NAM CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Khái quát về huyện Tây Sơn
2.4.2. Những hạn chế, bất cập
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, công tác bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định trong thời gian vừa quan vẫn còn một số hạn chế, bất cập sau:
Thứ nhất, trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị của các địa phương trên địa bàn huyện Tây Sơn, MTTQ Việt Nam cấp cơ sở trong huyện cũng được kiện toàn và hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, cán bộ làm công tác mặt trận của cơ sở, ban công tác mặt trận ở khu dân cư nhiều khi chưa củng cố, kiện toàn kịp thời; trình độ chuyên môn, LLCT và nghiệp vụ, kỹ
năng hoạt động còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động của cán bộ MTTQ Việt Nam ở cơ sở còn biểu hiện hình thức, trì trệ, nặng về giải quyết sự vụ, kém hiệu quả; việc chấp hành nguyên tắc trong công tác còn có những biểu hiện chưa nghiêm minh… Nguyên nhân chính là một phần do kế hoạch BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác MTTQ Việt Nam ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, còn bị lơ là, xem nhẹ. Các cấp ủy, lãnh đạo địa phương chưa chủ động chăm lo nâng cao năng lực hoạt động của cán bộ mặt trận, quy hoạch cán bộ làm công tác này chưa đạt chất lượng và yêu cầu đặt ra, có lúc chưa quan tâm cử cán bộ tham gia các chương trình BD LLCT và nghiệp vụ tại trung tâm chính trị hoặc các nơi khác trên địa bàn.
Thứ hai, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở còn hạn chế. Hoạt động tuyên truyền của các cấp ủy và lãnh đạo chính quyền về tầm quan trọng của công tác BD LLCT và nghiệp vụ, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ MTTQ ở cơ sở nhiều khi chưa được coi trọng đúng mức; chưa quan tâm đến nhu cầu học tập nâng cao trình độ của cán bộ, công chức địa phương. Trong sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt cơ quan hay trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, địa phương, nội dung về BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở ít được đề cập, bàn bạc, trao đổi. Vì vậy nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý về BD LLCT và nghiệp vụ cán bộ chưa đầy đủ và đúng ý nghĩa theo tinh thần của Đảng, nhà nước.
Thứ ba, nội dung, hình thức tổ chức BD LLCT và nghiệp vụ của trung tâm bồi dưỡng chính trị nói chung còn chậm đổi mới, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn ngày càng phát triển. Nói chung, giảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị chủ yếu kiêm nhiệm, phần lớn được đào tạo bài bản về trình độ cao cấp LLCT, đã được trải nghiệm hoạt động thực tiễn, kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo quản lý; nhưng năng lực và trình độ sư phạm chưa được đào tạo. Từ định hướng nội dung BD LLCT và nghiệp vụ của giảng viên còn hạn chế dẫn đến nội dung BD LLCT và nghiệp vụ cho học viên tại trung tâm bồi
đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chuyên môn sâu, kỹ năng thuần thục trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình ở địa phương. Mặt khác, chương trình BD LLCT và chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở cần được quan tâm hơn để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động trong thực tiễn.
Về hình thức bồi dưỡng, trung tâm chính trị chủ yếu mới chỉ thực hiện các lớp, đợt bồi dưỡng ngắn ngày. Do vậy khối lượng kiến thức cung cấp cho học viên nói chung còn ít so với yêu cầu ngày càng tăng của xã hội hiện nay. Các cấp ủy đảng và lãnh đạo địa phương cần nghiên cứu mở rộng và duy trì chương trình bồi dưỡng dài ngày hơn đáp ứng yêu cầu học tập của cán bộ, công chức nói chung, cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở huyện Tây Sơn nói riêng. Đồng thời nghiên cứu kết hợp hài hòa các đợt bồi dưỡng phù hợp điều kiện công tác của cán bộ địa phương.
Thứ tư, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trong việc BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở còn mờ nhạt, thụ động. Mặc dù hoạt động của cán bộ MTTQ Việt Nam thể hiện rõ nét nhất là trong đời sống xã hội hàng ngày ở khu dân cư, vai trò của cán bộ làm công tác mặt trận rất quan trọng trong tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở nhưng trên thực tế cho thấy sự tham gia vào công tác BD LLCT và nghiệp vụ cán bộ của cấp ủy, lãnh đạo địa phương ở cơ sở chưa tích cực và chưa đạt hiệu quả. Nhiều nơi, nhiều cán bộ cho rằng trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là trách nhiệm của các cơ quan hữu quan và lãnh đạo cấp trên và thẩm quyền về công tác quản lý cán bộ của cơ sở chưa được quy định rõ. Đây là vấn đề cần nghiên cứu khắc phục trong công tác bố trí sử dụng cán bộ làm công tác ở MTTQ Việt Nam cấp cơ sở.