NAM CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Khái quát về huyện Tây Sơn
2.4.3. Nguyên nhân những hạn chế
Thứ nhất, nhận thức của cấp ủy, lãnh đạo chính quyền ở một số nơi về BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở còn chưa đầy đủ, sâu sắc
Thực tế cho thấy nhiều cấp ủy, lãnh đạo cơ sở quan tâm đến công tác sử dụng cán bộ mà chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo lại cán bộ đang công tác do chính mình quản lý. Vì vậy, nhiều nơi chưa thực hiện đánh giá, nắm bắt được nhu cầu bồi dưỡng của cán bộ, công chức của địa phương; chưa tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ LLCT và nghiệp vụ về mặt trận, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Mặt khác, một số địa phương cho rằng cán bộ làm công tác mặt trận như là nhiệm vụ kiêm nhiệm, tạm thời, có vai trò hạn chế trong phạm vi địa phương, khu vực và hoạt động bằng kinh nghiệm cuộc sống mà nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động của cán bộ chưa được xác định ở vị trí đúng tầm nhiệm vụ đảm nhiệm. Vì vậy, việc BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác mặt trận thường xem nhẹ hoặc ỷ lại cho các cơ quan hữu trách và cấp trên.
Thứ hai, tinh thần và ý thức trách nhiệm của cán bộ công tác MTTQ Việt Nam cấp cơ sở về bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt còn hạn chế, nhất là việc tự học tập, bồi dưỡng của bản thân
Năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở thực sự là một vấn đề trừu tượng, khó đánh giá. Yêu cầu đối với cán bộ này cũng khá tổng hợp, bao hàm nhiều lĩnh vực khoa học trong đời sống xã hội, đòi hỏi cán bộ có trình độ toàn diện, nhất là bản lĩnh, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kỹ năng giao tiếp, có khả năng am hiểu nhiều vấn đề về đặc điểm văn hóa, truyền thống của địa phương mình. Tuy nhiên, chế độ, chính sách của cán bộ còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo đời sống và đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay. Điều đó ảnh hưởng đến tinh thần trách nhiệm, gây thiếu yên tâm công tác lâu dài ở địa phương. Nhiều cán bộ có tâm tư, nguyện vọng chuyển sang làm công tác khác có điều kiện thu nhập và hướng công tác tốt hơn. Mặt khác, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở còn chưa phù hợp, chưa đủ khuyến khích cán bộ yên tâm công tác tại địa phương. Hiện nay, cấp cơ sở chỉ có 1 cán bộ làm công tác chuyên
trưởng ban công tác mặt trận thôn đều là hợp đồng bán chuyên trách hoặc hoạt động kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc của cán bộ làm công tác mặt trận có nhiều đặc thù cần được nghiên cứu, xem xét cho phù hợp. Thời gian làm việc của họ không theo thời gian hành chính mà kết hợp linh hoạt khéo léo, phù hợp với lao động ngành nghề của nhân dân địa phương; đối tượng làm việc đa dạng, phức tạp, nhiều thành phần, tầng lớp; trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc không được đào tạo cơ bản từ các trường lớp; nội dung làm việc phong phú, bao trùm mọi mặt trong đời sống xã hội;…
Như vậy, để cán bộ làm công tác mặt trận yên tâm cần có chế độ đặc thù riêng, phù hợp điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền trong huyện. Mặt khác cần có chủ trương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác mặt trận phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam cấp cơ sở hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Tây Sơn là huyện trung du của tỉnh Bình Định, điều kiện kinh tế, xã hội nhìn chung còn nhiều khó khăn, hoạt động của MTTQ Việt Nam và các hội đoàn thể còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, nhất là công tác cán bộ, chính vị vậy công tác bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ ở các MTTQ Việt Nam cơ sở rất được quan tâm. Trong những năm qua, chất lượng bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, công tác BD LLCT và nghiệp vụ đóng góp một phần rất quan trọng.
Đối với việc thực hiện BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận ở cơ sở đã bước đầu đạt được những két quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với yêu cầu cốt lõi của BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cơ sở huyện Tây Sơn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới thì còn có những hạn chế cả về nội dung và các biện pháp thực hiện. Điều này thể hiện trong các công tác bồi dưỡng tuy đúng nhưng chưa đầy đủ, còn nặng về lý
thuyết, chưa vận dụng giữa lý thuyết vào thực tiễn, các giải pháp còn chung chung, rập khuôn; chưa đề ra các phương án giải quyết các tình huống đặt ra trrong thực tiễn; chú yếu còn truyền thụ một chiều, tính gợi mở chưa rõ ràng, dẫn đến hiệu quả thực hiện bồi dưỡng cán bộ MTTQ Việt Nam cơ sở huyện Tây Sơn chưa cao. Chính vì thế, trong thời gian tới, cần có những giải pháp cụ thể để nâng chất lượng công tác này, đảm bảo phục vụ tốt cho các mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Chương 3