Một số kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ mặt trận tổ quốc cấp cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 36 - 48)

NAM CẤP CƠ SỞ Ở HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Khái quát về huyện Tây Sơn

2.3.2. Một số kết quả đạt được

2.3.2.1. Trong công tác bồi dưỡng giáo dục LLCT

Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư cách là học thuyết khoa học và cách mạng nhất của thời đại, là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân để họ

thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Công tác bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin sẽ giúp cho người học nắm được những vấn đề cơ bản mang tính quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy, cần chú trọng đặc biệt tới việc giáo dục những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình BD LLCT cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở.

Tầm quan trọng của lý luận Mác - Lênin trước hết thể hiện ở chỗ nó là nền tảng để Đảng xác định rõ mục tiêu cách mạng. Vị thế của lý luận Mác - Lênin được thể hiện trong việc thành lập, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và vận dụng đúng đắn lý luận đó vào điều kiện cụ thể của nước ta để đưa cách mạng đến thắng lợi. Chủ nghĩa Mác - Lênin soi phương hướng, đường lối cho chúng ta đi. Có phương hướng đúng thì làm việc mới đúng. Hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc; bất kỳ việc to việc nhỏ cũng nhằm mục đích ấy; đồng thời cũng là nền tảng tư tưởng để xây dựng lập trường giai cấp vững vàng. Theo đó, công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ đòi hỏi người học đều phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin củng cố lập trường giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam; phải luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản.

Tư tưởng của học thuyết Mác - Lênin là cách mạng triệt để, giải phóng toàn xã hội khỏi mọi hình thức áp bức, xây dựng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Nó đã vạch ra con đường đúng đắn nhất cho quần chúng đấu tranh chống áp bức, bóc lột để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người một cách triệt để. Điều này đã được C. Mác chỉ rõ trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848): “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [12; tr.81]. Vì thế, chỉ có lý luận đó mới có thể phụng sự cho cách mạng, cho Tổ quốc và nhân dân; bất kỳ việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích ấy. Nếu không hết lòng hết sức phụng sự nhân dân, lại tự kiêu, tự đại, tự tư, tự

lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và chủ nghĩa cộng sản.

2.3.2.2. Trong công tác bồi dưỡng, giáo dục chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước

Nội dung quan trọng tiếp theo sau bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin chính là những chỉ thị, nghị quyết, của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Đó không chỉ định hướng cho nhận thức tư tưởng mà còn định hướng cho cán bộ làm công tác mặt trận rèn luyện phẩm chất chính trị và hành động cách mạng vì đây cũng chính là một biểu hiện của nội dung gắn liền lý thuyết với thực hành. Theo đó, mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước đều thể hiện tính dân chủ và hướng tới chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, cho nên mỗi học viên cần tích cực nghiên cứu, học tập để nắm chắc làm cơ sở để tin tưởng vững chắc vào đường lối, chủ trương của Đảng, kiên định con đường XHCN, quyết tâm vượt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Trong quá trình thực hiện công tác bồi dưỡng giáo dục nội dung này, đòi hỏi người giảng viên cần phải hiểu sâu, biết rộng về kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực này, phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất mang tính thời sự để đưa vào bài giảng. Đồng thời cần tăng cường trao đổi, thảo luận giữa giảng viên với học viên để nắm bắt thêm những vướng mắc, khó khăn, bất cập của cơ sở, học hỏi thêm những kinh nghiệm thực tiễn trong triển khai thực hiện đưa nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Trên cơ sở đó kiến nghị với các chủ thể liên quan để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy cho phù hợp, sát thực tiễn hơn.

Nội dung giáo dục này cũng đòi hỏi các trung tâm bồi dưỡng chính trị phải kịp thời cập nhật, nắm bắt và quán triệt những văn kiện mới nhất tới từng

thành viên trong tổ chức của mình một cách thiết thực và sâu sắc. Đối với học viên, quá trình học tập cần tự giác, chủ động, tích cực, trao đổi dân chủ, thẳng thắn với tư cách người cán bộ đi học để có thể nắm vững nội dung của đường lối, chính sách, pháp luật và vận dụng kinh nghiệm của bản thân, của địa phương, của cơ sở để làm sáng tỏ nội dung đang học tập, chuẩn bị vốn hiểu biết rộng hơn, sâu hơn để thực hành tốt hơn sau khi học tập.

Trong năm 2016, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Tây Sơn tổ chức 04 lớp học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, có 408 đảng viên tham dự, trong đó có 30 cán bộ làm công tác mặt trận cấp cơ sở tham gia. Tổ chức 02 lớp học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có 296 đảng viên tham gia học tập. Tổ chức 04 Hội nghị thông tin thời sự (lồng ghép), có 280 lượt đồng chí tham dự, trong đó 30 có cán bộ làm công tác mặt trận cấp cơ sở tham gia [20; tr.2-3]. Năm 2020, Trung tâm Tổ chức 02 lớp quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cho 481 đảng viên ở các cơ quan xung quanh huyện tham gia học tập, trong đó có hơn 40 cán bộ làm công tác mặt trận cấp cơ sở tham gia [24; tr.3].

Đồng thời phổ biến các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII; các Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười (khóa XII); các Kỳ họp Quốc hội khóa XIV; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX; các Kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri”; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cho cán bộ, đảng viên, hội, đoàn viên, nhân dân trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, nội dung bồi dưỡng còn hướng tới triển khai Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các

quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; Đảng bộ huyện đã ban hành Chương trình hành động số 26-Ctr/HU, ngày 28/01/2019 về thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

2.3.2.3. Trong công tác bồi dưỡng, giáo dục chuẩn mực đạo đức của người cán bộ MTTQ Việt Nam

Muốn trở thành người cán bộ trước hết phải hiểu được tư cách đạo đức cách mạng, muốn làm cách mạng trước hết phải giác ngộ đầy đủ những chuẩn mực đạo đức đó. Đạo đức cách mạng chính là điều kiện để mỗi người giữ vững được chủ nghĩa mà mình theo, lý tưởng mà mình chọn, con đường mà mình đi. Vì thế, muốn thực hiện các nhiệm vụ của công tác mặt trận thành công thì trong nội dung BD LLCT trước hết phải giáo dục đạo đức cách mạng cho người cán bộ MTTQ Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [7; tr.293-294]. Như vậy, công tác BD LLCT cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở về chuẩn mưc đạo đức là bồi dưỡng, giáo dục tinh thần hy sinh, ý chí kiên cường, bất khuất, sẵn sàng xả thân cho lý tưởng cách mạng, đấu tranh để xóa bỏ áp bức bóc lột, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc.

Đạo đức của người cán bộ mặt trận là văn minh, tiến bộ vì nó được tiếp thu, kế thừa truyền thống đạo đức cổ truyền với những giá trị mang tính thời đại là “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”; là biết hòa mình, lắng nghe ý kiến đề đạt và làm hết sức mình để bảo vệ lợi ích chính đáng của quần chúng. Sự thờ ơ với đạo đức cách mạng thường dễ dẫn đến mắc khuyết điểm sai lầm. Vì vậy, để sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm, người học cần phải tăng cường học tập lý luận, trau dồi đạo đức cách mạng, nhận thấy điều gì

phải thì cố gắng làm, điều gì trái thì kiên quyết tránh xa. Phải ra sức học tập lý luận Mác - Lênin, bởi có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình; phải luôn nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với mọi người; có ý thức tu dưỡng đạo đức cách mạng suốt đời; thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình một cách thật thà, trung thực, thẳng thắn trên tình thương yêu đồng chí để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đó là những điều có ý nghĩa quan trọng đối với người cán bộ làm công tác MTTQ Việt Nam cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện, phối hợp, tuyên truyền, tổ chức học tập, quán triệt, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) và Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 27/6/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ví như năm 2017 là chuyên đề toàn khóa “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; năm 2018 là “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; năm 2019 là “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Phải xác định việc quán triệt, triển khai, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị là nhiệm vụ quan trọng, bám sát văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã kịp thời ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trong hệ thống Mặt trận với những nội dung cụ thể, phù hợp. Việc tổ chức quán triệt Chỉ thị cũng được MTTQ Việt

Nam các cấp triển khai nghiêm túc, quán triệt đến 100% cán bộ Mặt trận từ huyện đến cơ sở. Đồng thời, hướng dẫn MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức tuyên truyền sâu rộng thông qua phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và thông qua các buổi sinh hoạt tại khu dân cư.

Tiếp tục thực hiện kế hoạch số 52/KH-MTTQ ngày 21/10/2015 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định về triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên chủ động thông tin hai chiều, nắm tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội trong các tầng lớp nhân dân, hạn chế tối đa việc phát sinh điểm nóng, phức tạp ở địa phương, cơ sở. Tổ chức xây dựng báo cáo tình hình tư tưởng, nguyện vọng nhân dân phản ánh đến các cơ quan Đảng, chính quyền cùng cấp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên.

2.3.2.4. Trong công tác bồi dưỡng, giáo dục kinh nghiệm thực tiễn và cập nhật tri thức lý luận mới

Có thể nói, những kinh nghiệm thành công hay thất bại trong quá trình thực hiện công tác mặt trận ở các địa phương đều rất quý báu và cần phải được đưa ra trao đổi để cùng nhau học tập tại các lớp BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ mặt trận cấp cơ sở. Đồng thời, cũng đòi hỏi phải học tập kinh nghiệm của các đơn vị, các địa phương khác trong công tác... từ đó tổng kết và khái quát thành lý luận.

Thực tiễn công tác mặt trận rất sinh động và luôn xuất hiện những vấn đề mới đòi hỏi cần phải được tổng kết, khái quát, cập nhật, bổ sung thường xuyên cho lý luận. Do vậy, trong công tác BD LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở cần bổ sung, cập nhật tri thức lý luận mới để bảo đảm cho lý luận luôn có sức sống, có hơi thở của cuộc sống, có đủ khả năng để dẫn dắt các phong trào của mặt trận trên những chặng đường tiếp theo. Tri thức lý luận mới cập nhật bao gồm những vấn đề nhận thức mới về lý luận và những nội dung tổng kết từ phong trào thực tiễn.

2.3.2.5. Trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác mặt trận

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay trong công cuộc đổi mới và hội nhập, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng có vai trò quan trọng trong việc vận động, tập hợp, đoàn kết rộng rãi đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Một trong những nội dung quan trọng của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ MTTQ Việt Nam cấp cơ sở là góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ về công tác Mặt trận cho cán bộ Mặt trận các cấp, trọng tâm về đường lối chủ trương của Đảng về Đại đoàn kết dân tộc, về MTTQ Việt Nam, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về công tác vận động quần chúng nói chung, về công tác Mặt trận nói riêng từ đó người học sẽ vận dụng và triển khai tại thực tiễn địa phương, cơ sở. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận cấp cơ sở còn nhấn mạnh tới nội dung coi trọng việc đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ mặt trận tổ quốc cấp cơ sở huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)