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Các tháng có lượng bốc hơi thấp từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trung bình lượng bốc hơi dưới 61 mm. Huyện Tây Sơn nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của gió mùa (mùa đông, mùa hạ), hướng gió thịnh hành cũng mang đặc trưng theo từng mùa.